Nguyên nhân gây ung thư da tế bào hắc tố?
Có nhiều yếu tố nguy cơ gây ung thư da tế bào hắc tố. Chúng bao gồm phơi nhiễm quá lâu với tia cực tím (UV), có làn da trắng, có nhiều nốt ruồi, da dễ bị tàn nhang, tiền sử gia đình mắc ung thư da tế bào hắc tố. Tuy nhiên, vẫn chưa hoàn toàn có kết luận chính xác về việc các yếu tố này có thể gây ung thư. Ví dụ, hầu hết các nốt ruồi không gây ra vấn đề, nhưng một số phát triển thành khối u hắc tố.
Mặc dù một số nghiên cứu đã tìm thấy đột biến gen bên trong các tế bào nốt ruồi có thể khiến chúng trở thành ung thư, nhưng vẫn không thể giải thích được tại sao một số tế bào không bị đột biến. Vì có thể bị đột biến gen hoặc do di truyền, các yếu tố nguy cơ chỉ có thể cung cấp một cái nhìn thoáng qua về các nguyên nhân có thể gây ung thư và những điều mà một người có thể làm để giảm nguy cơ bị u hắc tố.
Ung thư được phát hiện như thế nào?
Phát hiện sớm ung thư da tế bào hắc tố có thể làm tăng cơ hội cho một người phục hồi hoàn toàn, đặc biệt đối với u hắc tố ở giai đoạn 1.
Ví dụ: kiểm tra thường xuyên các điểm mới hoặc nghi ngờ trên một vùng da, hoặc bất kỳ đốm nào đang biến đổi, ngứa hoặc chảy máu. Hướng dẫn ABCDE của Học viện Da liễu Hoa Kỳ là một hướng dẫn hữu ích khác để phát hiện các dấu hiệu của u hắc tố:
- Không cân đối: Là một nửa của nốt ruồi không giống với nửa còn lại
- Đường viền: Nốt ruồi có đường viền không đều, sần sùi hoặc ranh giới không xác định rõ
- Màu sắc: Có nhiều hơn một màu trong một nốt ruồi, chẳng hạn như các gam màu sạm và nâu, đen, trắng, đỏ hoặc xanh
- Đường kính: Nốt ruồi có lớn hơn 6 mm (kích thước của một cục tẩy bút chì) không? Các u hắc tố thường lớn hơn 6 mm khi được chẩn đoán, nhưng chúng có thể nhỏ hơn.
- Tiến triển: Nốt ruồi hoặc một chấm khác trên da trông khác với các cái còn lại không? Nốt ruồi hoặc một chấm khác có thay đổi về kích thước, hình dạng hoặc màu sắc không?
Vai trò của xạ trị trong điều trị ung thư da tế bào hắc tố là gì?
Đối với khối u hắc tố ở giai đoạn rất sớm, xạ trị có thể là một lựa chọn nếu không phẫu thuật được vì lý do nào đó. Vào những thời điểm khác, xạ trị có thể được đưa ra sau phẫu thuật để giảm nguy cơ ung thư tái phát, chẳng hạn như sau khi loại bỏ các hạch bạch huyết.
Liệu pháp xạ trị cũng có thể được sử dụng để cải thiện chất lượng cuộc sống và cho phép kiểm soát tốt hơn các triệu chứng sau khi tế bào hắc tố lây lan đến não, xương hoặc các bộ phận khác của cơ thể. Phương pháp điều trị này được gọi là xạ trị giảm nhẹ. Nó nhằm mục đích làm chậm sự phát triển của ung thư và giảm bớt các triệu chứng mà bệnh nhân có thể gặp phải do ung thư di căn. Có thể xạ trị trong nhiều buổi. Thường được thực hiện năm ngày một tuần, trong khoảng thời gian từ một đến sáu tuần.
Các tác dụng phụ là gì?
Các tác dụng phụ của xạ trị thường là ngắn hạn, và bệnh nhân sẽ cảm thấy tốt hơn khi họ có tiến triển trong điều trị. Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm thay đổi màu da, rụng tóc và mệt mỏi. Cũng có một số tác dụng phụ ở một vài vùng cụ thể, ví dụ, đau đầu khi xạ não hoặc buồn nôn khi xạ vùng bụng.
Điều gì xảy ra sau khi xạ trị?
Hoàn thành điều trị thường mang lại cảm xúc lẫn lộn khi có thể hồi phục, cần điều trị thêm hoặc cân nhắc các lựa chọn khác. Cũng rất khó để không lo lắng về việc ung thư tái phát.
Trong một số trường hợp, u sắc tố có thể không bao giờ khỏi hoàn toàn. Như vậy, có thể dùng liệu pháp miễn dịch, liệu pháp đích, hóa trị hoặc các phương pháp điều trị khác để kiểm soát sự phát triển ung thư trong thời gian dài hơn. Có thể học cách sống với u hắc tố rằng nó sẽ không biến mất bằng cách sống tích cực, tìm kiếm sự hỗ trợ từ các thành viên gia đình và bạn bè, nhờ sự giúp đỡ từ một tư vấn viên chuyên nghiệp hoặc tham gia nhóm hỗ trợ ung thư.
Tái khám theo lịch hẹn sau khi điều trị là rất quan trọng để theo dõi chặt chẽ. Trong các buổi hẹn này, bác sĩ có thể sẽ cần làm một số xét nghiệm, chụp chiếu và khám lâm sàng để kiểm tra tình trạng sức khỏe của bạn, xem xét các dấu hiệu bất thường mới trên da hoặc để kiểm soát các tác dụng phụ của việc điều trị. Đây là một cơ hội tốt để bạn hỏi, trao đổi những lo lắng của bạn hoặc nói về những thay đổi mà bạn nhận thấy.
Box thông tin: Bác sĩ Richard Quek - Chuyên gia Ung thư nội khoa thuộc Trung tâm Ung thư Parkway, Bệnh viện Mount Elizabeth Novena Singapore với chuyên khoa sâu ở các bệnh: u sarcom, u hắc tố và u lympho, khối u mô đệm đường tiêu hóa (GIST) Để biết thêm chi tiết và nhận thông tin tư vấn từ bác sĩ Richard Quek, vui lòng liên hệ: Văn phòng đại diện Tập đoàn Y tế IHH Singapore tại Hà Nội Tầng 5, tòa nhà 110 Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Hotline: 0988 155 855 hoặc 084 308 3637 Email: hanoi@canhope.org / info@parkway.com.vn |
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm