Mới đây, Giám đốc trường Đại học Quốc gia Hà Nội đã ký Quyết định số 3626/QĐ-ĐHQGHN ban hành Quy chế Đào tạo đại học của nhà trường. Quy chế này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, tức ngày 21/11/2022 và áp dụng cho các khóa tuyển sinh từ năm 2022 trở đi. Những quy định trước đây trái với Quy chế này đều bãi bỏ. Trường hợp đặc biệt, đơn vị báo cáo Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội xem xét quyết định.
Theo đó, quy chế này áp dụng đối với các đơn vị và cá nhân tham gia vào quá trình đào tạo bậc đại học tại Đại học Quốc gia Hà Nội bao gồm: chương trình đào tạo và thời gian học tập; tổ chức và quản lý đào tạo; nghiên cứu khoa học của sinh viên; quyền lợi và nghĩa vụ của giảng viên, cố vấn học tập, sinh viên; kiểm tra, thi và đánh giá kết quả học tập; công nhận tốt nghiệp.
Quy chế gồm 9 chương, 51 điều quy định về đào tạo bậc đại học tại Đại học Quốc gia Hà Nội đó là: chương trình đào tạo; tổ chức và quản lý đào tạo; nghiên cứu khoa học của sinh viên; quyền lợi và nghĩa vụ của giảng viên, cố vấn học tập, sinh viên; kiểm tra, thi và đánh giá kết quả học tập; công nhận tốt nghiệp.
Một số điểm đáng chú ý tại quy chế đào tạo mới của Đại học Quốc gia Hà Nội như thời gian ban hành chỉ tiêu tuyển sinh. Cụ thể, hàng năm, căn cứ vào các điều kiện đảm bảo chất lượng, nhu cầu xã hội và tình hình sinh viên có việc làm đúng chuyên môn sau tốt nghiệp, đơn vị đào tạo xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh cho từng ngành học, từng hình thức đào tạo với chương trình đào tạo tương ứng của năm học tiếp theo, trước ngày 31 tháng 12 báo cáo và đề nghị Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội phê duyệt;
Trên cơ sở đó, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội quyết định phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh cho các đơn vị đào tạo trước ngày 01 tháng 3 hàng năm và báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sau khi có quyết định phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh của Đại học Quốc gia Hà Nội, các đơn vị đào tạo mới được tổ chức tuyển sinh, tổ chức đào tạo.
Về tổ chức tuyển sinh, hàng năm, căn cứ quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội ban hành văn bản hướng dẫn về công tác tuyển sinh áp dụng tại Đại học Quốc gia Hà Nội. Sau mỗi học kỳ, căn cứ vào số tín chỉ tích lũy, sinh viên được xếp năm đào tạo như sau:
Đối với chuẩn đầu ra về trình độ ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội áp dụng theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, với chuẩn đầu ra trình độ tương đương bậc 3, hoặc bậc 4 tùy vào chương trình đào tạo.
Quy chế mới cũng nêu rõ, Đại học Quốc gia Hà Nội có nhiệm vụ chỉ đạo và điều hành thống nhất công tác tổ chức và quản lý đào tạo theo cơ chế mở, liên thông, liên kết và hợp tác giữa các đơn vị đào tạo; Điều phối sử dụng các nguồn lực chung (nhân lực, cơ sở vật chất - kỹ thuật) phục vụ đào tạo; Đồng thời, chịu trách nhiệm quản lý toàn diện công tác tổ chức và quản lý đào tạo của các trưởng/khoa trực thuộc.
Các đơn vị đào tạo có nhiệm vụ tổ chức và quản lý đào tạo các ngành học, học phần đã được Đại học Quốc gia Hà Nội giao nhiệm vụ; công nhận kết quả học tập của sinh viên giữa các đơn vị đào tạo; kết quả học tập của sinh viên được tích lũy ở các trường đối tác thông qua trao đổi sinh viên; xây dựng học liệu dùng chung.
Ngoài ra, xây dựng những ngành học mới, chương trình đào tạo mới, chú trọng các chương trình đào tạo có tính liên ngành, báo cáo Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội xem xét thẩm định, ban hành và giao nhiệm vụ tổ chức đào tạo.
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm