Lý do trường hàng đầu Trung Quốc 'quay lưng' với bảng xếp hạng quốc tế

Lý do trường hàng đầu Trung Quốc 'quay lưng' với bảng xếp hạng quốc tế
Ngày 15/4, ĐH Nam Kinh (Trung Quốc) thể hiện rõ quan điểm loại tiêu chí xếp hạng thế giới khỏi mục tiêu xây dựng, phát triển trong những năm tới.

ĐH Nam Kinh là đại học trọng điểm của Trung Quốc, thành lập vào năm 1902. Đây là một trong những trường có lịch sử lâu đời nhất nước này, từng nằm trong nhóm đại học hàng đầu châu Á về chất lượng đào tạo.

Việc không còn “mặn mà” với tiêu chí xếp hạng quốc tế là chuyển biến lớn trong chiến lược phát triển của ngôi trường danh giá suốt hơn một thế kỷ qua.

Dù có thứ hạng cao trên các bảng xếp hạng quốc tế, ĐH Nam Kinh quyết định loại tiêu chí này khỏi mục tiêu xây dựng, phát triển trong những năm tới. Ảnh: Sohu.
Dù có thứ hạng cao trên các bảng xếp hạng quốc tế, ĐH Nam Kinh quyết định loại tiêu chí này khỏi mục tiêu xây dựng, phát triển trong những năm tới. Ảnh: Sohu.

Các bảng xếp hạng quốc tế không đủ khách quan

Thực tế, ĐH Nam Kinh là trường tiên phong trong phong trào xếp hạng đại học thế giới ở Trung Quốc. Vào những năm 90 thế kỷ trước, đây là trường đầu tiên trên cả nước sử dụng chỉ số quốc tế như số lượng bài báo khoa học đăng lên SCI làm tiêu chí đánh giá chất lượng dạy học của các tập thể, cá nhân.

Tuy nhiên, đến nay, ĐH Nam Kinh từ vai trò dẫn đầu trào lưu áp dụng các chỉ tiêu quốc tế đã trở thành một trong những cơ sở giáo dục đại học đầu tiên lựa chọn xu hướng “phản xếp hạng quốc tế”.

Trước đó, năm 2020, ĐH Nhân dân Trung Quốc tổ chức hội đàm giữa các chuyên gia về ưu nhược điểm của việc theo đuổi các chỉ tiêu quốc tế, đồng thời chỉ rõ sẽ không tiếp tục cung cấp số liệu cho các công ty nước ngoài kể từ năm 2022. Năm 2021, ĐH Lan Châu cũng chủ động rút lui khỏi bảng xếp hạng quốc tế Times Higher Education.

Tính đến nay, thế giới có hơn 10 bảng xếp hạng quốc tế liên quan đến giáo dục đại học. Trong đó, nổi tiếng nhất phải kể đến bảng xếp hạng Times Higher Education, QS (Quacquarelli Symonds), bảng xếp hạng US News, Shanghai Ranking của ĐH Giao thông Thượng Hải.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục của Trung Quốc nhận định những bảng xếp hạng có sức ảnh hưởng lại tính chủ quan lớn, tiêu chí đánh giá không đủ khoa học, tồn tại nhiều khả năng bị tổ chức, cá nhân khác thao túng.

Họ ví dụ ở bảng xếp hạng QS, đánh giá của các đồng nghiệp trong ngành chiếm đến 40% tổng số điểm. Đối với US News, danh tiếng đóng vai trò quan trọng, quyết định xếp hạng của trường.

Thêm vào đó, tất cả bảng xếp hạng kể trên đều yêu cầu các trường tự số liệu. Điều này dẫn đến nguy cơ cao kết quả xếp hạng không thực sự khách quan. Để có được vị trí trong bảng xếp hạng, nhiều trường mạo hiểm làm số liệu giả, dùng tiền mua “chỗ đứng” để nâng cao danh tiếng.

ĐH Nhân dân Trung Quốc cũng rời khỏi cuộc đua xếp hạng quốc tế. Ảnh: Newsweek
ĐH Nhân dân Trung Quốc cũng rời khỏi cuộc đua xếp hạng quốc tế. Ảnh: Newsweek

Chạy theo thứ hạng dẫn đến hệ lụy khôn lường

Nhiều chuyên gia nhận định việc quá coi trọng thứ hạng quốc tế có thể tạo nên ảnh hưởng xấu đối với nền giáo dục. Nhiều trường muốn nhanh chóng chuyển đổi thứ hạng trên các bảng xếp hạng quốc tế nên bị cuốn vào cuộc đua thành tích, áp dụng chính sách chiêu mộ nhân tài khoa học trên toàn thế giới với mức lương khủng.

“Tôi cho rằng đây chỉ có thể coi là thành công một nửa. Xã hội đang đối mặt với bước chuyển lớn. Chúng ta không chỉ cần có sự vượt trội về thành tích nghiên cứu khoa học mà còn cần tạo ra cống hiến trên lĩnh vực giáo dục phục vụ cho sự chuyển đổi trong tương lai", một chuyên gia cho biết.

Zhou Chuan - Viện trưởng Nghiên cứu Khoa học, ĐH Tô Châu - nêu quan điểm điều quan trọng nhất là phải căn cứ vào mục đích, sứ mệnh, trách nhiệm của các trường đại học.

Lấy việc đánh giá chất lượng dạy học làm ví dụ, thái độ giảng dạy, mức độ đầu tư cho giảng dạy là yếu tố rất khó dùng tiêu chí cụ thể để thẩm định. Chúng cần sự đảm bảo từ chính lương tâm mỗi nhà giáo. Một khi áp dụng biện pháp chỉ tiêu hóa, việc đánh giá nội bộ sẽ có nguy cơ bị trói buộc phải chạy theo thứ hạng.

Ông Xi You Min, Hiệu trưởng ĐH Giao thông Tây An, nhận định càng là đại học hàng đầu, họ càng không quan tâm đến thứ hạng. Ngược lại, những trường ở vị trí thấp hơn rất coi trọng vấn đề này. Đó là cách thức để họ có được tài nguyên, danh tiếng.

Năm 2022, ĐH Nam Kinh đứng vị trí thứ 135 trong bảng xếp hạng US News, thứ 131 theo QS, thứ 111 theo Times Higher Education và đứng vị trí 101 trong bảng xếp hạng Shanghai Ranking.

Trong 4 bảng xếp hạng có sức ảnh hưởng nhất thế giới hiện nay, ĐH Nam Kinh đều có chỗ đứng khá cao. Do đó, việc thể hiện thái độ “quay lưng” với các bảng xếp hạng quốc tế là một quyết định đầy táo bạo đối với ngôi trường này.

Link gốc: https://zingnews.vn/ly-do-truong-hang-dau-trung-quoc-quay-lung-voi-bang-xep-hang-quoc-te-post1313357.html

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Cùng chuyên mục
Tê mỏi chân tay là bệnh gì, có nguy hiểm không và điều trị ra sao?

Tê mỏi chân tay là bệnh gì, có nguy hiểm không và điều trị ra sao?

26-04-2024 15:31

Tê mỏi chân tay bất thường, khi không bị tỳ đè hay lao động nặng, đôi khi là dấu hiệu của các bệnh lý thần kinh và xương khớp. Tìm hiểu tê mỏi chân tay là bệnh gì để điều trị đúng cách.

Nổi bật trang chủ
Doanh nghiệp không nên găm giữ, đầu tư ngoại tệ
26 Tháng 04, 2024

Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đang rất tích cực trong hoạt động điều hành tỷ giá trung tâm để chống đầu cơ tích trữ ngoại tệ. Biện pháp cuối cùng là bán ngoại tệ để cân đối nguồn cung và giá ngoại tệ. Vì thế, các doanh nghiệp các ngành nghề không nên găm giữ, đầu tư ngoại tệ, từ đó tạo áp lực lên tỷ giá.

Đọc thêm
Yêu cầu công khai giá, không 'chặt chém' du khách dịp lễ 30/4-1/5

Yêu cầu công khai giá, không 'chặt chém' du khách dịp lễ 30/4-1/5

25 Tháng 04, 2024

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam đề nghị các đơn vị kinh doanh tuân thủ nghiêm quy định về đăng ký, niêm yết công...

Diễn viên Huỳnh Anh và bạn gái hơn 6 tuổi chính thức đăng ký kết hôn

Diễn viên Huỳnh Anh và bạn gái hơn 6 tuổi chính thức đăng ký kết hôn

26 Tháng 04, 2024

Sau hơn 4 năm yêu, Huỳnh Anh và bạn gái MC Bạch Lan Phương đã chính thức đăng ký kết hôn, là vợ chồng hợp...

Sẽ tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng vào ngày 25/4

Sẽ tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng vào ngày 25/4

25 Tháng 04, 2024

Ngân hàng Nhà nước có thông báo tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng gửi các tổ chức tín dụng doanh nghiệp tham gia...

Con gái Lý Tiểu Long lên tiếng phủ nhận tin đồn cha mình là kẻ kiêu ngạo, xấu xa

Con gái Lý Tiểu Long lên tiếng phủ nhận tin đồn cha mình là kẻ kiêu ngạo, xấu xa

24 Tháng 04, 2024

Shannon Lee con gái của Lý Tiểu Long đã lên tiếng trước những tin đồn tiêu cực quanh cái chết của cha khiến nhiều...

Chìm tàu trên biển Lý Sơn: 3 người chết, 2 người mất tích

Chìm tàu trên biển Lý Sơn: 3 người chết, 2 người mất tích

24 Tháng 04, 2024

Trên khu vực biển Lý Sơn xảy ra một vụ tai nạn chìm tàu kéo theo sà lan chở đá khiến 3 người chết, 2...

0.58745 sec| 2276.633 kb