Giữa bối cảnh các hình thức học tập hybrid nở rộ, công nghệ giáo dục (EdTech) là một trong những ngành liên tục có nhiều thay đổi đột phá những năm gần đây.
Cá nhân hóa trải nghiệm học & Học tập thích ứng
Đại dịch Covid-19 đã đẩy nhanh xu hướng "cá nhân hóa trải nghiệm học" và “học tập thích ứng”. Theo báo cáo "Edsurge" của Pearson (2016), các công cụ giúp học tập thích ứng là những công nghệ giáo dục có thể thích ứng theo những tương tác của người học bằng việc điều chỉnh trải nghiệm học để phù hợp với nhu cầu của từng cá nhân.
Những công cụ đó thu thập các thông tin cụ thể của từng người học bằng việc theo sát cách họ trả lời câu hỏi và các hành vi của họ trên hệ thống để cung cấp những phản hồi kịp thời phù hợp.
Tuy nhiên, các nghiên cứu của The Economist Group (2021) và Edsurge (2016) đều chỉ ra một thực tế là khi nhắc đến hai cách tiếp cận này, chúng ta mới chỉ tập trung nhiều vào khía cạnh công nghệ, trong khi để thực sự tạo được giá trị cho người học, cần vai trò rất lớn của những người làm giáo dục tham gia vào quá trình thiết kế trải nghiệm học.
Trong những năm gần đây nổi lên vai trò quan trọng của người thiết kế trải nghiệm học (learning designer).
Họ là người nắm được tính chất và thế mạnh của từng môi trường học, thấu hiểu khoa học về việc học trên nền tảng số. Họ đồng thời là người tạo cầu nối giúp những làm công nghệ và những người làm giáo dục có được tiếng nói chung với nhau, từ đó mà thiết kế được những trải nghiệm học thú vị, hiệu quả nhất.
Thực tế ảo (VR) và thực tế ảo tăng cường (AR)
Nhờ sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo, ngành giáo dục đã có những thay đổi mới như tự động hóa các tài nguyên học tập, bao gồm học trực tuyến, đánh giá giáo dục, kiểm tra bài tập về nhà. Học sinh và giáo viên đều hưởng lợi từ những cải tiến mới của công nghệ. Thực tế ảo và thực tế ảo tăng cường hỗ trợ giáo viên thu hút sự chú ý của học sinh, giúp bài giảng hấp dẫn và hiệu quả hơn. Nội dung bài học cũng được đơn giản hóa, học sinh có thể nắm bắt nhanh chóng. Ảnh: Future Visual.
Phòng học ảo
Dạy học trực tuyến cho phép học sinh, sinh viên trên thế giới chọn học ở những nơi mong muốn. Các phòng học ảo tạo ra môi trường học tập giống một lớp học thật, giúp giáo viên kiểm soát và quản lý hoạt động học tập ngay tại nhà. Nhờ trí tuệ nhân tạo, quá trình học trực tuyến trở nên minh bạch, thuận tiện cho giáo viên và học sinh.
Học tập cá nhân (Personalized learning) và học tập thích ứng (Adaptive learning)
Học tập cá nhân là chìa khóa của giáo dục thế kỷ 21. Nền tảng học trực tuyến cung cấp môi trường học tập linh hoạt bằng cách cho phép học sinh bắt kịp tốc độ học, đồng thời giúp các nhà giáo dục tận dung công cụ kỹ thuật số để biến bài giảng trở nên sinh động hơn. Trong khi đó, học tập thích ứng cung cấp các tài liệu nghiên cứu dựa trên trình độ của học sinh. Với sự trợ giúp của các bài kiểm tra thích ứng, giáo viên có thể tìm ra lỗ hổng kiến thức của trẻ để khắc phục. Học tập thích ứng đảm bảo học sinh được học và đạt được kết quả tốt nhất.
Người máy
Hiện nay, người máy được các nước phát triển đưa vào hệ thống giáo dục từ tiểu học đến THPT. Robot được phát triển và mã hóa, giúp học sinh nâng cao kiến thức về STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học). Ngoài ra, người máy giúp trẻ phát triển các kỹ năng mới như tư duy phản biện, sáng tạo và đưa ra quyết định.
Nền tảng công nghệ giáo dục dựa trên điện toán đám mây
Nhờ sự tiến bộ công nghệ, việc tích hợp công nghệ điện toán đám mây với giáo dục dần trở nên phổ biến. Các bài giảng và công tác quản lý đều được vận hành một cách dễ dàng. Nền tảng công nghệ giáo dục dựa trên điện toán đám mây cung cấp một loạt dịch vụ học thuật trực tuyến như dạy học, đánh giá, kiểm tra bài tập về nhà. Các cơ sở giáo dục có thể quản lý học phí, liên hệ với phụ huynh, tạo phiếu điểm, quản lý nhân viên và tuyển sinh thông qua công nghệ mới này.
Lớp học kỹ thuật số
Kể từ khi sinh viên tiếp xúc nhiều hơn với Internet và thiết bị kỹ thuật số khác, các lớp học kỹ thuật số (masterclass) dần trở nên phổ biến. Dạng lớp học này cho phép sinh viên có cơ hội học tập với các chuyên gia hàng đầu ở nhiều lĩnh vực. Qua đó, sinh viên có thêm hứng thú và đam mê với việc học.
Học tập kết hợp
Đây là phương pháp giúp việc dạy và học không bị gián đoạn. Bằng cách phối hợp những tài nguyên giáo dục trực tuyến và phương pháp học tập truyền thống, giáo viên có thể truyền đạt kiến thức một cách hiệu quả. Ví dụ, mô hình lớp học cho phép học sinh linh động việc tự học và tự khám phá. Ngoài ra, nhờ tận dụng tài nguyên, giáo viên có thể thúc đẩy việc hợp tác giữa học sinh, từ đó tạo ra môi trường học tập năng động hơn
Hệ thống lập trình
Học tập dựa trên môi trường lập trình với những khối lệnh có sẵn giúp học sinh dễ dàng tạo các dự án đa phương tiện khác nhau. Công nghệ này cho phép học sinh làm phim hoạt hình và tạo các sản phẩm khoa học, nghệ thuật, qua đó nâng cao tính sáng tạo của trẻ.
Ứng dụng trò chơi trong trải nghiệm học
Gamification (game hóa) vẫn là một trong những xu hướng được quan tâm ngày nay. Gamification được nhiều người xem là phương pháp hiệu quả để trải nghiệm học trên nền tảng số thêm thú vị, hấp dẫn.
Tuy nhiên không phải ai cũng thực sự hiểu bản chất của phương pháp này. Theo một nghiên cứu năm 2015 của nhóm tác giả Jan L. Plass (ĐH New York), Bruce D. Homer (trường CUNY) và Charles K. Kinzer (ĐH Columbia), một trong những đặc điểm quan trọng của gamification là việc sử dụng các yếu tố trong game để tạo động lực cho người học làm những việc mà bình thường họ sẽ không muốn làm.
Thông thường, gamification hay tập trung vào các yếu tố gắn với phần thưởng như điểm số, thứ hạng, huy hiệu… Những yếu tố này thật ra lại không tạo được sự hào hứng lâu dài. Vì vậy, nếu muốn áp dụng game vào trải nghiệm học, nên cân nhắc giữa 2 hình thức gamification (chọn một vài yếu tố trong game đưa vào trải nghiệm học) hay game-based learning (chuyển toàn bộ trải nghiệm học thành game)
Khi áp dụng gamification vào trải nghiệm học cần lưu ý việc này có thể tạo được sự hào hứng khi bắt đầu nhưng để duy trì động lực học lâu dài thì tài liệu học và trải nghiệm học vẫn cần phải đảm bảo sự thú vị, hấp dẫn. Nếu tài liệu học và trải nghiệm học nhàm chán, thì gamification hấp dẫn đến đâu cũng khó giúp người học hứng thú với nội dung cần học.
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm