Nhiệt miệng ở trẻ em gây ra nhiều triệu chứng khó chịu
MỤC LỤC:
Biểu hiện nhiệt miệng ở trẻ em
Nguyên nhân nhiệt miệng ở trẻ em
Nhiệt miệng ở trẻ em phải làm sao?
Biểu hiện nhiệt miệng ở trẻ em
Nhiệt miệng ở trẻ em là tình trạng viêm loét niêm mạc miệng gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Các biểu hiện phổ biến khi trẻ bị nhiệt miệng bao gồm cảm giác đau rát trong khoang miệng, khô miệng, hơi thở có mùi, lưỡi đỏ...
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng có thể thấy xuất hiện một vài đốm trắng hình tròn hoặc bầu dục, kích thước ban đầu khoảng 1 – 2mm, sau lớn dần lên tới khoảng 8 – 10mm. Vài ngày sau, các đốm này vỡ bọc nước, gây viêm loét miệng.
Những vết loét này có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trong miệng như lưỡi, nướu và làm trẻ đau đớn khi ăn uống. Điều này thường khiến trẻ gặp khó khăn trong ăn uống dẫn đến tình trạng chán ăn, chảy nước dãi, khó chịu dai dẳng và quấy khóc. Các triệu chứng khác có thể bao gồm sốt, sưng hạch bạch huyết ở vùng cổ và thậm chí chảy máu nướu nếu tình trạng nặng hơn.
Dấu hiệu nhiệt miệng ở trẻ em
Nguyên nhân nhiệt miệng ở trẻ em
Bé bị nhiệt miệng lưỡi thường xuyên, tái đi tái lại chủ yếu do các nguyên nhân sau:
- Trẻ bị vật cứng (bàn chải đánh răng, vật nhọn như đũa, dĩa,…) hoặc vô tình cắn vào bên trong môi, má, làm rách niêm mạc miệng.
- Trẻ bị suy giảm hệ miễn dịch do căng thẳng, bệnh tật, ăn uống thiếu chất,… nên sức khỏe suy yếu, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây nhiệt miệng.
- Trẻ ăn quá nhiều chất béo, đồ cay, nóng,… gây nóng trong người và dẫn tới nhiệt miệng.
- Trẻ bị sâu răng hoặc viêm chân răng, viêm tủy răng, viêm chóp răng,…
- Trẻ bị suy giảm chức năng gan, gan suy yếu hoặc bị tổn thương, dẫn đến không lọc được hết độc tố có hại như asen hay chì. Các độc tố này sẽ tích tụ lâu ngày ở niêm mạc miệng gây nhiệt miệng.
- Trẻ bị thiếu hụt sắt, vitamin C, kẽm và vitamin B12,…
- Nguyên nhân khác: Bệnh viêm đại tràng, bệnh Celiac, dị ứng với các thành phần trong thuốc và thực phẩm.
Nhiệt miệng ở trẻ em phải làm sao?
Vậy, khi trẻ bị nhiệt miệng phải làm sao? Có nhiều phương pháp đơn giản mà cha mẹ có thể áp dụng tại nhà để giúp bé giảm khó chịu và không ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Dưới đây là một số phương pháp chữa trị nhiệt miệng với những trường hợp trẻ bị nhiệt miệng ở mức độ nhẹ, cha mẹ có thể tham khảo:
Mật ong
Mật ong có khả năng kháng khuẩn và kháng nấm, ức chế và tiêu diệt chúng, giúp giảm tình trạng nhiệt miệng. Nếu trẻ bị nhiệt miệng, cha mẹ có thể bôi mật ong trực tiếp vào vết loét bằng tăm bông sạch. Nên kiên trì bôi cho trẻ mỗi ngày từ 1 – 2 lần sẽ giúp mau lành vết loét.
Lưu ý: Không dùng mật ong với trẻ dưới 1 tuổi.
Mật ong có khả năng kháng khuẩn và kháng nấm
Uống nước sắn dây
Nước sắn dây được biết đến với khả năng thanh mát và giải nhiệt hiệu quả, đặc biệt hữu ích khi trẻ bị nhiệt miệng. Cha mẹ có thể pha bột sắn dây với nước và cho trẻ uống từ 1-2 ly mỗi ngày trong vòng 2-3 ngày. Điều này có thể làm dịu cảm giác rát và đau do nhiệt miệng gây ra, giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn và nhanh chóng hồi phục.
Súc miệng bằng nước muối
Việc cho trẻ súc miệng hàng ngày với nước muối sinh lý 0,9% sẽ giúp kháng khuẩn hiệu quả, giảm đau và phục hồi nhanh chóng các vết loét trong miệng.
Súc miệng bằng nước muối giúp giảm nhiệt miệng
Bổ sung đủ nước
Khuyến khích trẻ bổ sung đủ nước để tránh tình trạng mất nước, giúp cơ thể duy trì sự cân bằng và hỗ trợ quá trình lành vết thương.
Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C
Thường xuyên bổ sung các loại trái cây chứa nhiều vitamin C như cam, bưởi, chanh sẽ giúp cải thiện tình trạng nhiệt miệng. Các loại trái cây này không chỉ giúp cơ thể trẻ hấp thụ đủ vitamin, mà còn tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ quá trình phục hồi khi trẻ bị nhiệt miệng.
Bổ sung vitamin C giúp giảm nhiệt miệng
Ăn thức ăn mềm
Thức ăn lỏng hoặc được xay nhuyễn như cháo, súp là lựa chọn an toàn cho bé bị nhiệt miệng, giúp bé dễ dàng nuốt mà không cần nhai quá nhiều. Cha mẹ cũng cần tránh cho trẻ ăn các
món ăn cay, nóng hay cứng vì chúng có thể gây tổn thương thêm cho nướu và mô mềm.
Xịt răng miệng từ thảo dược
Để có
tác dụng tại chỗ, làm giảm sưng tấy, đau rát miệng do viêm loét miệng, giải pháp đơn giản, hiệu quả mà nhiều người tin tưởng là sử dụng dung dịch xịt răng miệng thành phần thảo dược như kim ngân hoa, lá trầu không, hoa đu đủ đực, lá đào… Đây đều là những thảo dược có tác dụng tốt với răng miệng.
Chỉ cần xịt trực tiếp vào vị trí tổn thương, dung dịch thảo dược sẽ có tác động tại chỗ, giúp làm giảm sưng tấy, đau rát miệng. Xịt răng miệng từ thảo dược còn giúp hỗ trợ ngăn ngừa và làm giảm viêm lợi do sâu răng, viêm chân răng, viêm nướu, tụt lợi, chảy máu chân răng…
Xịt răng miệng từ thảo dược hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể sử dụng để giảm nhiệt miệng ở trẻ em.
XỊT RĂNG MIỆNG NHẤT NHẤT
Giúp giảm nhanh:
- Viêm nướu, tụt lợi, chảy máu chân răng
- Đau rát, viêm loét miệng
Thành phần:
Kim ngân hoa; Lá trầu không; Hoa đu đủ đực; Lá đào; Natri benzoat, Tinh dầu bạc hà, Nước tinh khiết vừa đủ 20ml.
Công dụng:
- Hỗ trợ làm giảm đau nhức răng, hỗ trợ ngăn ngừa và làm giảm viêm lợi do sâu răng, viêm chân răng, viêm nướu, tụt lợi, chảy máu chân răng.
- Hỗ trợ làm giảm sưng tấy, đau rát miệng do viêm loét miệng.
Cách dùng:
Lắc kĩ trước khi dùng.
Súc miệng bằng nước ấm trước khi xịt.
Xịt vào tổn thương ngày ít nhất 8 lần, cách nhau 2-3 giờ, mỗi lần xịt 1-2 nhịp. Giữ lại vài giây và sau đó nuốt. Không ăn uống trong vòng 20 phút sau khi xịt.
Bệnh nặng có thể xịt nhiều lần hơn.
Chú ý: Thận trọng cho phụ nữ có thai, cho con bú và trẻ em dưới 2 tuổi.
Quy cách đóng gói:
Hộp 1 chai x 20ml.
Bảo quản:
Nơi khô, dưới 30°C, tránh ánh sáng mặt trời.
Tiêu chuẩn: Tiêu chuẩn cơ sở
Hạn dùng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất
Sản xuất tại: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT
Địa chỉ: Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
Điện thoại: 1800.6689 Fax: (0272).3817337
|
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm