Theo đó, nhiều tập đoàn bất động sản lớn của các đại gia hiện nay đều có mối liên hệ đặc biệt gắn bó với các ngân hàng. Những ông trùm bất động sản như Vũ Văn Tiền (Geleximco), Dương Công Minh (Tập đoàn Him Lam), Nguyễn Thị Nga (Tập đoàn BRG), Đỗ Quang Hiển (Tập đoàn T&T)… đều dính líu đến hoạt động của các tổ chức tín dụng mà họ đóng vai trò quyết định trong đó.
Cụ thể, ông chủ Dương Công Minh hiện là Chủ tịch HĐQT ngân hàng Sacombank, với Bầu Hiển, mặc dù nắm giữ chức Chủ tịch HĐQT T&T Goup, nhưng ông bầu này mới “biệt phái” cậu con trai cả Đỗ Quang Vinh sang ngân hàng SHB giữ chức Phó chủ tịch thường trực.
Tại ngân hàng ABBank, em rể của doanh nhân Vũ Văn Tiền là ông Đào Mạnh Kháng đang giữ chức Chủ tịch HĐQT ABBank.
"Cặp đôi" HDBank – Sovico Group
Tháng 5/2021, bà Trần Thị Thu Hằng, Tổng giám đóc Sunshine Group, một doanh nghiệp bất động sản mới nổi với nhiều dự án lớn tại Hà Nội và TP.HCM, đã trở thành chủ tịch của KienlongBank.
Do vướng quy định của Ngân hàng Nhà nước (chỉ được chọn chủ tịch tập đoàn hoặc ngân hàng), nên con gái của bà Nguyễn Thị Nga là Lê Thu Thủy đã thay mẹ giữ chức Tổng giám đốc ngân hàng Seabank.
Ông Nguyễn Đức Thụy (bầu Thụy), chủ tịch Thaiholdings cũng “kiêm” luôn chức phó chủ tịch tại LienVietPostBank.
Cũng trong năm 2021, CEO của SunGroup là bà Bùi Thị Thanh Hương trở thành chủ tịch Ngân hàng Quốc Dân (NCB).
Tương tự, các cặp đôi như Techcombank – Masterise Group, VPBank – MIK Group, HDBank – Sovico Group… cũng có “người đại diện pháp luật” có gốc rễ từ các tập đoàn.
Mối quan hệ sở hữu chéo giữa ngân hàng và đại gia bất động sản đã đưa ra rất nhiều hệ lụy, thậm chí gây ra hậu quả khó lường. Xu hướng ngày càng nhiều doanh nghiệp bất động sản trở thành ông chủ tại các ngân hàng chắc chắn làm gia tăng lo ngại về rủi ro cho vay, khi các doanh nghiệp sau khi thâu tóm có thể điều tiết dòng vốn của ngân hàng để cho vay sân sau các doanh nghiệp của mình.
Thực tế, tại châu Âu, việc Credit Suisee đã lộ ra hàng loạt khoản vay “bắc cầu” và chịu thiệt hại nặng nề trong vụ sụp đổ của công ty dịch vụ tài chính Greensill Capital. Tại Trung Quốc, tập đoàn bất động sản Evergande vỡ nợ đã kéo theo hậu quả to lớn cho các tổ chức tín dụng.
Nhiều chuyên gia cho rằng, hình thức sở hữu chéo này có thể ảnh hưởng nặng nề cho hệ thống ngân hàng, đặc biệt là trong bối cảnh thị trường bất động sản gián đoạn. Theo đó, tới đây cơ quan quản lý nhà nước phải đặc biệt quan tâm tới các ngân hàng đóng vai trò là “cầu nối”, “sân sau” của các tập đoàn bất động sản.
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm