Theo thông báo từ Học viện Ngoại giao, ngành có mức điểm chuẩn cao nhất là Truyền thông quốc tế với 29 điểm. Sau đó đến ngành Kinh doanh quốc tế và Quan hệ quốc tế với mức điểm chuẩn lần lượt là 28,13 và 28. Các ngành còn lại có mức điểm chuẩn dao động trong khoảng 26,25-27,87.
So với năm trước, điểm chuẩn năm nay thấp hơn. Cụ thể, năm 2022, điểm chuẩn ngành Truyền thông quốc tế là 32,18 điểm. Các ngành khác dao động từ 29,72-31,83 điểm.
Học viện Ngoại giao cho biết sở dĩ có sự chênh lệch điểm chuẩn giữa 2 năm là để đáp ứng quy định của Bộ GD&ĐT về việc các cơ sở đào tạo phải đảm bảo điểm trúng tuyển không lớn hơn 30 điểm. Nhà trường khẳng định việc quy đổi điểm xét tuyển không làm thay đổi kết quả và thứ tự xét tuyển của các thí sinh.
Cách tính điểm các ngành Quan hệ quốc tế, Kinh tế quốc tế, Luật quốc tế, Kinh doanh quốc tế, Truyền thông quốc tế, Châu Á - Thái Bình Dương học và Luật thương mại quốc tế cụ thể như sau:
Điểm xét tuyển = [Tổng của điểm trung bình cộng kết quả học tập của 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển, điểm ưu tiên quy đổi của Bộ GD&ĐT nếu có, điểm khuyến khích của học viện] x 0,88 (hệ số áp dụng với tất cả thí sinh).
Đối với ngành Ngôn ngữ Anh, điểm xét tuyển = [(Tổng của điểm trung bình cộng kết quả học tập của môn Tiếng Anh x 2 và kết quả học tập của 2 môn còn lại trong tổ hợp xét tuyển) x 3/4, điểm ưu tiên quy đổi của Bộ GD&ĐT nếu có, điểm khuyến khích của học viện] x 0,88 (hệ số áp dụng với tất cả thí sinh).
Năm học 2023-2024, Học viện Ngoại giao tuyển 2.100 sinh viên, tăng 90 so với năm ngoái. Nhà trường sử dụng 4 phương thức xét tuyển. Trong đó, 25% xét theo điểm thi tốt nghiệp THPT 2023, 70% chỉ tiêu được dành cho xét tuyển sớm dựa trên kết quả học tập THPT. Với phương thức xét tuyển dựa trên kết quả phỏng vấn, xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chỉ tiêu chỉ khoảng 2-3%.
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm