Ghi nhận những ngày đầu tháng 3 cho thấy, hoạt động mua bán, môi giới nhà đất tại Củ Chi đã được mở tối đa “công suất”. Giới đầu cơ, có đất “hội tụ” về là thị trường nhà đất vùng ven thành phố HCM càng thêm sôi động.
Cò đất tên Hiển cho biết, khu vực có biến động giá tăng cao nhất xã Nhuận Đức và Bình Mỹ. “Giá đất tăng từng giờ, chú mua ngay, ngày mai đến là giá khác đấy, giá ở đây giờ còn tăng nhanh hơn vàng!”, cò đất Hiển hối thúc khách hàng. Theo Hiển, thời điểm này đầu tư đất ở Củ Chi là lời nhất TPHCM, lời hơn cả đầu tư ở Thành phố Thủ Đức. So với trước khi có thông tin đề xuất đưa Củ Chi từ huyện lên Thành phố, giá đất tăng 10 - 25%.
Giá đất thổ cư 100m2 đổ lại khoảng 2 tỷ đồng một lô, đất vườn không chuyển thổ được diện tích 500 m2 khoảng 1,5-2 tỷ đồng. Đất vườn có thể chuyển thổ được hoặc đã có một phần đất thổ cư thì dao động 6-10 triệu đồng/m2. Đất nằm trong khu quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp dự trữ... 2-3 triệu đồng/m2", Tiến giới thiệu thêm.
Giá đất Củ Chi tăng chóng mặt những ngày gần đây.
Những dân bản địa cho biết, nếu năm ngoái cầm 1 tỷ có thể mua được lô đất đẹp, thì giờ có trang tay 1,5 tỷ cũng không thể mua được vì giá đã tăng cao. Dẫn khách đến xem lô đất tại xã Tân Phú Trung, cò Hiển giới thiệu lô đất 90m2, năm ngoái ra bán 2 tỷ đồng, giờ lô đất đã cập nhật giá mới là 2,5 tỷ đồng.
Tuy nhiên, mặc dù hét giá đắt đỏ, nhưng thực tế giao dịch tại Củ Chi không nhiều. Giá đất thổ cư ở Củ Chi lúc này trung bình chỉ khoảng 15 triệu đồng/m2, đất nông nghiệp từ 1-3 triệu đồng/m2. Các “cò” đất dùng chiêu trò thổi gia, tự đưa lên để thu hút nhà đầu tư, nhu cầu thực sự chưa có nhiều.
Theo Bí thư huyện ủy Củ Chi Nguyễn Tất Thắng, Một trong những bất cập hiện nay khiến Củ Chi không thể cất cánh là do cơ sở hạ tầng phát triển không đảm bảo, huyện dù có nhiều khu công nghiệp nhưng hạ tầng bên ngoài chật hẹp khiến việc vận chuyển hàng hóa không thuận lợi.
Hiện TP.HCM đang thúc đẩy khép kín đường vành đai 3, cao tốc TP.HCM - Mộc Bài, khởi động đường ven sông Sài Gòn. Củ Chi cũng cần có đường kết nối xuyên suốt từ đông sang tây, hình thành các cảng và trung tâm logistics. Trung tâm này sẽ kết nối các khu công nghiệp của Bình Dương, Tây Ninh, Long An... và tạo dịch vụ hậu cần cho TP. Trung tâm logistics tại Củ Chi là định hướng rất phù hợp với địa bàn này”, ông Thắng cho biết.
Ông Thắng cho rằng, định hướng tới đây Củ Chi sẽ phát triển theo hướng đô thị sinh thái, Củ Chi sẽ không lên quận mà lên TP trực thuộc TP.HCM, sẽ đối trọng với Cần Giờ là hai đô thị sinh thái.
Với định hướng này, nhiều nhà phân tích cho rằng những nhà đầu tư có tiền nhàn rỗi có thể mua đất khu vực Củ Chi với thời hạn 3-5 năm. Thời điểm này nếu “xuống tiền” ôm đất sẽ rất nguy hiểm và tiềm ẩn nhiều nguy cơ chôn vốn thời gian dài.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc xúc tiến đầu tư tại Củ Chi
Theo đại diện Trung tâm Xúc tiến thương mại đầu tư TP.HCM, trong tháng 3/2022, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ chủ trì hội nghị xúc tiến đầu tư vào Hóc Môn, Củ Chi.
Chương trình xúc tiến đầu tư bao gồm hoạt động triển lãm giới thiệu 55 dự án mời gọi đầu tư của hai huyện Hóc Môn, Củ Chi và các sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn 2 huyện.
Trên địa bàn Hóc Môn, Củ Chi có 55 dự án mời gọi đầu tư năm 2022. Các dự án này bao gồm hạ tầng giao thông - kỹ thuật, chỉnh trang đô thị, công nghiệp, nông nghiệp, thương mại - dịch vụ và giáo dục - văn hóa - thể thao với tổng vốn đầu tư 285.524 tỉ đồng. Hội nghị cũng sẽ diễn ra lễ ký kết bản ghi nhớ đầu tư gồm 16 dự án đăng ký với tổng trị giá 54.094 tỉ đồng.
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm