I. Đau dạ dày ăn mướp đắng (khổ qua) được không?
Đối với người bị đau dạ dày, các chuyên gia đã đưa ra kết luận rằng dùng khổ qua không gây ảnh hưởng tới dạ dày, không những vậy có còn mang lại nhiều lợi ích tích cực đối với người bệnh.
Ngoài thực hiện các món ăn hằng ngày, khổ qua còn một trong những loại thực phẩm được sử dụng để điều trị nhiều bệnh.
Theo đông y, mướp đắng có tác dụng trong điều trị đau dạ dày như:
- Mướp đắng có vị đắng, có nhiều dược tính tốt.
- Với tác dụng thanh nhiệt tốt, loại trừ độc tố không tốt, giải độc, bổ gan, khí huyết hoạt động tốt, giảm được cơn đau do viêm dạ dày, hỗ trợ hiêu hóa hoạt động tốt.
- Quả này có thể sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp với các dược liệu khác để tạo thành một bài thuốc có tác dụng điều trị hiệu quả.
Theo tây y, khổ qua lại mang lại lợi ích cho gan, mật và đường ruột, cụ thể như:
- Hàm lượng Vitamin A và C là chất có thể tăng cường sức đề kháng hiệu quả, chống lại được các chất tự do trong cơ thể, ngoài ra ăn khổ qua sẽ giúp người bệnh cải thiện nhanh các vết viêm, loét nhanh.
- Các thành phần trong mướp đắng giúp trung hòa axit dịch vị dạ dày, tạo ra ức chế hoạt động của vi khuẩn gây bệnh Hp. Điển hình là các hoạt chất glycosid, Alcaloid, Saponin, Tanin. Không những vật, thành phần này còn giúp giảm các vết viêm loét ở niêm mạc dạ dày.
- Kem, kali, sắt… giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, tránh tình trạng kém hấp thu gây hại dạ dày. Chất xơ trong khổ qua mang lại lợi ích cho quá trình tiêu hóa, kích thích ăn ngon.
Với các công dụng được đưa ra từ đông y và tây y cho thấy, người bệnh đau dạ dày ăn khổ qua là hoàn toàn có thể. Và để lấy khổ qua để điều trị cơn đau dạ dày, người bệnh cần biết đến các cách chế biến sau.
II. Những cách điều trị đau dạ dày bằng mướp đắng phổ biến
Sau khi biết được người đau dạ dày có thể ăn được mướp đắng mà không ảnh hưởng tới sức khỏe thì người bệnh cần tìm hiểu thêm, nên sử dụng và chế biến khổ qua như nào cho hợp lý.
1. Mẹo ăn mướp đắng sống chữa đau dạ dày
Ăn khổ qua sống là phương pháp thực hiện nhanh nhất, nhiều người nghĩ rằng khổ qua đã đắng rồi ăn sống lại càng đắng và khó ăn hơn. Tuy nhiên, hiện nay có một vài giống khổ qua được sản xuất để làm giảm đi vị đắng của nó,người bệnh chỉ cần rửa sạch và bỏ ruột là có thể ăn.
2. Xào khổ qua với trứng trị đau bao tử
Món khổ qua xào trứng không còn xa lạ, nhưng công dụng của nó đối với bệnh dạ dày không phải ai cũng rõ. Bổ sung món khổ qua xào trứng trong bữa ăn hằng ngày sẽ kích thích quá trình tiêu hóa, ăn ngon miệng và cải thiện được tình trạng viêm dạ dày.
Với món ăn này, người bệnh thực hiện theo các bước sau:
- Rửa sạch mướp đắng, bổ theo chiều dọc, bỏ phần hạt.
- Sau đó thái mướp đắng thành lát mỏng và giảm vị đắng của khổ qua bằng việc ngâm chúng trong nước đá hoặc nước muối loãng.
- Đập quả trứng ra bát và đánh tan, thêm một chút dầu ăn.
- Vớt mướp đắng cho vào chảo xào đến khi chín, đổ phần trứng đã đánh ở bên ngoài vào chảo đảo cùng mướp. Sau đó nêm nếm gia vị cho vừa miệng.
3. Pha trà khổ qua
Trà khổ qua là cách hỗ trợ điều trị tình trạng đau dạ dày hiệu quả, phương pháp này dễ thực hiện và cũng đem lại hiệu quả tốt. Bên cạnh việc giảm các cơn đau dạ dày, việc uống trà hằng ngày cũng giúp vùng bụng ấm hơn, hạn chế tình trạng rối loạn tiêu hóa.
- Lọc bỏ phần hạt của khổ qua sau đó mang đi rửa sạch và để ráo nước.
- Cắt khổ qua thành nhiều lát mỏng sau đó đổ khổ qua đã thái mỏng vào ấm nước nóng, để trong vòng khoảng 15 phút và hãm lấy nước uống.
Bên cạnh việc sử dụng khổ qua tươi làm trà, thì người bệnh có thể sử dụng khổ qua đã được sấy khô để pha trà. Nhưng với trà này nên hạn chế uống vào buổi tối vì có thể dẫn tới tình trạng mất ngủ.
4. Ăn mướp đắng hầm
Khổ qua hầm hay còn gọi là món khổ qua nấu nhồi thịt nấu canh, món ăn có lợi cho tiêu hóa và bệnh dạ dày.
- Dùng cá măng tươi và thịt lợn băm nhuyễn.
- Sau đó thêm các loại gia vị khác vào trộn cùng.
- Tùy vào thói quen mỗi người mà có thể cắt đôi hoặc bỏ phần ruột để nhồi phần thịt đã chế biến vào.
- Cho phần khổ qua đã nhồi thịt vào nồi rồi đổ nước vào hầm. Nếm gia vị cho vừa miệng, thấy chín rồi tắt bếp, tránh để khổ qua bị nát.
5. Khổ qua nấu nấm
Khổ qua nấu nấm với nguyên liệu dễ tìm, cách nấu đơn giản giúp người bệnh dạ dày có thể dễ dàng thực hiện.
- Bỏ phần ruột, thái mỏng rồi ngâm với nước muối và rửa sạch.
- Phần nấm rơm có thể lựa chọn cắt hoặc giữ nguyên.
- Phi tỏi vàng sau đó cho nấm vào xào cùng.
- Sau đó, đổ khổ qua vào nồi nấm cho thêm nước và nấu cùng.
- Nêm nếm vừa miệng, sau khi đã chín thì thêm hành vào cho thơm rồi thưởng thức.
6. Trị đau dạ dày với mướp đắng khô
Không phải mùa nào cũng có mướp đắng tươi để sử dụng, do đó người bệnh có thể tìm mua được các loại khổ qua khô, cũng có tác dụng trong việc điều trị bệnh dạ dày và mang lại hiệu quả cũng khá tốt.
Người bệnh có thể mua khổ qua khổ hoặc mua quả tươi về chế biến và dùng dần. Nếu tự làm khổ qua khô, nên chọn những loại quả đã mẩy không quá non sau đó rửa sạch và đem phơi khô, bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.
Có 2 cách thực hiện đau dạ dày bằng khổ qua mà người bệnh có thể sử dụng, cụ thể như:
- Cho khổ qua khô vào đun với nước, sau khi nước sôi đổ ra uống thay nước hằng ngày.
- Khổ qua khô được tán thành dạng bột mịn, mỗi ngày dùng lượng nhỏ pha với nước uống.
Việc uống nước khổ qua khô hằng ngày sẽ giúp người bệnh cải thiện cơn đau dạ dày mà không lo ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, mà còn giúp cải thiện tình trạng viêm, các tổn thương vùng dạ dày được phục hồi nhanh.
III. Những lưu ý khi dùng khổ qua cho người đau dạ dày
Tuy khổ qua đem lại được lợi ích cho dạ dày, nhưng trước khi dùng cần cần nắm được những điều dưới đây, để tránh những tác động xấu xảy ra.
- Mướp đắng có thể làm giảm huyết áp, đường huyết, do đó, với người bệnh huyết áp hoặc tiểu đường cần chú ý khi dùng, không nên dùng khổ qua khi đang trong quá trình dùng thuốc điều trị.
- Không nên ăn hạt khổ qua vì nó chứa nhiều hoạt tính gây tác động xấu tới cơ thể như đau bụng, đau đầu, sốt, nôn, buồn nôn.
- Không nên lạm dụng mà sử dụng mướp đắng thường xuyên, dùng với lượng vừa phải không quá 4 lần mỗi tuần. Với lượng vừa phải, người bệnh có thể dùng duy trì kéo dài từ 2 - 3 tháng.
- Sử dụng khổ qua trong điều trị đau dạ dày chỉ mang lại tác dụng trong các trường hợp nhẹ giúp giảm được tình trạng viêm loét và giảm đau hiệu quả trong giai đoạn đầu của bệnh.
Người bệnh đau dạ dày ăn khổ qua để không gây ảnh hưởng tới sức khỏe thì nên tuân thủ theo các phương pháp và những lưu ý trên. Ngoài ra, khi có dấu hiệu đau dạ dày người bệnh nên biết cách chăm sóc và điều trị sớm nhất để tránh gây ra những biến chứng không đáng có.
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm