Dấu hiệu và cách khắc phục tình trạng da bị kích ứng
MỤC LỤC:
Da bị kích ứng là gì?
Triệu chứng kích ứng da
Phân loại kích ứng da
Các tác nhân gây kích ứng da
Chăm sóc da bị kích ứng đúng cách
Da bị kích ứng là gì?
Da là một phần trong hệ thống bảo vệ của cơ thể, là nơi tiếp xúc và ngăn ngừa sự xâm nhập của nhiều tác nhân gây hại cho sức khỏe. Chính vì vậy, da cũng thường xuyên gặp phải các tổn thương do tiếp xúc với các tác nhân lạ.
Kích ứng da là một loạt các tình trạng gây ngứa dai dẳng, viêm và nhiễm trùng trên da.
Bản thân kích ứng da không phải là một bệnh mà là một triệu chứng có thể gặp phải trong bất kỳ bệnh lý da liễu nào.
Nó có thể phát sinh từ nhiều yếu tố môi trường, bệnh lý, tâm lý và chế độ ăn uống...
Tình trạng kích ứng thường xuất phát từ những vấn đề nhỏ như dị ứng theo mùa hoặc một số bệnh nhiễm trùng tạm thời. Tuy nhiên, nó có thể là dấu hiệu cảnh báo cho vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Da bị kích ứng gây ngứa dai dẳng, viêm và nhiễm trùng trên da
Triệu chứng kích ứng da
- Xuất hiện cảm giác nóng rát da và ngứa râm ran kéo dài một vài phút đến khoảng 1 giờ sau khi tiếp xúc với tác nhân.
- Xuất hiện tình trạng sưng đỏ, tập trung ở một số vùng tiếp xúc với tác nhân.
- Da bị khô sần, bong tróc, xuất hiện mẩn đỏ, mụn nước li ti, các đốm nâu, các vết nám.
- Hiện tượng mắt đau và đỏ, ngứa mắt, chảy nước mắt.
- Ngứa ngáy liên tục mà không có dấu hiệu thuyên giảm.
- Phù, đốm: đây là triệu chứng nghiêm trọng, đôi khi là hậu quả của một bệnh lý khác mà cơ thể đang gặp phải.
- Tùy vào tác nhân gây dị ứng và diện tích tiếp xúc, da có thể chỉ xuất hiện châm chích nhẹ, nhưng cũng có thể gặp tình trạng đau, bỏng rát và ngứa dữ dội.
Phân loại kích ứng da
Kích ứng da xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, mỗi hình thức có đặc điểm và nguyên nhân riêng biệt, bao gồm:
- Viêm da tiếp xúc: Xảy ra khi da phản ứng với hóa chất mạnh hoặc các chất làm tổn thương lớp ngoài của da.
- Viêm da dị ứng (Eczema): Một tình trạng viêm da mãn tính đặc trưng bởi da khô, ngứa, thường liên quan đến dị ứng, gây mẩn đỏ, sưng tấy và nứt nẻ.
- Mề đay: Các nốt mẩn ngứa trên da do dị ứng, căng thẳng, dùng thuốc hoặc nhiễm trùng, xuất hiện đột ngột và biến mất trong vài giờ hoặc kéo dài nhiều ngày.
- Bệnh vẩy nến: Một tình trạng tự miễn dịch mãn tính khiến tế bào da phát triển nhanh chóng, dẫn đến các mảng dày, đỏ, có vảy, kèm theo ngứa và khó chịu.
- Rosacea: Chủ yếu ảnh hưởng đến mặt, gây mẩn đỏ, nổi rõ mạch máu và đôi khi nổi mụn hoặc sưng tấy do một số loại thực phẩm, rượu hoặc ánh nắng mặt trời.
- Phát ban do nhiệt: Xảy ra khi tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn, dẫn đến nổi mẩn đỏ hoặc phồng rộp, thường do ma sát giữa da và quần áo, điển hình là trong điều kiện nóng ẩm.
- Viêm nang lông: Viêm do nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm, dẫn đến nổi mẩn đỏ, ngứa và đôi khi có mủ xung quanh nang lông.
Các tác nhân gây kích ứng da
Kích ứng da xuất hiện từ nhiều yếu tố khác nhau, phá vỡ sự cân bằng tự nhiên của da, dẫn đến phản ứng dị ứng.
Tiếp xúc tác nhân gây kích ứng
Tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng là nguyên nhân gây ra phản ứng dị ứng trên da.
Hệ thống miễn dịch sẽ tiếp nhận tín hiệu và kích hoạt phản ứng bảo vệ, kết quả dẫn đến hiện tượng sưng, đỏ, ngứa trên da.
Các yếu tố kích hoạt phổ biến bao gồm: hóa chất, đồ sinh hoạt, lông động vật, phấn hoa..
Tác nhân môi trường
Kích ứng thường xảy ra khi da tiếp xúc quá mức với gió lạnh, độ ẩm cao, ánh nắng mặt trời hoặc tắm nắng quá lâu.
Dị ứng mỹ phẩm/ kem bôi da
Việc sử dụng sản phẩm không phù hợp với cơ địa, đặc điểm da là nguyên nhân phổ biến dẫn đến kích ứng trên da.
Da mặt là nơi nhạy cảm và dễ phản ứng với mỹ phẩm nhất, gây nổi mụn hoặc mẩn đỏ trên da.
Dị ứng mỹ phẩm đa số đều gây triệu chứng nhẹ, không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và có thể tự khỏi sau một thời gian.
Tác động lên da
Một số tác động có thể dẫn đến xước hoặc kích ứng da, nhiễm trùng da, ví dụ như cạo râu, tẩy lông, tẩy tế bào chết, đắp mặt nạ lột da…
Dị ứng thực phẩm
Dị ứng thực phẩm là một đáp ứng miễn dịch bất lợi của cơ thể với một thành phần hoặc một vài loại thực phẩm nhất định.
Phổ biến như dị ứng với đậu phộng và các loại hạt, sữa, trứng, dị ứng hải sản, động vật giáp xác...
Các loại thực phẩm thường gây dị ứng
Các tác nhân khác
- Quần áo và chất liệu vải
- Xà phòng, dầu gội và chất tẩy rửa
- Nước
- Mồ hôi và dầu trên da
Chăm sóc da bị kích ứng đúng cách
Điều quan trọng nhất trong việc làm dịu và cải thiện triệu chứng khó chịu trên da là phải tránh da tiếp xúc với tác nhân gây kích ứng.
Kích ứng da nhẹ thường không cần điều trị, các triệu chứng sẽ dần biến mất và da được phục hồi sau một thời gian.
Sử dụng thuốc điều trị
- Việc điều trị bằng thuốc là cần thiết đối với kích ứng da từ trung bình đến nặng.
- Thuốc kháng histamin giúp giảm nhanh các triệu chứng viêm da do dị ứng.
- Corticosteroid tại chỗ: được dùng để giảm tình trạng viêm trên da. Thuốc kháng viêm đường uống trong các trường hợp nghiêm trọng cần được chỉ định bởi bác sĩ.
- Thuốc mỡ kháng khuẩn hoặc kháng nấm: vi khuẩn hoặc nấm dẫn đến nhiễm trùng trên da, trong trường hợp này người bệnh cần sử dụng các thuốc có tác dụng ức chế nhiễm trùng da.
Làm dịu da
Biện pháp làm dịu cần được áp dụng càng sớm càng tốt, để giảm thiểu khó chịu, ngứa rát ở vùng da kích ứng.
Có thể dùng khăn lạnh đắp lên vết thương hoặc các kem bôi ngứa.
Không nên chườm đá lạnh vì nó có thể làm bỏng rát trở nên trầm trọng hơn.
Ăn uống và sinh hoạt lành mạnh
Uống nhiều nước sẽ giúp cung cấp độ ẩm cho làn da, giảm ngứa và bong tróc da do kích ứng gây ra đồng thời hỗ trợ tái tạo da nhanh chóng hơn.
Đồng thời, dành thời gian để vận động và nghỉ ngơi hợp lý nhằm tạo điều kiện giúp làn da được phục hồi tốt hơn.
Kem dưỡng ẩm và phục hồi da
Với những làn da đang trong giai đoạn phục hồi tổn thương do kích ứng, hãy sử dụng các sản phẩm có thành phần vitamin B5, vitamin E, lô hội... giúp tăng cường sản sinh collagen mới, nhanh chóng làm lành và tái tạo vùng da bị tổn thương đồng thời cung cấp lớp màng chắn để bảo vệ da.
Bôi kem dưỡng ẩm với thành phần tự nhiên giúp bảo vệ da khỏi kích ứng và nhiều vấn đề khác trên da. Nên ưu tiên lựa chọn những dòng sản phẩm có thành phần cấp ẩm và giữ nước, đây là điều kiện cần thiết cho việc phục hồi và tái tạo tế bào da hiệu quả hơn.
Sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ
Đối với làn da dễ bị kích ứng thì ưu tiên hàng đầu là lựa chọn các sản phẩm có thành phần thành phần tự nhiên, lành tính.
Một công thức không chất gây kích ứng, không tạo bọt và không gây khô da là những tiêu chí cho sản phẩm làm sạch hay chăm sóc da an toàn.
Sữa rửa mặt không bọt (ví dụ sữa rửa mặt Lenka) với công thức cân bằng độ pH, không xà phòng, không tạo bọt, không mùi, không gây kích ứng da, an toàn cho mọi loại da: khô, nhờn, dày, mỏng, nhạy cảm. Sữa rửa mặt làm sạch nhẹ nhàng, không lấy đi lớp màng bảo vệ tự nhiên của da giúp da giữ được độ ẩm cần thiết, tránh khô da căng da.
SỮA RỬA MẶT LENKA Đặc điểm nổi bật: Đóng gói: chai 50ml, 150ml Tổ chức chịu trách nhiệm về sản phẩm: Số tiếp nhận Phiếu công bố: 0060/23/CBMP-LA |
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm