Bệnh trĩ có lây không? Ngồi chung ghế có sao không?

Bệnh trĩ có lây không? Ngồi chung ghế có sao không?
Trĩ là căn bệnh khá phổ biến ở xã hội hiện đại, tỷ lệ mắc trĩ ngày càng tăng cao trong thời gian gần đây. Và một trong những vấn đề mà người bệnh quan tâm đó chính là bệnh trĩ có lây không, có thể lây khi quan hệ hoặc khi ngồi chung ghế hay không? Có tính di truyền hay không? Cùng tham khảo dưới đây!

I - Bệnh trĩ có lây không?

Bệnh trĩ không lây nhiễm từ người đang mắc bệnh sang những người khỏe mạnh bình thường khác. Căn bệnh này không liên quan đến các tác nhân truyền nhiễm như vi rút, vi khuẩn, nấm… nên không có tính lây truyền.

Thật ra, nguyên nhân gây ra bệnh trĩ là do phình giãn tĩnh mạch hậu môn trực tràng và có thể do nhiều tác nhân khác (căng thẳng, táo bón).

Vì vậy, bệnh trĩ sẽ không lây qua con đường quan hệ tình dục, không lây khi bạn ngồi chung ghế với người bệnh hoặc bắt tay, nói chuyện với người bệnh.

II - Bệnh trĩ có di truyền không?

Cho tới thời điểm hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu chính thức nào có thể xác định tính di truyền của bệnh trĩ. Nhưng nhìn chung, bệnh trĩ không di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Có thể trong một vài trường hợp, bạn nhận thấy rằng người trong cùng một gia đình có thể mắc bệnh trĩ giống nhau. Nhưng đây có thể là điều xảy ra tình cờ, vì có thể những người sinh sống cùng trong gia đình cùng tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ gây bệnh giống nhau như:

  • Chế độ ăn uống giống nhau: Thiếu chất xơ, ăn nhiều có chứa dầu mỡ, đạm… Điều này khiến cho họ dễ bị táo bón, làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ giống nhau.
  • Tương đồng về thói quen sinh hoạt: Cùng chịu sức ép căng thẳng trong gia đình, cùng sử dụng chất kích thích (cà phê hoặc rượu bia, đồ uống có ga) nên có thể nhiều thành viên cùng mắc bệnh trĩ.

Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cũng đã nhận định rằng nếu bạn được sinh ra trong một gia đình đã từng có người mắc bệnh trĩ với đặc điểm là cơ đại tràng và sự liên kết giữa các mô vùng hậu môn không được khỏe mạnh thì bạn cũng có nguy cơ gặp phải tình trạng cơ đại tràng yếu và sự liên kết giữa các mô vùng hậu môn cũng lỏng lẻo. Nhưng tỷ lệ di truyền của hiện tượng này là rất thấp, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.

Trĩ có di truyền không?

III - Nếu không lây và di truyền, đâu là nguyên nhân gây bệnh trĩ?

Dưới đây là một số nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh trĩ:

  • Táo bón lâu ngày: Táo bón là nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ, táo bón xuất phát từ việc người bệnh ăn uống không khoa học, không tiêu thụ nhiều các loại thực phẩm chứa chất xơ (rau xanh, trái cây) mà hay ăn nhiều các loại thực phẩm giàu chất đạm, tinh bột. Điều này khiến cho hệ tiêu hóa hoạt động khó khăn, giảm nhu động dạ dày khiến cho quá trình tống đẩy phân ra bên ngoài bị hạn chế. Nếu như người bệnh táo bón rặn mạnh khi đi ngoài có thể làm tăng nguy cơ bệnh trĩ.
  • Ngồi quá lâu một chỗ: Có những người phải làm việc trong tư thế ngồi một chỗ, nếu không thường xuyên đứng dậy đi lại thì sẽ làm gia tăng áp lực lên vùng tĩnh mạch hậu môn, tăng nguy cơ táo bón và từ đó làm xuất hiện bệnh trĩ.
  • Sinh hoạt không lành mạnh: Theo các chuyên gia, thói quen sinh hoạt có nhiều tác động đến hệ tiêu hóa, có thể làm tăng nguy cơ bệnh trĩ. Một số hoạt động sinh thiếu lành mạnh có thể là nguyên nhân xuất hiện bệnh trĩ bao gồm: hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, nhịn đi tiểu…
  • Mang bầu: Thai nhi càng phát triển lớn dần về kích thích thì càng làm gia tăng áp lực vùng hậu môn và xương chậu. Ngoài ra, phụ nữ đang cũng có sự biến đổi về nội tiết tố và đây cũng là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ.

Bệnh trĩ không lây cũng như không di truyền

IV - Những lưu ý cho người bị trĩ khi sống chung với người khác

1. Về vấn đề ăn uống

Tuy không lây nhiễm, nhưng trong quá trình ăn uống của gia đình thì chúng ta cần lưu ý tới một số vấn đề như sau để vừa cải thiện bệnh, vừa giúp cho hệ tiêu hóa của cả gia đình luôn khỏe mạnh:

  • Ăn thực phẩm giàu chất xơ: Rau xanh, các loại củ, hoa quả chứa nhiều chất xơ, đều là những loại thực phẩm mà người bệnh trĩ nên bổ sung nên giúp cho đại tiện được dễ chịu hơn, tránh phải rặn mạnh và làm giảm nguy cơ búi trĩ sưng đau.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích: Đây là thủ phạm khiến cho triệu chứng và mức độ bệnh trĩ ngày một nghiêm trọng hơn. Nếu bạn đang trong quá trình điều trị hoặc kể cả là khi kết thúc chữa trị thì bạn cũng nên hạn chế sử dụng các chất nguy hại này. Có thể kể đến một số loại thực phẩm chứa chất kích thích mà bạn cần tránh xa như: rượu bia, nước chè đặc, nước ngọt có ga, cà phê…
  • Chỉ ăn một lượng đạm vừa đủ: Đạm rất tốt cho cơ thể người bệnh nhưng nếu bạn lạm dụng quá mức thì có thể làm cho táo bón ngày càng nặng nề hơn và khiến cho bệnh trĩ khó có thể chữa khỏi được. Vì vậy, bạn chỉ nên tiêu thụ vừa phải thực phẩm chứa một lượng đạm và hạn chế ăn quá nhiều. Một số thực phẩm giàu đạm mà bạn cần hạn chế ăn như: thịt đỏ, các loại cá béo, sữa, trứng…
  • Uống nhiều nước: Nước là yếu tố vô cùng cần thiết giúp cho hệ tiêu hóa được “trơn tru”, nếu bạn uống quá ít nước thì phân sẽ ngày càng khô và đóng cứng, khó được thoát ra ngoài và làm cho trĩ tổn thương nặng hơn. Do vậy, bạn nên uống đủ nước, ít nhất mỗi ngày 1.5 lít để giúp nhanh chóng khỏi bệnh nhé.

Chế độ ăn khi bị trĩ

2. Về vấn đề đi vệ sinh, sinh hoạt

Người bệnh trĩ cần giữ vệ sinh đúng cách cũng như cần xây dựng thói quen đi ngoài khoa học để giúp giảm triệu chứng bệnh, hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn hậu môn-trực tràng:

  • Không ngồi một chỗ trong thời gian dài: Sẽ có những lúc vì công việc mà bạn bắt buộc phải ngồi một chỗ quá lâu mà điều này làm cho tĩnh mạch hậu môn dễ bị phình giãn. Và hậu quả tất yếu là bạn có thể phải đối mặt với nguy cơ bị trĩ là rất cao. Vì vậy, bạn nên tự nhắc nhở bản thân mình là cứ 1-2 giờ đồng hồ thì nên đứng lên đi lại, vừa giúp thư giãn cơ bắp và tâm trí, vừa hạn chế áp lực lên tĩnh mạch vùng hậu môn.
  • Hạn chế rặn quá mạnh: Táo bón khiến bạn cảm thấy rất khó chịu mà chỉ muốn rặn thật mạnh để tống đẩy phân ra ngoài. Thế nhưng thói quen này là vô tình “tiếp tay” làm tổn thương niêm mạc hậu môn, khiến gia tăng biến chứng của bệnh trĩ. Tốt hơn hết, khi đi ngoài thì bạn không nên rặn mạnh mà cần phải hít thở đều đặn, ngồi đúng tư thế để tạo điều kiện thuận lợi cho đại tiện.
  • Thường xuyên vận động: Đừng ngồi thu mình một chỗ trong không gian nhất định, bạn nên cho mình được vận động thường xuyên. Điều này không những giúp hạn chế áp lực lên tĩnh mạch vùng hậu môn - trực tràng mà còn cải thiện tinh thần cho người bệnh, giúp họ cảm thấy thoải mái hơn và giúp cho tiêu hóa tốt hơn.
  • Đi vệ sinh đúng cách: Bạn nên tập thói quen đi ngoài vào đúng một khoảng thời gian cố định để tập phản xạ tốt. Ngoài ra, sau khi đi ngoài thì bạn nên dùng nước ấm kết hợp với muối biển để làm sạch vùng kín và hậu môn. Điều này để tránh cho vi khuẩn gây hại có cơ hội tấn công và gây nhiễm trùng nhiễm khuẩn khu vực này.

Sinh hoạt phù hợp

Trên đây là lời giải đáp thắc mắc: Bệnh trĩ có lây không và những lưu ý giúp cho người bệnh sinh hoạt đúng cách, làm giảm mức độ bệnh. Hy vọng rằng bạn sẽ có thêm nhiều góc nhìn khách quan hơn về căn bệnh này và có thể vượt qua nhanh chóng.

 

Bệnh trĩ có lây không? Ngồi chung ghế có sao không?

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Cùng chuyên mục
Ninh Dương Lan Ngọc  tạm rời showbiz du học Australia trong vài ngày tới

Ninh Dương Lan Ngọc tạm rời showbiz du học Australia trong vài ngày tới

02-05-2024 06:47

Đại diện của Ninh Dương Lan Ngọc cùng đơn vị quản lý nhóm LUNAS xác nhận thông tin nữ diễn viên sẽ tạm ngừng hoạt động tại Việt Nam để đi du học Australia trong vài ngày tới.

Nổi bật trang chủ
Truyền thông Hàn Quốc tiết lộ ‘điều đáng lo’ về tân HLV tuyển Việt Nam
02 Tháng 05, 2024

Truyền thông Hàn Quốc tiết lộ điểm giống nhau đáng lo giữa người được cho là tân HLV tuyển Việt Nam với thuyền trưởng tiền nhiệm Philippe Troussier.

Đọc thêm
Mai Phương Thuý hé lộ chiều cao thật hiện tại

Mai Phương Thuý hé lộ chiều cao thật hiện tại

01 Tháng 05, 2024

Nỗi đau khổ của người chưa được mét 8. 179.4 thì có gì sai?", Mai Phương Thúy gây chú ý khi chia sẻ chiều cao...

Đi dã ngoại trên sông Pô Cô, 2 người đàn ông và 1 phụ nữ đuối nước tử vong

Đi dã ngoại trên sông Pô Cô, 2 người đàn ông và 1 phụ nữ đuối nước tử vong

01 Tháng 05, 2024

Người dân và du khách đã tích cực cứu vớt 2 người đàn ông và 1 phụ nữ trong trạng thái ngừng thở, mặt mũi...

Chiều tối 30/4, Bắc Bộ đón mưa dông giải nhiệt

Chiều tối 30/4, Bắc Bộ đón mưa dông giải nhiệt

30 Tháng 04, 2024

Khu vực Bắc Bộ ngày nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi; trong mưa dông có khả...

Tài tử Hàn Jung II Woo: 'Hà Nội tuyệt đẹp, nơi đây có sự pha trộn giữa châu Á và châu Âu'

Tài tử Hàn Jung II Woo: 'Hà Nội tuyệt đẹp, nơi đây có sự pha trộn giữa châu Á và châu Âu'

30 Tháng 04, 2024

Jung II Woo, nam diễn viên nổi danh với phim "Gia đình là số một" cho biết, anh ấn tượng trước những nét đẹp của...

Sau loạt lùm xùm, Nam Em viết tâm thư xin lỗi mong có một cuộc sống bình yên

Sau loạt lùm xùm, Nam Em viết tâm thư xin lỗi mong có một cuộc sống bình yên

29 Tháng 04, 2024

Mới đây, Nam Em bất ngờ đăng tải tâm thư xin lỗi trên trang cá nhân, mong muốn được kết thúc mọi ồn ào.

0.61401 sec| 2276.07 kb