I - Thực hư về công dụng chữa nổi mề đay của lá khế
Cây khế (còn gọi là cây ngũ liễm tử) là một loại cây thuốc cổ truyền quen thuộc được dân gian ứng dụng trong việc điều trị nhiều chứng bệnh. Theo quan điểm của Đông y, lá khế có tính bình, vị chát, có khả năng làm tiêu viêm, thanh nhiệt, giải độc vô cùng hiệu quả. Do đó nhiều người vẫn thường sử dụng loại lá này để chữa chứng mụn nhọn, mẩn ngứa, sốt xuất huyết, viêm họng và vấn đề về da như dị ứng, nổi mề đay rất tốt.
Còn theo nhiều nghiên cứu từ y học hiện đại, lá khế cung cấp một hàm lượng lớn vitamin C và đặc biệt là các chất nhóm flavonoid như quercetin, acid gallic, epicatechin... Các hoạt chất này đem lại các công dụng như:
- Vitamin C: Làm giảm mức độ histamin trong máu (đây cũng chính là chất trung gian hóa học gây ra ngứa nổi mề đay trên da).
- Các chất flavonoid: Chống viêm, làm giảm sưng mẩn đỏ trên da, ức chế histamin làm giảm cảm giác ngứa.
Nhờ vào hàng loạt các công dụng nêu trên, có thể thấy lá khế là loại cây trị nổi mề đay rất công hiệu. Ngoài ra loại lá này cũng tương đối phổ biến, dễ kiếm và rất an toàn cho da.
Lá khế được dùng khá phổ biến để giảm triệu chứng mề đay tại nhà
II - 7 cách trị mề đay bằng lá khế hiệu quả nhất tại nhà
1. Tắm nước lá khế
Tắm nước lá khế là biện pháp rất dễ thực hiện, an toàn cho cả trẻ nhỏ. Cách sử dụng lá khế để tắm chữa mề đay được thực hiện theo các bước như sau:
- Chuẩn bị khoảng 200 gam lá khế, nên chọn loại lá khế còn xanh tươi, không bị sâu tàn phá hoặc mắc bệnh lý do côn trùng gây ra.
- Đem lá khi đi rửa sạch, có thể rửa lá khế bằng nước muối pha loãng để loại bỏ vi khuẩn hoặc vi sinh vật bám trên lá.
- Thêm khoảng 1 lít nước lọc vào nồi nước, đun sôi nước trong khoảng 10 phút. Tiếp theo đó, bạn thêm tiếp lá khế vào nồi nước nóng và đun sôi tiếp trong vài phút.
- Cuối cùng, bạn tắt bếp, đợi nước trong nồi đỡ nóng và bỏ phần lá khế, giữ lại phần nước lá khế đã đun sôi.
Có thể dùng nước lá khế để tắm thường xuyên và hàng ngày, tắm liên tục trong 2-3 tuần thì tình trạng mề đay sẽ giảm đi rõ rệt.
Dùng nước lá khế để tắm rửa giúp giảm mề đay toàn thân
2. Xông nước lá khế
Bạn có thể sử dụng lá khế để xông hơi, điều này giúp tăng tiết quá trình bài tiết ở làn da. Khi mồ hôi thoát ra ngoài sẽ đem lại theo chất độc, các tác nhân gây mề đay đi ra ngoài cơ thể.
Dưới đây là cách dùng lá khế để xông hơi như sau:
- Chuẩn bị 1 nắm lá khế, rửa sạch nguyên liệu này. Cho vào nồi một lượng nước phù hợp, sau đó đem đun sôi.
- Thêm tiếp lá khế vào nồi nước, đun sôi trong 3 phút. Tắt bếp, bạn mở vung nồi cho nước lá khế bớt nóng.
- Từ từ rót nước lá khế ra một chiếc chậu nhỏ, sau đó dùng khăn mềm để trùm lên đầu và tiến hành xông hơi.
Mỗi tuần, bạn có thể xông hơi bằng nước lá khế khoảng 2-3 lần, mỗi lần xông hơi khoảng 10 phút.
3. Chườm lá khế rang nóng lên da
Chườm lá khế rang nóng được áp dụng trong các trường hợp nổi mề đay do dị ứng thời tiết, cách làm này sẽ giúp xua tan khí hàn tích tụ trong cơ thể người bệnh. Từ đó giúp khắc phục ngay tình trạng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ mề đay trên da.
Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị lá khế (khoảng 2-3 nắm), ngâm và rửa lá khế bằng nước muối loãng.
- Cho lá khế vào rổ và để cho là khế ráo bớt nước.
- Rang nóng lá khế trên chảo, đảo đều tay khi lá khế chuyển sang màu vàng nhạt. Cho lá khế vào một chiếc khăn mềm và bọc lại.
- Tiếp sau đó, bạn dùng khăn này để chườm lên vùng da đang nổi mẩn đỏ hoặc nổi mề đay.
- Sau khi khăn đã nguội bớt thì rang lại lá khế cho ấm nóng, rồi lại tiến hành chườm nóng theo như các động tác như đã kể trên.
Rang lá khế tới khi lá hơi úa, chuyển màu vàng nhạt là có thể sử dụng
4. Đắp lá khế và muối
Muối là nguyên liệu tự nhiên có tính chất sát khuẩn khá tốt, bạn có thể dùng lá khế kết hợp cùng với muối để làm sạch da, tăng khả năng phục hồi tổn thương trên da do nổi mề đay gây ra và làm giảm tính kích ứng trên da ở những người nổi mề đay.
Cách dùng lá khế và muối để chữa trị nổi mề đay đó là:
- Rửa sạch 1 nắm lá khế, có thể ngâm lá khế vào nước muối trong khoảng 10 phút để rửa trôi chất bẩn hoặc vi khuẩn có trên bề mặt lá khế.
- Cho một chút muối cùng với lá khế vào cối, dùng chày để giã nát hỗn hợp này.
- Sau đó làm sạch vùng da đang xuất hiện các vết nổi mề đay, cho hỗn hợp này lên trên bề mặt các vùng da này. Tiến hành đắp trên da trong khoảng 15 phút.
- Và sau khi kết thúc thì bạn cần rửa sạch lại da.
Bạn nên thực hiện biện pháp này thường xuyên để cho hiệu quả giảm mề đay được nhanh hơn.
5. Uống nước lá khế
Thêm một biện pháp khác cũng giúp bạn đối phó với nổi mề đay đó là uống nước lá khế, biện pháp này có tác dụng tăng cường thải độc, làm giảm bớt nóng trong người và khắc phục nguyên nhân gây nổi mề đay.
Cách dùng lá khế để giảm bớt tình trạng nổi mề đay đó là:
- Hái khoảng 50 gam lá khế, rửa sạch và để trong rổ cho đỡ nước.
- Đun sôi khoảng 700 ml nước trong khoảng 5 phút. Sau đó thêm lá khế vào nồi nước và tiếp tục đun sôi.
- Đợi cho nước không còn nóng thì rót nước ra uống.
Uống hàng ngày và uống trong khoảng 2-3 tuần sẽ cảm nhận rõ nét hiệu quả mà nước lá khế đem lại.
Nước lá khế có thể giúp giảm mề đay mẩn ngứa
6. Bài thuốc trị mề đay bằng lá khế, tía tô, kinh giới
Thêm một bài thuốc khác cũng có tác dụng giảm nổi mề đay, ngăn cho mề đay không tiến triển hoặc diễn biến nặng nề hơn đó là sử dụng lá khế, kết hợp với tía tô và lá kinh giới.
Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị khoảng 70-80 gam các loại lá: lá kinh giới, lá khế, tía tô. Rửa sạch tất cả nguyên liệu này.
- Thêm một lượng nước khoảng 900ml vào nồi, đun sôi nước trong nồi. Thêm tiếp các loại dược liệu này vào trong nồi, đun sôi trong khoảng 10 phút.
- Khi nước đã nguội đỡ dần, thì rót nước này ra chậu.
- Sử dụng nước lá khế, kinh giới cùng với tía tô để tắm chữa trị nổi mề đay.
7. Dùng lá khế kết hợp lá thanh hao, long não
Thanh hao hoa vàng và long não đề là những dược liệu có tác dụng giảm kích ứng cho da, có thể giảm nhanh các triệu chứng mề đay. Khi kết hợp sử dụng lá khế, thanh hao và long não sẽ cho tác dụng cải thiện các biểu hiện nổi mề đay nhanh chóng hơn.
Cách dùng lá khế, thanh hao và long não như sau:
- Chuẩn bị các loại lá như: Long não, lá khế, thanh hao. Rửa sạch tất cả các nguyên liệu này.
- Cho khoảng 1 lít nước vào nồi, đun sôi nước trong khoảng 10 phút.
- Sau đó, thêm các dược liệu như đã kể trên vào nồi nước, đun sôi tiếp tục trong khoảng 5 phút.
- Chắt lấy phần nước, rót nước ra một cái chậu. Sau đó dùng nước này để rửa vệ sinh sạch sẽ vùng da bị nổi mề đay và toàn bộ cơ thể.
Lá khế, lá thanh hao và lá long não kết hợp trị mề đay
III - Dùng lá khế chữa nổi mề đay cần lưu ý điều gì?
Dưới đây là một số lưu ý khi bạn sử dụng lá khế để cải thiện tình trạng nổi mề đay:
- Chọn lá khế có chất lượng tốt, là loại lá khế xanh, không bị nhiễm bệnh hoặc nhiễm hóa chất thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng thực vật…
- Có một số người bị dị ứng với loại nguyên liệu này, do vậy trước khi sử dụng lá khế để uống hoặc tắm. Do vậy, trước khi sử dụng loại dược liệu này thì bạn nên kiểm tra thử xem bản thân mình có phù hợp với loại nguyên liệu này hay không.
- Cách kiểm tra như sau: Bạn lấy lá khế rửa sạch, sau đó vò nát nguyên liệu này và bôi lên vùng da ở cổ tay. Nếu da tay bình thường và không xuất hiện những vấn đề bất thường thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng loại dược liệu này.
- Chữa trị mề đay bằng lá khế thường phát huy tác dụng khá chậm, vì thế nếu bạn muốn sử dụng biện pháp này thì cần thường xuyên áp dụng trong thời gian dài mới cho hiệu quả rõ rệt. Vì vậy, không nên nản chí trong thời gian đầu sử dụng lá khế.
- Bên cạnh việc sử dụng lá khế để cải thiện tình trạng nổi mề đay, bạn nên kết hợp thêm với các giải pháp như: duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý, vệ sinh và chăm sóc da đúng cách hoặc sử dụng các loại thuốc uống chữa mề đay.
Trên đây là toàn bộ cách trị mề đay bằng lá khế và những lưu ý khi sử dụng loại nguyên liệu này. Hy vọng bạn đã có thêm những hiểu biết sâu sắc về loại nguyên liệu này. Chúc bạn sớm thoát khỏi nổi mề đay và có sức khỏe tốt, làn da khỏe mạnh.
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm