10 điều du học sinh Việt cần nằm lòng trước khi đến Trung Quốc

10 điều du học sinh Việt cần nằm lòng trước khi đến Trung Quốc
Việt Nam có hơn 13.500 người theo học tại Trung Quốc, tính đến cuối năm 2020 và dự kiến sẽ tăng lên sau khi nước này mở cửa hoàn toàn. Du học sinh Việt cần lưu tâm những điều gì trước khi đến quốc gia này?

Sau gần 2 năm triển khai chính sách "Zero Covid-19" khiến hầu hết sinh viên quốc tế phải học trực tuyến, Trung Quốc đã mở cửa một phần từ tháng 9.2022 và mở cửa hoàn toàn biên giới vào ngày 8.1 vừa qua. Đây là cơ hội thuận lợi để nhiều du học sinh Việt đến học trực tiếp tại quốc gia này, theo thạc sĩ Nguyễn Duy Việt, Giám đốc Công ty TNHH Du học Hoa Ngữ (Hà Nội).

10 điều du học sinh Việt cần nằm lòng trước khi đến Trung Quốc
Sinh viên quốc tế tại Trung Quốc

Nhằm chuẩn bị hành trang tốt nhất, chuyên gia có 8 năm trong lĩnh vực du học Trung Quốc, từng tham gia giảng dạy tại các trường ĐH nước này, dành một số lời khuyên cho người học về thị thực, học tập và sinh hoạt. Dưới đây là 10 điều du học sinh Việt cần biết trước khi đến với Trung Quốc.

1. Thị thực du học

Để du học Trung Quốc, bạn có thể ứng tuyển các loại thị thực là X1 và X2. Trong đó, X1 dành cho các khóa dài hạn trên 180 ngày và X2 dành cho các khóa ngắn hạn dưới 180 ngày. Tuy nhiên, Đại sứ quán Trung Quốc hiện mới xem xét cấp thị thực X1 cho các hệ 1 năm tiếng Trung, cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ và chưa thông báo tiếp nhận hồ sơ xin thị thực X2 gồm các hệ như 1 kỳ tiếng Trung, trại hè, trại đông.

10 điều du học sinh Việt cần nằm lòng trước khi đến Trung Quốc
Một lớp dạy kèm viết tiếng Trung học thuật dành cho sinh viên quốc tế

Ngoài ra, để nhập cảnh vào Trung Quốc, du học sinh Việt chỉ cần giấy xác nhận đã tiêm chủng Covid-19 cùng kết quả xét nghiệm PCR âm tính trong 48 giờ trước khi xuất cảnh. "Nước này đã nới lỏng gần như hoàn toàn cho sinh viên quốc tế nên việc di chuyển thuận tiện hơn nhiều, không cần phải cách ly 14-28 ngày như trước đây", thạc sĩ Việt thông tin.

2. Quy định làm thêm

Từ cuối tháng 12.2021, chính phủ Trung Quốc và các trường ĐH bắt đầu linh hoạt hơn trong vấn đề làm thêm ngoài giờ học đối với sinh viên quốc tế khi cho phép du học sinh được đi làm thêm, thay vì quy định cấm và phạt trục xuất như trước.

Cụ thể, du học sinh Việt có thể làm thêm ở trong và ngoài khuôn viên trường. Thời gian quy định là tối đa 8 giờ/tuần và 40 giờ/tháng. Thời gian làm việc có thể được tăng gấp đôi vào kỳ nghỉ đông và nghỉ hè, lần lượt là 16 giờ/tuần và 80 giờ/tháng.

3. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp

Chính phủ Trung Quốc quy định điều kiện để xin thị thực ở lại làm việc là trên 24 tuổi và có ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm việc. Cơ hội để sinh viên mới tốt nghiệp ĐH ở lại làm việc tại Trung Quốc là "tương đối khó", thạc sĩ Việt nhìn nhận. "Nếu các bạn tích lũy được kinh nghiệm trong khi học qua việc thực tập hay làm thêm tại các công ty thì có thể nhờ họ xác nhận để xin thị thực lao động", anh Việt .

10 điều du học sinh Việt cần nằm lòng trước khi đến Trung Quốc
Khuôn viên một trường đại học tại Trung Quốc

Theo thạc sĩ Việt, một vấn đề của thị trường lao động Trung Quốc hiện nay là cạnh tranh gắt gao và ưu thế thuộc về người bản địa. Để tìm việc làm, du học sinh Việt có thể cân nhắc các khu vực có nhiều doanh nghiệp thương mại, xuất nhập khẩu hợp tác với Việt Nam và đang cần tuyển dụng nhân sự chất lượng cao biết tiếng Trung, tiếng Việt như Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây, Thượng Hải.

Ngoài ra, vì nhiều trường ĐH ở khu vực Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây có chuyên ngành tiếng Việt nên nếu có nguyện vọng trở thành giảng viên, bạn có thể tìm kiếm cơ hội tại đây.

4. Cách liên lạc với gia đình

Vì Trung Quốc có những trang mạng riêng nên các nền tảng liên lạc thông dụng tại Việt Nam như , Messenger, Zalo sẽ không được hỗ trợ. Để không bị mất kết nối với gia đình, bạn có thể cài đặt trước ứng dụng nhắn tin Wechat cho người nhà. Một lưu ý khác là nên cài đặt phần mềm vượt tường lửa VPN cho , laptop trước khi đến Trung Quốc.

5. Chi tiêu

Về học phí, hệ ĐH sẽ dao động trung bình từ 12.000-25.000 nhân dân tệ mỗi năm học (42-90 triệu đồng) tùy vào từng trường, từng khu vực. Sinh hoạt phí nằm trong khoảng từ 1.000-2.000 nhân dân tệ mỗi tháng (3,5-7 triệu đồng) tùy vào khu vực. "Bạn có thể ăn uống tại căn tin và sống tại ký túc xá của trường để tiết kiệm chi phí", anh Việt khuyên.

10 điều du học sinh Việt cần nằm lòng trước khi đến Trung Quốc
Nhà trường tổ chức hoạt động đón tết cho du học sinh

Theo thạc sĩ Việt, hàng hóa tại Trung Quốc có giá thấp hơn Việt Nam nên du học sinh không cần mang theo quá nhiều đồ dùng mà có thể mua sắm tại chỗ. Mặt khác, chi phí một số lĩnh vực như đi lại, lưu trú tại nhà nghỉ, khách sạn hay địa điểm vui chơi, tuy tương đối cao nhưng cũng không nhỉnh hơn ở Việt Nam quá nhiều.

6. Làm thẻ ngân hàng

Các bạn có thể mở tài khoản tín dụng hoặc thanh toán tại Việt Nam hay Trung Quốc, nhưng đa số du học sinh sẽ đến trường ĐH rồi mới bắt đầu làm thẻ. Nhiều ngân hàng liên kết với trường để giúp sinh viên mở thẻ đầu năm học mới nên các bạn có thể cập nhật trước thông tin từ nhà trường. Nếu không có, hãy tham khảo ý kiến từ quản lý sinh viên, hội sinh viên hay anh chị đã học tập tại trường để xem lựa chọn phù hợp.

Một số ngân hàng phổ biến có thể cân nhắc là Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC, có hệ thống ATM và phòng giao dịch phủ rộng), Ngân hàng Trung Quốc (BOC, thường được dùng để phát học bổng), Ngân hàng Nông nghiệp (ABC), Ngân hàng giao thông (BOCOM).

7. Dịch vụ y tế

Để tiếp cận dịch vụ y tế công, các bạn có thể đăng ký bảo hiểm y tế dành cho sinh viên với chi phí 800 nhân dân tệ (2,8 triệu đồng) mỗi năm. Trường hợp cần thăm khám, trường sẽ hướng dẫn sinh viên quốc tế đến đúng bệnh viện để thuận tiện nhất. Lưu ý rằng một số loại học bổng sẽ được trường hỗ trợ cả bảo hiểm y tế nên du học sinh Việt cần trao đổi với giáo viên phụ trách để nắm rõ thông tin.

10 điều du học sinh Việt cần nằm lòng trước khi đến Trung Quốc
Lễ hội thể thao là hoạt động thường niên của các ĐH Trung Quốc

Ngoài ra, một trong những nhu yếu phẩm nên chuẩn bị sẵn trong hành lý trước khi du học là các loại thuốc cảm cúm, đau bụng, hạ sốt. Khi đặt chân đến môi trường mới, các bạn dễ bị bệnh do cơ thể chưa thích ứng kịp với thời tiết thay đổi, và rào cản ngôn ngữ có thể dẫn đến nhiều khó khăn nếu muốn tìm mua thuốc.

8. Khí hậu

Khí hậu từ miền trung Trung Quốc trở xuống khá tương đồng với Việt Nam nên du học sinh Việt sẽ không gặp nhiều vấn đề về thời tiết. Đây cũng là những khu vực được nhiều bạn lựa chọn nhất khi đi du học Trung Quốc. Còn ở phía bắc, xuân và hè tương đối dễ chịu nhưng mùa đông lại khá lạnh, khô và khắc nghiệt.

"Tuy nhiên, du học sinh có thể yên tâm vì các trường đều có hệ thống sưởi ở ký túc xá và giảng đường nên sẽ không ảnh hưởng nhiều đến việc học tập. Các bạn chỉ cần chú ý giữ ấm khi di chuyển ở ngoài", anh Việt lưu ý.

9. Du lịch

Nếu muốn du lịch ở các thành phố gần nơi mình sinh sống, du học sinh Việt có thể tranh thủ ngày cuối tuần hoặc các dịp lễ ngắn ngày. Tuy nhiên, nếu muốn đi xa thì nên lựa chọn vào kỳ nghỉ hè, nghỉ tết để có thêm thời gian thăm thú. Ở Trung Quốc, hệ thống giao thông thuận tiện với các lựa chọn như máy bay, tàu cao tốc và chỉ cần đặt vé trên ứng dụng, không cần đến mua trực tiếp.

10 điều du học sinh Việt cần nằm lòng trước khi đến Trung Quốc
Sinh viên quốc tế tham quan kiến trúc truyền thống của Trung Quốc

Để chuyến đi suôn sẻ, bạn nên trau dồi vốn tiếng Trung vì đây là ngôn ngữ hầu hết dân số sử dụng cũng như lịch trình du lịch cụ thể. Đồng thời, chú ý mang theo giấy tờ tùy thân đầy đủ, hành lý vừa phải và hãy mua vé sớm để có giá tốt.

10. Văn hóa

Văn hóa Trung Quốc có rất nhiều nét tương đồng với Việt Nam như coi trọng các lễ nghi, tôn trọng người lớn tuổi. Chẳng hạn, khi chào hỏi người Trung Quốc, cần phải bắt đầu từ người lớn tuổi hoặc có địa vị cao nhất rồi mới đến những người tiếp theo.

Bên cạnh đó, có một số điều cần kiêng kị khi giao tiếp với người bản địa như không được viết tên người bằng chữ đỏ, không tặng mũ xanh hay ô dù. Đặc biệt, du học sinh tại Trung Quốc không nên nhắc đến các vấn đề về chính trị khi ở đất nước này.

Nền ẩm thực của Trung Quốc cũng khác nhau ở từng khu vực nên trước khi chọn trường để du học, bạn nên tìm hiểu về khẩu vị đặc trưng của vùng để xem liệu mình có phù hợp hay không.

Link gốc: https://thanhnien.vn/10-dieu-du-hoc-sinh-viet-can-nam-long-truoc-khi-den-trung-quoc-185230209112737719.htm

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Cùng chuyên mục
Phát hiện nhiều tài năng âm nhạc trẻ tại cuộc thi âm nhạc quốc tế ZhongSin Việt Nam 2024

Phát hiện nhiều tài năng âm nhạc trẻ tại cuộc thi âm nhạc quốc tế ZhongSin Việt Nam 2024

21-11-2024 20:22

Hội đồng nghệ thuật đã phát hiện thêm nhiều tài năng âm nhạc trẻ xuất sắc tại cuộc thi âm nhạc quốc tế ZhongSin lần thứ 19 vòng thi khu vực Việt Nam 2024.

Nổi bật trang chủ
Tuyển sinh đại học 2025: Cân não lựa chọn môn trong tổ hợp xét tuyển
21 Tháng 11, 2024

Nhiều trường đại học có sự tính toán tổ hợp xét tuyển đại học trong năm 2025 phù hợp với lứa thí sinh đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo CTGDPT 2018.

Đọc thêm
Thầy giáo vượt hơn trăm km mỗi ngày, hàng chục năm kiên trì bám trường học nơi quê nghèo

Thầy giáo vượt hơn trăm km mỗi ngày, hàng chục năm kiên trì bám trường học nơi quê nghèo

21 Tháng 11, 2024

Nhiều giáo viên Trường Phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) Tiểu học Tân Tiến (Bình Gia, Lạng Sơn) nhiều năm qua không quản khó...

Khối thạch nhũ tuyệt đẹp trong hang nước ngầm độc đáo ở Quảng Bình

Khối thạch nhũ tuyệt đẹp trong hang nước ngầm độc đáo ở Quảng Bình

21 Tháng 11, 2024

Thung lũng Hang Va được bao quanh bởi dãy núi đá vôi dày đặc cùng với hệ thực vật đa dạng của rừng nguyên sinh....

Huỳnh Hiểu Minh lao đao vì chuyện riêng tư phức tạp

Huỳnh Hiểu Minh lao đao vì chuyện riêng tư phức tạp

21 Tháng 11, 2024

Trong ngày đầu, "The Wig" của Huỳnh Hiểu Minh thu về hơn 2 triệu NDT nhưng doanh thu ngày thứ hai sụt giảm hơn 50%....

Chính quyền ông Trump 'tính sổ' sẽ là cơn ác mộng với Ukraine

Chính quyền ông Trump 'tính sổ' sẽ là cơn ác mộng với Ukraine

21 Tháng 11, 2024

Một cuộc kiểm toán tài chính có thể xảy ra dưới thời chính quyền của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump hẳn phải là...

Hà Nội duyệt chi hơn 48.600 tỷ đồng 'xanh hóa' xe buýt

Hà Nội duyệt chi hơn 48.600 tỷ đồng 'xanh hóa' xe buýt

21 Tháng 11, 2024

UBND TP Hà Nội vừa duyệt chi hơn 48.600 tỷ đồng để thực hiện "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công...

0.72984 sec| 2304.555 kb