1. Bệnh lý viêm đại tràng
Viêm đại tràng là một trong những bệnh về đường tiêu hóa phổ biến nhất ở Việt Nam khi trung bình cứ 3 người thì sẽ có 1 người gặp vấn đề về đại tràng.
Đây là tình trạng viêm nhiễm gây tổn thương khu trú hoặc lan tỏa ở niêm mạc đại tràng với các mức độ khác nhau, nhẹ thì xuất hiện những vết viêm gây đau đớn, còn nặng thì có thể xảy ra tình trạng loét, xuất huyết, thậm chí là những ổ áp xe ở đại tràng.
Đây là bệnh lý có thể kéo dài dai dẳng, ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm.
2. Biến chứng của bệnh viêm đại tràng
Viêm đại tràng nếu được phát hiện kịp thời và có hướng điều trị phù hợp thì sẽ không nguy hiểm. Nhưng nếu được phát hiện quá muộn, lại không điều trị dứt điểm, bệnh sẽ chuyển biến thành nặng và gây ra nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm như:
- Đại tràng bị xuất huyết ồ ạt: Là tình trạng viêm nhiễm nặng ở lớp niêm mạc đại tràng, lớp lông nhung bên trong suy yếu dẫn đến xuất huyết, máu tươi chảy ra ồ ạt.
- Thủng đại tràng: Là hiện tượng vết loét đã ăn sâu vào đại tràng khiến thành đại tràng bị bào mòn, lâu dần gây ra thủng đại tràng.
- Giãn đại tràng cấp tính: Là tình trạng đại tràng bị giãn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng tiêu hóa.
- Ung thư đại tràng: Là biến chứng nguy hiểm nhất, xảy ra khi tình trạng viêm loét tái phát quá nhiều lần, ảnh hưởng tới các tế bào biểu mô niêm mạc, gây loạn sản và dần chuyển thành u ác tính.
3. Viêm đại tràng uống thuốc gì để hiệu quả?
Hiện nay, việc sử dụng thuốc kháng sinh Tây y trong điều trị viêm đại tràng đang được áp dụng phổ biến nhất. Tùy vào mức độ viêm nhiễm của người bệnh, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp giúp làm giảm các triệu chứng, kiểm soát tốt tình trạng bệnh.
Vậy bệnh viêm đại tràng uống thuốc gì để nhanh khỏi và hiệu quả?
3.1. Nhóm thuốc giảm đau, giảm co thắt đại tràng
- Gồm những loại thuốc như thuốc: Trimebutine (Debridat), Mebeverine (Duspatalin), Phloroglucinol (Spasfon).
- Tác dụng: Điều chỉnh sự vận động đường tiêu hóa, chống co thắt, làm giảm các triệu chứng đau đớn và khó chịu.
- Chỉ định: Người bệnh xuất hiện những triệu chứng đau bụng, co thắt vùng bụng.
3.2. Nhóm thuốc giảm táo bón
- Gồm những loại thuốc như: Thuốc Laxan, Normacol, Forlax, Macrogol.
- Tác dụng: Nhuận tràng và làm mềm phân.
- Chỉ định: Người bệnh khó khăn trong việc đại tiện, đại tiện ít hơn 3 lần/tuần, ra phân khô và cứng gây đau hậu môn.
3.3. Nhóm thuốc chống tiêu chảy
- Gồm những loại thuốc như thuốc: Loperamide, Diarsed, Smecta, Actapulgite, Imodium…
- Tác dụng: Làm chậm nhu động ruột, tạo màng bọc lớp niêm mạc để cầm tiêu chảy.
- Chỉ định: Người bệnh bị tiêu chảy.
3.4. Nhóm thuốc chữa đầy hơi, chướng bụng
- Gồm những loại thuốc như thuốc: Carbophos, Debridat, Duspatalin, Sorbitol, Motilium-M…
- Tác dụng: Điều hòa tiêu hóa.
- Chỉ định: Người bệnh có triệu chứng chướng bụng, đầy hơi.
3.5. Nhóm thuốc diệt khuẩn đường ruột
- Gồm những loại thuốc như:Thuốc Metronidazol, Ciprofloxacin 500mg, Biseptol 480mg.
- Tác dụng: Tiêu diệt các vi khuẩn có hại ở đường ruột, chống nhiễm trùng.
- Chỉ định: Người bệnh bị nhiễm vi khuẩn đường ruột.
4. Ưu – nhược điểm của thuốc Tây y chữa viêm đại tràng
4.1. Ưu điểm
- Có tác dụng nhanh chóng, giảm rõ rệt các triệu chứng trong một khoảng thời gian ngắn.
- Sử dụng dễ dàng, tiện lợi, có nhiều loại thuốc đa dạng điều trị cùng một triệu chứng.
4.2. Nhược điểm
- Gây ra nhiều tác dụng phụ như suy giảm chức năng gan thận, tổn thương dạ dày, tăng men gan, tăng huyết áp... Chưa kể, việc sử dụng thuốc Tây kéo dài còn có thể khiến cơ thể người bệnh bị trữ nước, béo phì, tiểu đường...
- Có thể gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột vì bên cạnh việc tiêu diệt những vi khuẩn có hại trong đường ruột, thuốc Tây còn đồng thời tiêu diệt cả những lợi khuẩn.
- Dễ gây ra tình trạng nhờn thuốc, kháng kháng sinh nếu người bệnh sử dụng trong thời gian dài.
- Chỉ có hiệu quả mang tính chất tạm thời, cải thiện triệu chứng, đẩy lùi bệnh nhưng không tác động tới tận gốc căn nguyên khiến người bệnh có nguy cơ bị tái phát rất cao hoặc chuyển sang giai đoạn mãn tính.
5. Những lưu ý khi sử dụng thuốc Tây y chữa viêm đại tràng
Khi sử dụng thuốc Tây y, để mang lại hiệu quả cao, người bệnh cần lưu ý:
- Dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ: Để đảm bảo hiệu quả, người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ. Không nên tự ý mua thuốc Tây để tự điều trị vì rất dễ có thể gây ra tình trạng kháng thuốc, dị ứng thuốc.
- Dùng thuốc đúng liều và đúng thời gian quy định: Thời gian mỗi đợt điều trị sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp bệnh, thông thường sẽ kéo dài từ 7 - 10 ngày. Trong quá trình này, người bệnh cần sử dụng đúng liều và đúng thời gian, tuyệt đối không ngừng hay giảm liều lượng thuốc.
- Xem kỹ hạn sử dụng của thuốc: Đây cũng là lưu ý quan trọng bởi nếu sử dụng thuốc quá hạn rất có thể sẽ gây ra nguy hiểm, sinh ra độc tố gây hại đến gan, thận.
- Không sử dụng đơn thuốc cũ hoặc đơn thuốc của người khác: Đây là thói quen của rất nhiều người khi thấy bệnh có dấu hiệu tái phát. Tuy nhiên, điều này lại vô cùng nguy hiểm, bởi nếu sử dụng thuốc không đúng có thể gây ra nhiều biến chứng, khiến tình trạng viêm trầm trọng hơn.
- Sử dụng thuốc theo đúng đối tượng: Liều lượng thuốc được bác sĩ kê tùy thuộc vào từng độ tuổi cũng như tình trạng sức khỏe. Chính vì vậy, tuyệt đối không được tự ý tăng giảm liều lượng khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ.
- Uống thuốc đúng thời điểm: Tùy theo từng tình trạng, thuốc sẽ được chỉ định uống sau khi ăn, trước khi ăn hoặc trong khi ăn. Để tránh những rủi ro, người bệnh cũng cần tuân thủ theo đúng chỉ định.
6. Ứng dụng Đông y trong điều trị viêm đại tràng
Hiện nay, xu hướng sử dụng các bài thuốc Đông y trong điều trị viêm đại tràng từ đang dần trở nên phổ biến hơn, được nhiều người bệnh tin tưởng lựa chọn cũng như các chuyên gia khuyên dùng bởi:
- Đảm bảo tính an toàn, không tác dụng phụ, không gây nhờn thuốc, người bệnh có thể yên tâm sử dụng trong thời gian dài.
- Trái ngược với Tây y chủ trị triệu chứng, “ngọn bệnh”, Đông y chủ trị “gốc bệnh”, tấn công vào nguyên nhân, nguyên tắc chung trong điều trị viêm đại tràng theo Đông y là phải chữa toàn diện, không chỉ chú trọng triệu chứng mà phải tận gốc bệnh, chủ về giải độc, đào thải độc tố, thúc đẩy lưu thông khí huyết, tiêu diệt mầm mống gây bệnh từ sâu bên trong, đẩy lùi bệnh dứt điểm, từ từ giúp hồi phục chức năng nội tạng.
Thông thường, Đông y chữa bệnh viêm đại tràng được tiến hành theo 2 hướng:
- Biện chứng luận trị: dựa trên chứng trạng cụ thể để lựa chọn các vị thuốc, bài thuốc phù hợp với người bệnh.
- Biện bệnh luận trị: dựa trên cơ chế bệnh sinh để xây dựng phác đồ điều trị chung cho nhiều thể bệnh.
Với nhiều ưu điểm vượt trội, lành tính, trị bệnh từ căn nguyên, an toàn với sức khỏe, nhiều người bị bệnh đã tìm đến các bài thuốc Đông y để điều trị viêm đại tràng, đặc biệt là đối với các trường hợp bệnh lâu năm, mãn tính.
Cơ địa là tập hợp những khả năng chống lại các bệnh cũng như các tác nhân gây bệnh, cơ địa là yếu tố quyết định xem một người có khả năng bị mắc bệnh hay không. Một người có cơ địa bị bệnh đại tràng sẽ không thể bảo vệ được đại tràng trước các yếu tố tấn công, cuối cùng dẫn tới bệnh viêm đại tràng. Ngược lại, người có cơ địa không bị bệnh đại tràng, cơ thể đủ khả năng bảo vệ niêm mạc đại tràng, cho dù gặp phải các yếu tố tấn công thì đại tràng vẫn sẽ ổn định và không khởi phát bệnh.
Chính vì vậy, để điều trị dứt điểm bệnh và phục hồi hoàn toàn “sức khỏe” của đại tràng, cần phải điều trị cả “ngọn” và “gốc”. Nghĩa là bên cạnh việc khắc phục triệu chứng, tiêu viêm, hết vết loét, khôi phục niêm mạc đại tràng và phục hồi chức năng hệ tiêu hóa thì phải tác động được tới cơ địa người bệnh, thay đổi cơ địa người bệnh thành giống cơ địa người không bị bệnh.
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm