Trẻ em tay chân lạnh có thể là biểu hiện sinh lý hoặc bệnh lý
Nguyên nhân tay chân lạnh ở trẻ nhỏ
Tay chân em bé lạnh thực chất có thể xuất phát từ vấn đề sinh lý hoặc bệnh lý. Tay chân là bộ phận ngoại vi của cơ thể sẽ được tưới máu ít hơn và chậm hơn so với các cơ quan quan trọng bên trong. Do đó, nhiệt độ tay, chân thông thường vốn cũng thấp hơn vùng thân mình, đầu, ngực một chút, đây là hiện tượng sinh lý bình thường. Ngoài ra, ngón chân, tay, đầu gối là những bộ phận vận động nhiều hơn nên có ít chất béo, không giữ được nhiệt lâu. Hệ thống mạch máu tại đây càng ít chất béo hơn và càng dễ bị lạnh.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, ở trong cùng không gian môi trường với trẻ, nhiệt độ tay chân trẻ vẫn lạnh hơn tương đối nhiều so với bộ phận khác và lạnh hơn so với những người xung quanh thì nên cẩn trọng và xem xét nguyên nhân để xử trí.
Trẻ bị lạnh do mặc ít quần áo
Các vùng cơ thể dễ nhiễm lạnh như cổ, tay, chân có thể cần được chú ý giữ ấm đặc biệt trong thời tiết mùa đông hoặc trong môi trường điều hòa. Nếu tay chân trẻ lạnh, da thâm lại trong môi trường nhiệt độ thấp và không kèm triệu chứng gì đặc biệt khác, cha mẹ cần mặc thêm áo ấm cho trẻ, tăng nhiệt độ của điều hòa lên.
Trẻ bị thiếu máu
Thiếu máu kết hợp với tuần hoàn máu ở các chi ít hơn, khiến lượng máu lưu thông đến các cơ quan này bị suy giảm nhiều hơn.
Thông thường trẻ thiếu máu sẽ kèm theo các triệu chứng như da xanh xao, nhợt nhạt, hay mệt mỏi, đề kháng kém, thường xuyên ốm vặt, điển hình là các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, tiêu hóa. Trẻ cũng tăng cân chậm, biếng ăn và ít hiếu động.
Thiếu máu và lưu thông máu kém là nguyên nhân khiến trẻ tay chân lạnh
Do hạ đường huyết hoặc hạ huyết áp
Hạ đường huyết và hạ huyết áp đều có khả năng làm giảm đột ngột sự lưu thông máu đến các chi và gây ra triệu chứng tay chân lạnh.
Bên cạnh đó, với nguyên nhân này người bệnh dễ dàng nhận biết với các triệu chứng khác như tối sầm mặt mũi, choáng váng, đổ mồ hôi chân tay. Đây là một vấn đề nguy hiểm cần được hỗ trợ tức thì khi xảy ra ở cả người lớn và trẻ em.
Do rối loạn tuyến mồ hôi
Rối loạn tuyến mồ hôi cũng là nguyên nhân khiến trẻ em tay chân lạnh. Rối loạn này gây tăng tiết mồ hôi bất thường đặc biệt ở vùng bàn tay, bàn chân khiến cơ thể mất nhiệt nhiều hơn và khiến da bàn tay, bàn chân lạnh.
Do thiếu canxi
Trong một số trường hợp thiếu canxi cũng có dấu hiệu là chân tay lạnh. Đặc biệt với nhóm trẻ dưới 1 tuổi, trẻ uống sữa mẹ hoàn toàn có nguy cơ thiếu vitamin D dẫn đến thiếu canxi.
Trẻ bị sốt cao
Khi trẻ có dấu hiệu mắc bệnh nhiễm trùng do virus hoặc vi khuẩn thường bị sốt cao, sau đó khi trẻ hạ sốt sẽ có biểu hiện toát mồ hôi đi kèm với chân tay lạnh. Đây thực chất là quá trình phản ứng bình thường của cơ thể để chống lại cơn sốt. Cha mẹ không cần lo lắng với biểu hiện chân tay lạnh trong trường hợp này. Điều cần lưu ý là thực hiện các biện pháp điều trị bệnh nhiễm trùng.
Trẻ em tay chân lạnh do sốt cao là hiện tượng bình thường
Cách xử lý khi tay chân em bé lạnh
Trong đa số các trường hợp chân tay lạnh là vấn đề sinh lý, là một dấu hiệu không nguy hiểm. Tuy nhiên, cha mẹ cần để ý các triệu chứng kèm theo để sớm phát hiện vấn đề bất thường để có cách xử trí phù hợp.
Với nguyên nhân do lạnh
Chú ý chăm sóc trẻ, giữ ấm cho trẻ đầy đủ, đặc biệt vào mùa đông, buổi đêm hoặc khi sử dụng điều hòa cần chú ý không nên để nhiệt độ quá thấp.
Với nguyên nhân do thiếu canxi
Bổ sung vitamin D và canxi cho trẻ đầy đủ để ngăn ngừa thiếu canxi.
Với nguyên nhân do sốt
Nên đo thân nhiệt cho trẻ thường xuyên và mặc cho trẻ loại quần áo có khả năng thấm hút mồ hôi tốt. Khi thấy trẻ bị sốt cao từ 38,5 độ C, cần cho trẻ dùng thuốc hạ sốt đúng liều, phối hợp lau và chườm khăn lên trán, nách, bẹn…
Với nguyên nhân do tụt huyết áp
Nên cho trẻ ăn nhiều bữa nhỏ, không để trẻ quá đói bụng hoặc vận động quá mức gây tụt huyết áp hoặc đường huyết. Tuy nhiên, chế độ dinh dưỡng của trẻ nên cân bằng và lành mạnh, không nên chỉ cho trẻ ăn một vài món ăn nhất định nào đó.
Chú ý cân bằng dinh dưỡng cho trẻ
Với nguyên nhân do rối loạn tuyến mồ hôi
Nếu nghi ngờ trẻ bị rối loạn tuyến mồ hôi cần cho trẻ đi khám để điều trị.
Với nguyên nhân do thiếu máu, thiếu vitamin
Điều trị thiếu máu, bổ sung sắt khi nghi ngờ trẻ bị thiếu máu. Thường xuyên cho trẻ ăn các thức ăn cung cấp nhiều sắt như: thịt bò, trứng, các loại rau màu xanh đậm. Đồng thời, cho bé ăn thêm trái cây tươi hoặc uống nước ép trái cây để ngăn chặn tình trạng thiếu vitamin.
Với trẻ bị thiếu máu, da xanh xao, mệt mỏi, cha mẹ có thể tham khảo thuốc bổ Đông y để bồi bổ khí huyết, tăng cường sức khỏe tổng thể. Đông y có bài thuốc Thập toàn đại bổ nổi tiếng, cha mẹ có thể tham khảo cho con dùng.
Như vậy, trẻ em chân tay lạnh do nhiều nguyên nhân gây ra. Cha mẹ cần quan sát kỹ và để ý các triệu chứng kèm theo để sớm nhận biết vấn đề và xử trí cho phù hợp.
Thập toàn đại bổ Nhất NhấtBồi bổ khí huyết, điều trị suy nhược cơ thể kèm theo dương hư: • Thiếu máu, kém ăn, sắc mặt xanh xao, hơi thở ngắn, đánh trống ngực, chóng mặt, dễ ra mồ hôi, sức yếu, mệt mỏi, tay chân lạnh, • Suy giảm sức đề kháng của cơ thể đối với bệnh tật; • Phụ nữ mới sinh Thập Toàn Đại Bổ Nhất Nhất là thuốc điều trị, không phải thực phẩm chức năng. Sản xuất tại: Công ty TNHH Dược Phẩm Nhất Nhất |
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm