Trà giải cảm có hiệu quả không? Cách nào giải cảm an toàn nhanh chóng

Trà giải cảm có hiệu quả không? Cách nào giải cảm an toàn nhanh chóng
Trà giải cảm là giải pháp mà nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, có nhiều cách giải cảm an toàn khác mà bạn có thể sử dụng kết hợp, giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục.

Trà giải cảm có hiệu quả không? Cách nào giải cảm an toàn nhanh chóng

Công dụng và trà giải cảm

MỤC LỤC

Trà giải cảm là gì?

Các thành phần thường có trong trà giải cảm

Cách sử dụng trà giải cảm hiệu quả

Tác dụng phụ của trà giải cảm

Các phương pháp giải cảm khác

Trà giải cảm là gì?

Trà giải cảm là một loại thức uống được pha chế từ các thành phần tự nhiên, thường là các loại thảo dược, gia vị hoặc trái cây có hỗ trợ điều trị các triệu chứng của cảm lạnh, cảm cúm. Mục đích chính của trà giải cảm là giúp giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu như:

  • Sổ mũi, nghẹt mũi: Các thành phần có tính ấm, cay có thể giúp làm thông thoáng đường hô hấp.
  • Đau họng: Chất lỏng ấm có thể làm dịu cổ họng bị kích ứng. Một số thành phần có tính kháng viêm, kháng khuẩn.
  • Ho: Một số loại thảo dược có tác dụng long đờm, giảm ho.
  • Sốt: Một số thành phần có thể hỗ trợ hạ nhiệt nhẹ.
  • Đau đầu, mệt mỏi: Uống trà ấm có thể giúp thư giãn và giảm cảm giác khó chịu.
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Một số thành phần giàu vitamin và chất chống oxy hóa có thể hỗ trợ sức đề kháng của cơ thể.
  • Giữ ấm cơ thể: Đặc biệt trong thời tiết lạnh, trà ấm giúp cơ thể cảm thấy dễ chịu hơn.

Trà giải cảm có hiệu quả không? Cách nào giải cảm an toàn nhanh chóng

Trà giải cảm là một loại thức uống được pha chế từ các thành phần tự nhiê

Các thành phần thường có trong trà giải cảm

Tùy thuộc vào công thức và mục đích sử dụng, trà giải cảm có thể chứa một hoặc nhiều các thành phần sau:

  • Gừng: Tính ấm, giúp làm ấm cơ thể, giảm buồn nôn, long đờm, giảm đau họng.
  • Chanh: Giàu vitamin C, giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm ho, long đờm.
  • Mật ong: Có tính kháng khuẩn, làm dịu cổ họng, giảm ho.
  • Sả: Có tính ấm, giúp giải cảm, giảm đau đầu, nghẹt mũi.
  • Tía tô: Tính ấm, giúp giảm ho, làm dịu cổ họng, giảm nghẹt mũi.
  • Kinh giới: Có tác dụng kháng khuẩn, giúp giảm mệt mỏi, đau nhức.
  • Bạc hà: Chứa menthol giúp thông mũi, giảm ho, làm dịu cổ họng.
  • Hoa cúc: Có tác dụng an thần, kháng viêm, có thể giúp hạ sốt nhẹ.
  • Cam thảo: Có tác dụng làm dịu cổ họng, giảm ho.
  • Các loại thảo dược khác: Trần bì, tỏi, hành, quế

Cách sử dụng trà giải cảm hiệu quả

Dưới đây là cách sử dụng trà giải cảm hiệu quả để giúp giảm nhanh các triệu chứng cảm lạnh, cảm cúm như sốt nhẹ, nghẹt mũi, ho, đau đầu, mệt mỏi:

  • Uống khi mới chớm cảm: Thời điểm tốt nhất là ngay khi bạn cảm thấy có dấu hiệu như: hắt hơi, ớn lạnh, đau đầu nhẹ, sổ mũi, mệt mỏi.
  • Uống lúc còn nóng ấm: Trà nên được uống khi còn ấm nóng, không quá nguội để giữ được hiệu quả làm ấm cơ thể, tăng tuần hoàn máu và kích thích ra mồ hôi.
  • Thời điểm sử dụng: Buổi tối là thời điểm lý tưởng để uống trà, sau đó nghỉ ngơi, đắp chăn cho ra mồ hôi nhẹ sẽ giúp cơ thể phục hồi nhanh. Nên dùng sau ăn 15-20 phút.
  • Uống từ từ, từng ngụm nhỏ: dùng trà một cách từ từ giúp các thành phần trong trà thẩm thấu từ từ, làm dịu họng và giảm cơn ớn lạnh hiệu quả hơn.
  • Có thể uống nhiều lần trong ngày: Tùy thuộc vào loại trà và mức độ triệu chứng, bạn có thể uống 2-3 tách trà giải cảm mỗi ngày.

Tác dụng phụ của trà giải cảm

Mặc dù trà giải cảm là lựa chọn phổ biến giúp làm dịu các triệu chứng cảm lạnh như đau đầu, nghẹt mũi, sốt nhẹ hay mệt mỏi, nhưng việc sử dụng không đúng cách hoặc lạm dụng có thể gây ra một số tác dụng phụ.

Một số loại trà giải cảm chứa thành phần thảo dược như cam thảo, quế, gừng, xuyên tâm liên... nếu dùng quá liều có thể dẫn đến tình trạng tăng huyết áp, mất ngủ, rối loạn tiêu hóa, nóng trong người hoặc dị ứng.

Ngoài ra, với người có bệnh lý nền như huyết áp cao, tiểu đường, phụ nữ hoặc đang cho con bú, cần thận trọng khi sử dụng và nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Các phương pháp giải cảm khác

Ngoài việc dùng trà giải cảm, có rất nhiều phương pháp giải cảm tại nhà hiệu quả, đơn giản mà bạn có thể áp dụng như:

Nghỉ ngơi, giữ ấm đầy đủ

Khi bị cảm, cơ thể cần năng lượng để chống lại virus, vì vậy ngủ đủ và nghỉ ngơi hợp lý giúp hồi phục nhanh hơn.

Chườm ấm hoặc tắm nước gừng.

Dùng khăn ấm chườm trán nếu sốt nhẹ.

Nước gừng ấm pha loãng có thể dùng để tắm nhanh, giúp làm ấm cơ thể, lưu thông khí huyết.

Súc họng bằng nước muối ấm

Pha nước muối loãng: Hòa tan 1/4 - 1/2 muỗng cà phê muối trong một cốc nước ấm.

Súc họng thường xuyên: Súc họng 2-3 lần mỗi ngày, đặc biệt sau khi ăn hoặc khi cảm thấy đau họng. Nước muối giúp làm sạch vi khuẩn và giảm viêm.

Sử dụng bài thuốc Giải Cảm Đông y 

Bài thuốc Giải Cảm Đông y có thành phần gồm các thảo dược như Sinh khương (gừng), Hương phụ, Tía tô, Trần bì, Mạn kinh tử, Kinh giới, Phòng phong, Tần giao, Cam thảo, Xuyên khung… Các thành phần này theo y học cổ truyền có tác dụng phát tán phong hàn, giải biểu, chỉ thống, làm ra mồ hôi, lợi ngũ tạng.

Bài thuốc giúp làm giảm các triệu chứng cảm mạo tứ thời như hắt hơi, sổ mũi, đau đầu, ho, đau nhức mỏi cơ thể, sốt nhẹ.

Hiện nay, bài thuốc giải cảm hiệu quả này đã được chuyển giao sản xuất tại nhà máy đạt GMP-WHO, tạo nên Thuốc Giải Cảm dạng viên nén tiện sử dụng và dễ bảo quản.

Thuốc Giải Cảm dạng viên nén hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, người bị cảm có thể tham khảo sử dụng.

 

 

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Cùng chuyên mục
Da hỗn hợp nên dùng sữa rửa mặt nào? Những tiêu chí lựa chọn

Da hỗn hợp nên dùng sữa rửa mặt nào? Những tiêu chí lựa chọn

21-04-2025 20:06

Da hỗn hợp nên dùng sữa rửa mặt nào để làm sạch hiệu quả mà không gây khô da? Cùng tìm hiểu đặc điểm da hỗn hợp và cách lựa chọn sản phẩm làm sạch hiệu quả và an toàn cho làn da này.

Nổi bật trang chủ
Tương lai nào cho U17 Việt Nam?
21 Tháng 04, 2025

Không thể giành vé dự World Cup nhưng U17 Việt Nam đã thể hiện màn trình diễn rất ấn tượng ở giải U17 châu Á 2025.

Đọc thêm
Phát triển GD đến 2030, tầm nhìn đến 2045: Vươn tầm châu lục và thế giới

Phát triển GD đến 2030, tầm nhìn đến 2045: Vươn tầm châu lục và thế giới

21 Tháng 04, 2025

Theo các chuyên gia, mục tiêu trong giai đoạn 2030 2045, giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của châu Á và...

Messi lại giúp giải MLS lập kỷ lục

Messi lại giúp giải MLS lập kỷ lục

21 Tháng 04, 2025

Lionel Messi giúp chủ nhà Columbus Crew lập kỷ lục về lượng khán giả đến sân xem đông nhất trong một trận đấu bóng đá...

Philippines: Đưa Thế vận hội Đặc biệt vào trường học

Philippines: Đưa Thế vận hội Đặc biệt vào trường học

21 Tháng 04, 2025

Bộ Giáo dục Philippines (DepEd) đã ký kết biên bản ghi nhớ với tổ chức Special Olympics Pilipinas tại Trường dành cho người khiếm thính...

Thuốc giả: 'Gánh nặng' của hệ thống y tế

Thuốc giả: 'Gánh nặng' của hệ thống y tế

21 Tháng 04, 2025

Việc sử dụng thuốc giả có thể dẫn đến tình trạng thất bại trong điều trị, gây biến chứng, chi phí điều trị cao hơn....

Bắt giữ người phụ nữ vận chuyển trái phép 4kg vàng qua biên giới

Bắt giữ người phụ nữ vận chuyển trái phép 4kg vàng qua biên giới

21 Tháng 04, 2025

Phạm Thị Vân Anh (41 tuổi) giấu 4kg vàng phía trước bụng, nhập cảnh qua Cửa khẩu quốc tế Móng Cái thì bị bắt giữ....

0.73918 sec| 2267.727 kb