Thông tin trên VNN cho biết, ngày 21/4, Sở GD-ĐT TP.HCM đề xuất với UBND TP.HCM mức thu học phí năm học 2022-2023 đối với một số cấp học. Cụ thể, đề xuất thực hiện theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ, Sở GD-ĐT TP.HCM đề xuất UBND TP.HCM chủ trương thực hiện mức thu học phí đối với các trường chưa tự bảo đảm chi thường xuyên.
Với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên bằng mức sàn thu học phí đối với các địa bàn dân cư thành thị và nông thôn tương đương với nhóm 1 và nhóm 2 là 100.000 đến 300.000 đồng/học sinh/tháng. Từ năm học 2023-2024 trở đi thì sẽ căn cứ thực hiện theo khoản 3 Điều 9 của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP.
Đối với các trường mầm non, phổ thông tự bảo đảm chi thường xuyên; tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư như sau: Thực hiện theo quy định tại điểm b,c khoản 2 Điều 9 Nghị định số 81/2021/NĐ-CP về mức học phí năm học 2022 – 2023.
Trong khi đó, với các trường tiểu học chưa tự bảo đảm chi thường xuyên: bằng mức sàn thu học phí đối với các địa bàn dân cư thành thị và nông thôn tương đương với nhóm 1 và nhóm 2 là 100.000 đến 300.000 đồng/học sinh/tháng đối với bậc iểu học: Căn cứ quy định tại điểm a khoản 2 Điều 9 Nghị định số 81/2021/NĐ-CP.
Mức học phí đối với cấp tiểu học quy định tại khoản này cũng làm căn cứ thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí cho học sinh tiểu học tư thục ở địa bàn chưa đủ trường tiểu học công lập và các đối tượng học sinh tiểu học tư thục thuộc đối tượng được hưởng chính sách miễn, giảm học phí theo quy định.
Theo thông tin Thanh Niên, Nghị định số 81/2021/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo của Chính phủ, có hiệu lực thi hành từ ngày 15.10.2021 thì khung học phí năm học 2022 - 2023 (mức sàn - mức trần) đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên như sau: Ở thành thị, mầm non và tiểu học từ 300.000 - 540.000 đồng/học sinh/tháng, THCS và THPT từ 300.000 - 650.000 đồng/học sinh/tháng; Ở nông thôn, mầm non và tiểu học từ 100.000 - 220.000 đồng/học sinh/tháng, THCS từ 100.000 270.000 đồng/học sinh/tháng, THPT từ 200.000 - 330.000 đồng/học sinh/tháng; Ở vùng dân tộc thiểu số thì mầm non và tiểu học từ 50.000 - 110.000 đồng/học sinh/tháng, THCS từ 50.000 - 170.000 đồng/học sinh/tháng, THPT từ 100.000 - 220.000 đồng/học sinh/tháng.
VietNamNet thông tin, Sở GD-ĐT nhận định khung thu học phí đang đề xuất là phù hợp với điều kiện thực tế. Bên cạnh đó, việc điều chỉnh mức thu học phí hợp lý cũng góp phần tăng nguồn thu cho các cơ sở giáo dục và đào tạo, cùng với ngận sách nhà nước nâng cao mức đầu tư trên mỗi học sinh, đồng thời tạo nguồn điều tiết ngân sách đầu tư nhiều hơn ở nơi còn nhiều khó khăn, thực hiện tốt tính công bằng trong hệ thống giáo dục.
Theo quy định của Chính phủ, học sinh tiểu học được miễn học phí nên đề xuất mức học phí đối với bậc tiểu học nói trên sẽ làm căn cứ thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí cho học sinh tiểu học tư thục ở địa bàn chưa đủ trường tiểu học công lập và các học sinh tiểu học tư thục thuộc đối tượng được hưởng chính sách miễn, giảm học phí theo quy định.
Theo Thanh Niên, Sở GD-ĐT đề xuất thời gian áp dụng chủ trương này bắt đầu từ quý 2 năm 2022. Đồng thời, theo Sở, mức học phí đề xuất nêu trên căn cứ theo mức sàn là mức thấp nhất quy định trong Nghị định. Tuy nhiên, so với mức học phí năm học 2021 - 2022 và các năm học trước của TP.HCM thì mức này có tăng.
Để giảm tác động đến xã hội và người học do tăng học phí, không làm ảnh hưởng đến đời sống của bộ phận người dân có thu nhập thấp, Sở GD-ĐT khẳng định TP.HCM khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh, sinh viên trên địa bàn thuộc các diện chính sách được đi học, đồng thời sẽ luôn đi đầu trong các chính sách miễn, giảm, hỗ trợ chi phí học tập theo đúng quy định, xây dựng các chính sách miễn, giảm, hỗ trợ khác đặc thù khác của thành phố góp phần ổn định tình hình đi học lại được an toàn, hiệu quả.
Theo báo VTC News, tại khoản 3, Điều 99 Luật Giáo dục sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1/7/2020 tiếp tục kế thừa tinh thần của Hiến pháp 2013, quy định rõ: “Học sinh tiểu học trong cơ sở giáo dục công lập không phải đóng học phí; ở địa bàn không đủ trường công lập, học sinh tiểu học trong cơ sở giáo dục tư thục được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí, mức hỗ trợ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định”.
Tại Điều 6, Nghị định số 86/2015 ban hành ngày 2/10/2015 quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021 quy định về đối tượng không phải đóng học phí như sau: "Đối tượng không phải đóng học phí tại các cơ sở giáo dục công lập bao gồm: Học sinh tiểu học; học sinh, sinh viên sư phạm; người học các ngành chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Giáo dục đại học".
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm