Làm gì khi bị chảy máu chân răng khi ngủ dậy
Chảy máu chân răng khi ngủ dậy là bệnh gì?
Chảy máu chân răng là tình trạng nướu bị tổn thương do chấn thương hoặc do một số bệnh lý nào đó gây ra. Thông thường, ở những người khỏe mạnh nướu sẽ săn chắc, màu hồng hào và không dễ chảy máu. Đối với những người có vấn đề về răng miệng, chỉ cần tác động một lực nhẹ vào nướu như đánh răng mạnh, bàn chải đánh răng cứng, dùng chỉ nha khoa… cũng có thể bị chảy máu chân răng.
Chảy máu chân răng có thể xuất hiện kèm theo các triệu chứng như sưng lợi, hôi miệng, đau nhức răng hoặc không có biểu hiện gì đặc biệt.
Muốn loại bỏ được tình trạng chảy máu chân răng, người bệnh cần tìm ra đúng nguyên nhân để khắc phục kịp thời.
Nguyên nhân gây chảy máu chân răng khi ngủ dậy
Chảy máu chân răng khi ngủ dậy có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý răng miệng hoặc do một số nguyên nhân sức khỏe khác, cụ thể:
Do viêm nha chu
Đây là một trong những nguyên nhân chính gây chảy máu chân răng khi ngủ dậy. Bởi khi bị viêm nha chu, răng và tổ chức xung quanh răng bị yếu hơn nhiều, khiến răng dễ bị lung lay, thậm chí mất răng, cao răng và viêm nhiễm nặng.
Do viêm lợi (hay còn gọi là viêm nướu)
Vệ sinh răng miệng không đúng cách khiến mảng bám và cao răng tích tụ, lâu dài gây ra viêm lợi, khiến lợi bị sưng đỏ, căng phồng, dễ bị kích thích và gây ra tình trạng chảy máu chân răng. Viêm lợi để lâu ngày không điều trị sẽ dẫn đến tụt nướu, viêm nha chu, ê buốt răng và mất thẩm mỹ.
Chảy máu chân răng có thể là do viêm lợi
Áp xe chân răng
Một trong những biểu hiệu của áp xe chân răng đó chính là chảy máu răng, răng bị đau nhức liên tục, vi khuẩn tấn công chân răng gây ra ổ mủ áp xe, khiến hốc răng bị viêm nặng. Vùng má chỗ chân răng bị áp xe có thể sưng vù. Viêm nhiễm nặng cũng gây sốt cao.
Răng mọc lệch
Răng mọc lệch có thể khiến việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn, mảng bám dễ tích tụ và gây viêm lợi, chảy máu chân răng.
Do thiếu vitamin C hoặc K
Đây là hai loại vitamin cần thiết cho việc đông máu. Khi thiếu hụt vitamin C, K, bên cạnh việc đau nhức người, mệt mỏi, buồn ngủ, người bệnh có thể bị chảy máu ở chân răng.
Do tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc như thuốc loãng máu cũng có thể gây ra tình trạng chảy máu chân răng ở bệnh nhân đang điều trị đông máu.
Do nội tiết tố thay đổi
Khi bước vào giai đoạn dậy thì, mang thai, mãn kinh hoặc khi sử dụng thuốc tránh thai, nội tiết tố của phụ nữ thường thay đổi thất thường có có thể khiến lưu lượng máu tới nướu tăng, nướu nhạy cảm hơn và dẫn tới hiện tượng chảy máu chân răng.
Do bị sốt xuất huyết
Đối với người bệnh sốt xuất huyết, bên cạnh các triệu chứng như xuất huyết ở da, chảy máu cam, người bệnh cũng có thể có triệu chứng chảy máu răng.
Ung thư miệng
Hầu hết các bệnh nhân ung thư miệng đều gặp phải tình trạng chảy máu chân răng kèm theo một số triệu chứng khác như khó nhai, khó nuốt, hôi miệng, sưng, nổi hạch vùng cổ và viêm loét khoang miệng.
Ngoài ra, còn một số vấn đề khác cũng khiến chảy máu chân răng khi ngủ dậy đó là nhiễm trùng, thiếu máu, ung thư vú… Hoặc do một số thói quen như dùng chỉ nha khoa sai cách, dùng bàn chải đánh răng quá cứng, do vệ sinh răng miệng kém, không đánh răng buổi tối, do nghiến răng khi ngủ, hoặc do hút thuốc lá làm tích tụ cao răng nhiều…
Dùng chỉ nha khoa sai cách có thể gây chảy máu chân răng
Cần làm gì khi bị chảy máu chân răng khi ngủ dậy?
Để cải thiện tình trạng chảy máu chân răng khi ngủ dậy, bạn có thể áp dụng một số cách đơn giản sau:
Bỏ thói quen gây hại răng
Loại bỏ các thói quen xấu như hút thuốc lá, ăn đêm, ăn các đồ chua, cay nóng dễ khiến răng lợi bị kích ứng và càng làm tình trạng chảy máu chân răng trở nên tồi tệ hơn.
Điều trị các vấn đề sức khỏe là nguyên nhân gây chảy máu chân răng
Viêm nha chu, viêm lợi, áp xe chân răng, ung thư, thiếu máu, sốt xuất huyết… đều có triệu chứng là chảy máu chân răng. Điều trị những bệnh này thì tình trạng chảy máu chân răng sẽ giảm hẳn hoặc không còn.
Dùng thuốc điều trị
Trong trường hợp chảy máu chân răng kéo dài kèm theo các vấn đề khác như răng lung lay, áp xe chân răng… người bệnh nên đi khám đề được điều trị và xử lý phù hợp, tránh để lâu sẽ gây biến chứng.
Một số loại thuốc kháng sinh có thể được bác sĩ kê để loại bỏ tình trạng chảy máu chân răng đó là Amoxicillin, Metronidazole, Penicillin, Tetracycline… Khi sử dụng các loại thuốc này, người bệnh chảy máu chân răng cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, tránh sử dụng sai liều lượng vì nó có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
Thay đổi chế độ ăn uống
Bổ sung thêm các loại hoa quả, trái cây giàu vitamin C và vitamin K như ổi, cam, chanh, bưởi, chuối…. để vết thương ở chân răng nhanh lành, hạn chế chảy máu chân răng.
Khám răng định kỳ
Khám nha khoa định kỳ để loại bỏ cao răng, ngăn ngừa viêm nướu và các bệnh về răng miệng khác.
Chú ý cách đánh răng
Nên đánh răng 2 lần mỗi ngày với bàn chải mềm, không đánh răng quá mạnh để tránh làm xước lợi gây chảy máu chân răng.
Dùng nước ngậm răng miệng thảo dược
Sau khi đánh răng, nên sử dụng nước ngậm răng miệng thảo dược tiêu biểu như Nước Ngậm Răng Miệng Nhất Nhất để hỗ trợ làm sạch răng miệng, hỗ trợ giảm viêm nướu, chảy máu chân răng, viêm loét miệng.
Khác với nước súc miệng, cần ngậm dung dịch Nước Ngậm Răng Miệng Nhất Nhất trong miệng khoảng 3-5 phút, trong thời gian ngậm thỉnh thoảng súc nhẹ để làm sạch răng miệng tốt hơn.
NƯỚC NGẬM RĂNG MIỆNG NHẤT NHẤTCông dụng: - Hỗ trợ làm giảm nhanh đau nhức răng, hỗ trợ ngăn ngừa và làm giảm viêm lợi do sâu răng, viêm chân răng, viêm nướu tụt lợi, chảy máu chân răng, răng lung lay. - Hỗ trợ làm giảm sự nhạy cảm của răng, ê buốt với môi trường nóng, lạnh, chua, làm giảm mảng bám, cao răng. - Hỗ trợ ngăn ngừa, làm giảm viêm loét miệng do nhiệt và giảm nhanh đau rát do viêm loét miệng do nhiệt. - Bảo vệ sức khỏe răng miệng toàn diện, làm sạch răng miệng, khử mùi hôi, hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm về đường răng miệng, cho hơi thở thơm tho. Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT |
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm