Đau đầu vì không biết thường xuyên bị đầy bụng phải làm sao?
MỤC LỤC:
Đầy bụng là tình trạng gì?
Nguyên nhân gây đầy bụng là gì?
Bụng đầy hơi phải làm sao?
Các biện pháp cải thiện và ngăn ngừa đầy bụng
Đầy bụng là tình trạng gì?
Đầy bụng hay còn gọi là đầy hơi, có cảm giác căng tức, áp lực hoặc chướng bụng, đôi khi có thể kèm theo dấu hiệu bụng căng phồng rõ rệt.
Đầy bụng, chướng bụng có thể xảy ra mà không kèm theo các triệu chứng tiêu hóa khác, là các rối loạn cơ năng khi ăn quá nhiều khiến dạ dày và ruột gặp quá tải trong việc xử lý thức ăn.
Trong các trường hợp rối loạn liên quan tới chức năng tiêu hóa, người bệnh có thể có thêm các vấn đề khác như:
Có cảm giác khí bị mắc kẹt trong bụng, khó chịu vùng bụng
Thay đổi thói quen đại tiện (tiêu chảy và/hoặc táo bón)
Ăn uống không ngon miệng, chán ăn
Đau bụng âm ỉ hoặc đau thắt nghiêm trọng
Buồn nôn và/hoặc nôn
Nhu cầu đi ngoài tăng
Sụt cân
Có các dấu hiệu thiếu máu
Triệu chứng thường có ở người bị đầy bụng
Nguyên nhân gây đầy bụng là gì?
Cơ chế dẫn tới tình trạng đầy và căng chướng bụng có thể là do:
Sự di chuyển chậm của thức ăn, khí và chất lỏng trong đường tiêu hóa
Việc thoát khí bị cản trở gây ợ hơi, ợ chua
Vi khuẩn lên men thức ăn trong ruột cản trở quá trình tiêu hóa thức ăn
Phản xạ bụng/cơ hoành bất thường
Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây đầy bụng, khó tiêu, nhưng được chia thành 2 nhóm chính: do chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt không khoa học và do các bệnh lý trên đường tiêu hóa.
Do nguyên nhân từ lối sống
Chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt thiếu khoa học có thể gây hại cho dạ dày, ruột, làm chậm quá trình tiêu hóa và gây đầy bụng:
Ăn quá nhiều chất béo, đồ ăn chiên rán, tinh bột, ăn nhiều đồ cay nóng
Ăn ít rau xanh, trái cây
Uống ít nước
Sử dụng thường xuyên đồ uống có ga, nước ngọt, rượu bia, chất kích thích
Ăn quá nhanh hoặc quá no, không nhai kỹ, vừa ăn vừa xem tivi hoặc nghịch điện thoại…
Nằm ngay sau khi ăn
Ăn không đúng bữa, bỏ bữa, ăn không theo thời gian cụ thể
Lười vận động, thường xuyên ngồi một chỗ
Đầy bụng do các bệnh lý về đường tiêu hóa
Cảm giác đầy bụng, khó tiêu có thể là dấu hiệu của bệnh lý về dạ dày hoặc đường ruột. Trong đó, một số bệnh lý phổ biến nhất là:
Hội chứng ruột kích thích (IBS)
Chứng khó tiêu chức năng
Hội chứng liệt dạ dày
Trào ngược dạ dày - thực quản
Viêm loét dạ dày, đại tràng
Giãn thực quản
Ngoài ra, triệu chứng đầy hơi, khó tiêu cũng có thể là do tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc giảm đau, kháng sinh.
Đầy bụng thường do ảnh hưởng từ lối sống và chế độ sinh hoạt
Bụng đầy hơi phải làm sao?
Để cải thiện và chấm dứt tình trạng đầy hơi, chướng bụng, việc quan trọng là xác định và điều trị nguyên nhân gây bệnh, giảm triệu chứng đồng thời thay đổi chế độ ăn và sinh hoạt để tránh đầy bụng xuất hiện trở lại.
Tùy vào bệnh lý nguyên nhân trong từng trường hợp mà bệnh nhân được chỉ định điều trị với các thuốc thích hợp.
Một số các nhóm thuốc thường được sử dụng bao gồm: thuốc chữa viêm loét dạ dày, thuốc giảm nhu động ruột, thuốc giảm đau, nhuận tràng...
Các biện pháp cải thiện và ngăn ngừa đầy bụng
Đầu bụng ảnh hưởng rất nhiều từ chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng. Căn bằng dinh dưỡng là cách tốt nhất để giảm nguy cơ khó tiêu, đầy hơi, đầy bụng.
Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt
Tăng cường ăn rau xanh và trái cây, giảm tinh bột, hạn chế đồ ăn có nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng…
Uống nhiều nước lọc thay vì các loại đồ uống có ga, bia rượu, nước ngọt
Không ăn tối muộn và không ngủ ngay sau khi ăn tối
Tích cực tập thể dục, chơi thể thao
Bổ sung các loại thực phẩm hỗ trợ chữa chướng bụng đầy hơi, khó tiêu: cháo đậu xanh, sữa chua, gừng, tỏi, đu đủ, dứa, cam, bưởi...
Uống nước chanh nóng, chanh gừng mật ong, nước ép cà rốt, trà gừng mật ong, dấm rượu táo pha nước ấm, trà hoa cúc.
Massage bụng giúp giảm triệu chứng đầy bụng
Xoa nhẹ nhàng vùng bụng theo chiều kim đồng hồ có thể giúp bạn đẩy lùi triệu chứng đầy hơi.
Có thể dùng kết hợp với túi chườm nóng cũng mang lại hiệu quả tương tự.
Bổ sung men vi sinh probiotics
Loạn khuẩn đường ruột có thể khiến đường ruột yếu đi, suy giảm chức năng và giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn.
Bổ sung men vi sinh giúp bổ sung lợi khuẩn đường ruột, hỗ trợ giảm rối loạn tiêu hóa, giúp giảm các triệu chứng: tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi do loạn khuẩn đường ruột.
Người bị đầy bụng, đầy hơi do loạn khuẩn đường ruột có thể tham khảo sử dụng.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bột men vi sinh MENBIO Thành phần: Dạng bột: (01 gam/ 1 gói) Bacillus clausii (dạng bào tử) 2 x 109 CFU/g, phụ liệu Công dụng Bổ sung lợi khuẩn đường ruột. Đối tượng sử dụng Cách dùng |
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm