I. Vì sao bị ngứa mũi?
Trước khi tìm hiểu các mẹo chữa ngứa mũi hiệu quả, người bệnh cũng nên tìm hiểu và xác định được nguyên nhân khiến mình bị ngứa mũi là gì. Dưới đây là tổng hợp 8 nguyên nhân gây ngứa mũi điển hình mà người bệnh có thể gặp phải:
1. Viêm mũi dị ứng
Không chỉ gây ngứa mũi, viêm mũi dị ứng còn kèm theo các triệu chứng như nghẹt mũi, hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mắt, đau đầu, đau họng, thở khò khè…
Cả viêm mũi dị ứng theo mùa và viêm mũi dị ứng quanh năm đều xuất hiện do có sự tác động từ các yếu tố nguy cơ như: thời tiết, phấn hoa, nhiệt độ, nấm mốc, chất dị ứng… Có đến 20 - 30% người lớn bị ảnh hưởng bởi viêm mũi dị ứng, một số còn có thể gặp ở cả trẻ em - đối tượng có sức đề kháng yếu.
Ngứa mũi do viêm mũi dị ứng còn kèm theo các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mắt...
2. Viêm xoang
Bạn thường xuyên bị ngứa mũi thì cũng có khả năng bạn bị viêm xoang. Để xác định bạn có bị viêm xoang hay không thì cần xem xét thêm các triệu chứng đi kèm. Viêm xoang là một bệnh lý chủ yếu do cơ địa, khi niêm mạc mũi xoang tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ sẽ kích thích bùng phát nhiễm trùng. Viêm xoang được chia làm hai loại là viêm xoang cấp tính và viêm xoang mạn tính.
Nếu bạn bị kèm theo cảm giác ngứa mũi diễn ra trong vài tuần đi cùng với các triệu chứng: nặng nhức mặt, đau đầu, đau hàm, ngứa mũi và đau quanh hốc mắt, khó thở… thì khả năng bạn đã bị mắc viêm xoang mạn tính.
Viêm xoang mạn tính gây ra triệu chứng ngứa mũi trong vài tuần đi cùng với cảm giác nặng nhức mặt, đau đầu, đau hàm, đau quanh hốc mắt, khó thở…
3. Cảm lạnh do vi rút
Cảm lạnh thông thường do tác nhân virus cũng có thể là nguyên nhân gây ngứa mũi. Tình trạng này xảy ra khá phổ biến khi cơ thể con người thường bị cảm vào bất cứ mùa nào trong năm, nhiều nhất là vào các thời điểm giao mùa sang mùa lạnh.
Ngứa mũi là một trong các dấu hiệu cảnh báo cơ thể sắp tới sẽ bị cảm lạnh. Sau đó người bệnh sẽ bị nghẹt mũi, sổ mũi và có cảm giác đau đầu, mệt mỏi, nhức cơ… Khi vi rút, vi trùng cảm lạnh tiến tới thâm nhập vào trong mũi xoang, cơ thể lúc này để chống lại tác nhân gây bệnh sẽ tiết dịch nhầy ở mũi để nhằm đẩy vi trùng ra hỏi mũi.
Cảm lạnh do vi rút gây ngứa mũi
4. Bị kích ứng mũi
Các chất gây kích ứng niêm mạc mũi thường là khói bụi, hóa chất công nghiệp, khói thuốc lá, khô hanh, phấn hoa… Khi tiếp xúc với các chất này, bạn thường có xu hướng hắt hơi liên tục, chảy nước mắt và ngứa mũi.
Niêm mạc mũi khi bị kích ứng bởi khói bụi, hóa chất công nghiệp, khói thuốc lá, khô hanh, phấn hoa… cũng có thể gây ngứa mũi
5. Polyp mũi
Polyp mũi thường là các khối nhỏ, mềm xuất hiện trong niêm mạc mũi nhưng không phải là tế bào ung thư. Polyp mũi gây ngứa mũi hay gặp ở những bệnh nhân bị viêm xoang mạn tính. Nếu không điều trị triệt để, dần dần các khối polyp sẽ lớn theo thời gian, gây khó chịu và cản trở hô hấp, khả năng khứu giác của người bệnh.
Tình trạng polyp ngứa mũi này cũng có thể liên quan đến các bệnh lý như dị ứng, hen suyễn, rối loạn miễn dịch hoặc người bệnh bị mẫn cảm với một số thành phần của thuốc.
Polyp mũi gây ngứa mũi hay gặp ở những bệnh nhân bị viêm xoang mạn tính
6. Đau nửa đầu
Chứng đau nửa đầu không chỉ gây đau phần đầu mà còn kèm thêm nhiều triệu chứng khác: Mắt mờ, buồn nôn và nôn, nhạy cảm với ánh sáng, ngứa các vùng trên mặt… Chính vì thể mà cảm giác ngứa mũi cũng có thể là triệu chứng cho thấy bạn sắp bị đau nửa đầu.
Ngứa mũi cũng có thể cảnh báo cho thấy bạn sắp bị đau nửa đầu
7. Bị khô mũi
Khô mũi có thể khiến niêm mạc lòng mũi bị kích ứng gây ngứa mũi mỗi lần khí lưu thông hít thở. Hầu hết các trường hợp khô mũi thường liên quan đến các yếu tố từ môi trường, như gió, khí hậu, nhiệt độ hoặc do thói quen xì mũi quá thường xuyên… Tác dụng phụ của một vài loại thuốc như thuốc cảm lạnh và dị ứng cũng có thể khiến bạn bị khô mũi gây ngứa.
Khô mũi khiến niêm mạc lòng mũi bị kích ứng gây ngứa mũi
8. Bị khối u trong mũi
Các khối u trong mũi có thể phát triển lành tính (không gây ung thư) hoặc ác tính (dẫn tới ung thư). Mặc dù khá hiếm gặp với các trường hợp khối u ác tính trong mũi nhưng nếu mắc bệnh sẽ kèm theo các triệu chứng như ngứa mũi, ngạt mũi, đau vùng mắt - trán hoặc xung quanh tai, thường gây nhiễm trùng, loét trong mũi, xoang…
Bị khối u trong mũi là nguyên nhân gây ngứa mũi
II. Phòng ngừa và cải thiện tình trạng ngứa mũi
Bên cạnh đó, người bệnh có thể kết hợp với một số phương pháp tiện dụng thực hiện ngay tại nhà:
1. Vệ sinh mũi với nước muối sinh lý
Đây là phương pháp đơn giản và quen thuộc giúp bạn đối phó nhẹ nhàng với tình trạng bị ngứa mũi. Vệ sinh mũi xoang bằng nước muối sinh lý giúp làm sạch niêm mạc mũi, loại bỏ đi dịch nhầy dư thừa và ổ viêm nhiễm lòng mũi (nếu có).
Bên cạnh đó, vệ sinh mũi còn đem lại cảm giác thông thoáng, sạch khuẩn và dễ chịu khi hít thở (đối với người bị ngứa mũi kèm theo nghẹt mũi, tắc cứng mũi).
Vệ sinh mũi trị ngứa mũi với nước muối sinh lý
2. Tránh tiếp xúc với các chất gây kích ứng mũi
Nếu bạn là người dễ bị dị ứng khi tiếp xúc với các chất kích thích thì việc hạn chế tiếp xúc với các chất này là điều nên làm để tránh bị ngứa mũi, hắt xì hơi... Các chất gây kích ứng mũi thường gặp là: phấn hoa, bụi bẩn, nước hoa, hoá chất, lông động vật…
3. Uống nhiều nước
Với trường hợp ngứa mũi do niêm mạc mũi bị khô, việc bổ sung nhiều nước là điều cần thiết. Cách làm đơn giản này giúp niêm mạc mũi được cung cấp độ ẩm ổn định, dứt điểm ngứa mũi.
Uống nhiều nước cải thiện tình trạng khô mũi, ngứa mũi
4. Dùng máy tạo ẩm không khí trong phòng
Máy tạo độ ẩm như phun sương cũng là một cách hay cung cấp độ ẩm cho mũi. Giải pháp này đơn giản và tiện dụng hơn rất nhiều khi bạn chỉ cần đặt 1 máy độ ẩm trong phòng là được. Máy tạo độ ẩm thường được dùng khi người bệnh bị ngứa mũi do thời tiết hanh khô, sử dụng điều hoà khiến nhiệt độ xuống thấp hút hết khí ẩm…
5. Hạn chế xì mũi mạnh
Khi tiếp xúc với các yếu tố kích ứng khiến lòng mũi ngứa, người bệnh thường có thói quen xì mũi để cải thiện tình trạng này.
Tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo người bệnh không nên xì mũi quá mạnh, vì điều này có thể dẫn đến tổn thương, mũi càng khô và dễ bị kích ứng ngứa hơn. Đồng thời bạn cũng không nên sử dụng các vật dụng sắc nhọn ngoáy chọc mũi có nguy cơ gây xước niêm mạc mũi.
6. Sử dụng thuốc chống dị ứng
Thuốc chống dị ứng không kê đơn có thể giúp bạn giảm các triệu chứng, tuy nhiên để đảm bảo an toàn tuyệt đối khi sử dụng thuốc nhắm tránh các tác dụng phụ có thể xảy ra, người bệnh vẫn nên tìm đến bác sĩ để được tư vấn và chỉ định sử dụng.
7. Thuốc điều trị cảm lạnh
Trong trường hợp bị cảm lạnh gây ngứa mũi, người bệnh nên sử dụng các loại thuốc trị cảm lạnh trị từ gốc nguyên nhân. Từ đó các biểu hiện ngứa mũi, nghẹt mũi… cũng được giải quyết hoàn toàn.
Sử dụng thuốc điều trị bệnh lý gây ngứa mũi
8. Thuốc xịt mũi
Thuốc xịt mũi có tác dụng làm nóng, giảm kích ứng sưng tấy tại niêm mạc, từ đó làm giảm đi phần nào các triệu chứng nghẹt mũi ngứa mũi.
9. Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt
- Chế độ dinh dưỡng: Bổ sung nhiều thực phẩm tăng đề kháng cho cơ thể, đặc biệt là niêm mạc mũi - Cửa ngõ hô hấp như mật ong, rau xanh, omega 3…
- Chế độ sinh hoạt: Tăng cường luyện tập thể chất để đẩy mạnh đề kháng, giữ ẩm cho cơ thể tránh bị cảm lạnh, đeo khẩu trang hạn chế bụi bẩn… đều là cách phòng ngừa các dị ứng tại niêm mạc mũi gây ngứa.
Để điều trị dứt điểm cảm giác ngứa mũi, bạn cần xác định rõ chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng này từ đó mới có biện pháp điều trị phù hợp. Trong trường hợp ngứa mũi do viêm mũi dị ứng, viêm xoang người bệnh nên tìm cách kiểm soát và khắc phục 2 bệnh lý này, từ đó triệu chứng ngứa mũi mới được dứt điểm hoàn toàn.
Vì ngứa mũi là tình trạng triệu chứng khá phổ biến của nhiều bệnh lý. Vì vậy mà khi thấy ngứa mũi diễn ra thường xuyên, để xử lý dứt điểm tốt hơn hết người bệnh nên đi khám để có kết quả nguyên nhân chính xác. Bên cạnh đó những người có đang bị viêm mũi dị ứng, viêm xoang… nên nhanh chóng điều trị, nếu không tình trạng ngứa mũi chắc chắn còn xuất hiện trở lại.
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm