I - Tại sao ăn mặn xong bị chóng mặt?
Nhiều người có thói quen ăn mặn thường hay bị chóng mặt nên hoang mang, lo lắng. Triệu chứng khó chịu này cảnh báo những dấu hiệu sức khỏe có liên quan đến não bộ hoặc hệ tiền đình nằm sâu bên trong.
1. Rối loạn tiền đình
Hệ tiền đình nằm sâu bên trong não, phía sau ốc tai có chức năng duy trì thăng bằng trong các tư thế, hoạt động. Khi cơ quan này bị tổn thương do không được cung cấp đủ máu sẽ hoạt động kém ổn định. Từ đó khiến cơ thể bị mất thăng bằng, chóng mặt hoa mắt, đi đứng loạng choạng.
Một người khi đã sẵn mắc rối loạn tiền đình thì việc ăn uống chỉ là yếu tố nguy cơ khiến chóng mặt thường xuyên “ghé thăm”, cho dù ăn mặn cũng sẽ dễ bị chóng mặt, thậm chí các triệu chứng sẽ nặng thêm bởi một số tác nhân bổ sung như huyết áp, tăng natri...
2. Huyết áp cao
Khi bạn nạp quá nhiều lượng natri vào cơ thể khiến thận khó đào thải các chất lỏng cần thiết ra khỏi cơ thể dẫn đến huyết áp cao. Khi huyết áp cao sẽ xảy ra các triệu chứng khó chịu như choáng, chóng mặt.
3. Các triệu chứng natri cao
Khi ăn mặn, lượng natri trong muối tăng cao là nguyên nhân dẫn đến chóng mặt. Mặc dù natri là chất rất cần thiết cho cơ thể song nếu hàm lượng chất này cao sẽ gây ra các vấn đề như mất nước quá mức làm mất cân bằng điện giải trong cơ thể. Điều này dẫn đến chứng chóng mặt, đi tiểu ít hơn bình thường, tiêu chảy và nôn mửa.
Nếu như bạn nhận thấy mình bị chóng mặt thường xuyên hãy để ý xem lượng natri nạp vào trong cơ thể nhé. Cần đảm bảo một lượng vừa đủ, phù hợp tốt cho sức khỏe.
Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể chọn các dạng muối ăn, thực phẩm có hàm lượng natri thấp. Nên hạn chế ăn bánh quy, khoai tây chiên, xúc xích, phô mai.
4. Chứng rối loạn tai trong (bệnh Meniere)
Căn bệnh này gây ra triệu chứng chóng mặt, ù tai dù đang ở nơi yên tĩnh, không có tiếng ồn. Khi chúng ta ăn mặn, uống nhiều rượu, cafe càng làm nặng thêm chứng rối loạn trong tai kéo theo chóng mặt nặng hơn.
5. Bệnh lý tim mạch
Ăn mặn là một trong những nguyên nhân gây bệnh tim mạch. Khi nhịp tim bị rối loạn, máu lên não bị gián đoạn; người bệnh thường bị chóng mặt, ngất xỉu. Hệ thống tiêu hóa bị ảnh hưởng khiến cho người bệnh chán ăn, buồn nôn, người mệt mỏi.
II - Bị chóng mặt khi ăn mặn phải làm sao?
Thói quen ăn mặn lâu ngày sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Không chỉ hại cho gan, thận mà còn tăng thêm triệu chứng chóng mặt. Do vậy chúng ta cần thay đổi về chế độ ăn uống sao cho khoa học, phù hợp.
1. Cắt giảm, hạn chế lượng natri hàng ngày
Tùy theo mỗi cá nhân mà lượng natri tiêu thụ vào là khác nhau. Theo WHO mỗi người nên dùng từ 2 - 3 gram muối/ ngày (tương đương một muỗng cà phê) là hợp lý.
Bản thân chúng ta hay gia đình có thể áp dụng những biện pháp đơn giản sau:
- Tập thói quen nêm ít muối, nước mắm… mỗi khi nấu nướng.
- Nên hạn chế ăn khoai tây chiên, đồ ăn đóng hộp, bánh pizza… là những sản phẩm có hàm lượng muối cao.
- Nên tăng cường dùng thực phẩm tự nhiên, kiểm soát tốt mỗi khi nêm gia vị mặn.
2. Uống nhiều nước trong & sau bữa ăn
Nước giúp máu huyết vận chuyển lên não, lưu thông máu trong cơ thể tốt. Vì vậy khi bị chóng mặt, choáng váng chúng ta có thể uống nước lọc như là một biện pháp cứu cánh kịp thời cũng rất tốt.
Còn với nhiều người với thói quen ăn mặn cho đậm đà hơn, việc thay đổi khẩu vị trong một sớm một chiều khá khó khăn. Vì vậy chúng ta có thể uống tăng thêm chút nước trong, sau bữa ăn để bù đắp cho các tế bào bị mất nước đồng thời cũng giảm đi cơn khát.
Tuy nhiên nước không thể làm giảm đi tác hại của natri đối với cơ thể vì vậy tốt nhất chúng ta nên dần dần tập thói quen ăn nhạt đi.
Sau đây là một số mẹo nhỏ hữu ích, các bạn nên áp dụng trong bữa ăn hằng ngày:
- Ăn nhiều món luộc, giảm các món kho, rang, xào.
- Nên ăn thực phẩm tươi, hạn chế đồ ăn đóng hộp chứa nhiều muối như mì ăn liền, rau củ quả, muối…
- Khi nấu ăn nên phối hợp các gia vị như tiêu, ớt, chanh… món ăn sẽ ngon hơn mà không cần dùng đến nhiều muối.
3. Thực hiện lối sống lành mạnh
Một số lời khuyên hữu ích sau có thể giúp bạn giảm được một số triệu chứng chóng mặt
- Giảm stress, tránh để tình trạng công việc quá tải giúp giảm lo lắng. Từ đó ngừa chóng mặt hiệu quả.
- Uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày. Một số thức uống gây mất nước như trà, cà phê thì nên hạn chế.
- Ngủ đủ giấc và đúng giờ mỗi ngày, thức khuya rất hại sức khỏe. Để dễ chìm vào giấc ngủ, không nên sử dụng điện thoại, laptop.
- Tập các bài tập tốt cho hệ thống thần kinh (nghe nhạc, massage bàn tay, bơi lội, yoga…) giúp tỉnh táo và minh mẫn hơn. giúp giảm nhẹ chóng mặt.
- Massage giúp máu và oxy di chuyển khắp cơ thể của bạn. Đây là cách hay, đơn giản giúp phòng ngừa chóng mặt.
III - Chóng mặt sau khi ăn mặn có thuốc điều trị không?
Chóng mặt sau ăn mặn chỉ xảy đến một vài lần thì không đáng lo ngại, chỉ cần điều chỉnh lại lượng muối trong những bữa ăn hằng ngày là có thể khắc phục được. Còn khi chóng mặt kéo dài và có thêm những triệu chứng nặng hơn thì cần phải nhanh chóng tìm hướng điều trị hiệu quả.
Nguyên nhân chính gây ra chóng mặt có đến hơn 80% thiếu máu lên não, hệ tiền đình. Trong đó có cả trường hợp chóng mặt sau khi ăn mặn.
Muốn giải quyết dứt điểm người bệnh cần khắc phục bằng cách xử lý tận gốc chứng thiếu máu lên não, cụ thể là thiếu máu đến bộ phận tiền đình. Dùng các sản phẩm hoạt huyết, bổ huyết giúp máu lưu thông lên não tốt, lên hệ tiền đình làm hết rối loạn tiền đình, chóng mặt.
Có rất nhiều các sản phẩm tân dược và Đông y thông thường giúp chữa chóng mặt. Trong đó, cơ chế chung theo đông y là bổ huyết, hoạt huyết tăng cường máu huyết lên não, tiền đình. Song không phải đông y nào cũng tốt, nhiều sản phẩm chữa chóng mặt đông y không rõ nguồn gốc, chất lượng kém khiến người bệnh tốn kém chi phí mà bệnh không lui.
Chỉ có viên nén trị chóng mặt Ngự y mật phương – Đông y thế hệ 2, bào chế theo bài thuốc gốc Ngự y mật phương (“quốc bảo” chỉ dành riêng cho đấng quân vương), sản xuất tại Nhà máy chuẩn GMP – WHO là sản phẩm trị chóng mặt chuẩn Đông y thế hệ 2 mang lại hiệu quả khác biệt. Sản phẩm có tác động đúng căn nguyên gốc rễ giúp kiểm soát chóng hiệu hiệu quả, hạn chế tối đa tái phát. Khi xử lý được nguyên nhân cốt yếu này thì chóng mặt cũng sẽ hạn chế “ghé thăm” kể cả khi ăn mặn hay thời tiết thay đổi…
Ăn mặn bị chóng mặt có nhiều cách khắc phục giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Song để có được hiệu quả tận gốc cần tác động vào đúng căn nguyên. Vì vậy người bệnh cần cải thiện chứng rối loạn tiền đình để đẩy lùi chóng mặt một cách hiệu quả, toàn diện.
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm