Ảnh minh họa.
Theo thông tin từ Bộ Y tế cho biết, ngày 11/6, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 710 ca nhiễm mới đều trong nước (giảm 251 ca so với ngày trước đó) tại 39 tỉnh, thành phố (có 588 ca trong cộng đồng). Hà Nội là thành phố ghi nhận số ca mới nhiều nhất với dưới 200 F0/ngày.
Bên cạnh đó, 38 tỉnh, thành còn lại ghi nhận từ 1- 60 F0/ ngày, trong đó 22 địa phương dưới 10 ca/ ngày. Như vậy, trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 833 ca/ngày.
Trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.723.479 ca. Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.602.747), TP. Hồ Chí Minh (609.659), Nghệ An (485.033), Bắc Giang (387.636), Bình Dương (383.788).
Tổng số người mắc Covid-19 đã khỏi ở nước ta là: 9.547.919 ca. Hiện nay đang điều trị, giám sát 1.140.243 trường hợp, trong đó có 27 trường hợp nặng đang điều trị, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 22; (2) Thở ô xy dòng cao HFNC: 2; (3) Thở máy không xâm lấn: 1; Thở máy xâm lấn: 2. Số ca Covid-19 tử vong/ số mắc trong 3 tháng gần đây là 0.25% giảm mạnh so với trước đó
Cũng theo Bộ Y tế thông tin, tại Việt Nam, dịch Covid-19 vẫn đang được cơ bản kiểm soát tốt trên phạm vi cả nước. Từ ngày 15/3 đến nay, cả nước ghi nhận tỷ lệ chết/mắc là 0,04% đã giảm mạnh so với hơn 3 tháng trước đó với tỷ lệ chết/mắc là 0,25%.
Số mắc mới mỗi ngày hiện còn dưới 900 ca (thấp nhất hơn 11 tháng qua). Riêng 30 ngày qua, số chết/mắc là 0,05%, trong đó có 18 ngày không ghi nhận ca tử vong trên toàn quốc và chỉ còn trên/ dưới 30 ca nặng đang điều trị (thấp nhất trong hơn 11 tháng qua).
Tuy nhiên, virus SARS-CoV-2 liên tục tiến hóa, khó xác định tính chất nguy hiểm của các biến thể và mức độ tăng nặng và tử vong. Hiện Omicron là biến thể phổ biến trên thế giới nhưng vẫn chưa phải là biến thể cuối cùng.
Có thể xuất hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có khả năng làm giảm hiệu quả vaccine hoặc miễn dịch, khiến ca nhiễm có triệu chứng nghiêm trọng hoặc tử vong tăng lên, đặc biệt ở các nhóm dễ bị tổn thương; đối tượng cảm nhiễm có thể còn khá lớn; tác động hậu Covid-19 chưa có nghiên cứu đầy đủ;
Hơn nữa miễn dịch có được (do tiêm vaccine phòng bệnh và miễn dịch mắc phải) không bền vững, giảm dần do đó các chuyên gia nêu rõ: Chúng ta cần hiểu rằng mức độ miễn dịch dù có được nhờ đã tiêm vaccine hay do đã mắc Covid-19 đều sẽ suy giảm qua thời gian và cần được khôi phục bằng cách tiêm mũi bổ sung. Đối với trẻ em mặc dù các triệu chứng của Covid-19 nhẹ hơn so với người lớn nhưng các em phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh gia tăng khi chưa được tiêm vaccine phòng Covid-19.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.731.244 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.367 ca nhiễm). Theo thông tin từ Bộ Y tế cho biết, tính đến chiều 11/6, tổng số liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm là 223.388.747 liều, trong đó số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 200.676.050 liều: Mũi 1 là 71.485.451 liều; Mũi 2 là 68.815.322 liều; Mũi 3 là 1.507.293 liều; Mũi bổ sung là 15.022.478 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 42.971.148 liều; Mũi nhắc lại lần 2 - mũi 4 là 874.358 liều. Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.504.637 liều, trong đó mũi 1 là 8.950.207 liều; Mũi 2 là 8.554.430 liều. Số liều tiêm cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi đến nay sau gần 2 tháng triển khai tiêm, cả nước mới tiêm được 5.208.060 liều, trong đó mũi 1 là 4.564.882 liều; Mũi 2 là 643.178 liều. |
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm