Những quy định cụ thể về sử dụng lao động chưa thành niên

Những quy định cụ thể về sử dụng lao động chưa thành niên
Bộ Luật lao động năm 2019 cho phép sử dụng lao động thành niên và lao động dưới 13 tuổi trong một số công việc đặc thù thiên về nghệ thuật. Tuy nhiên, người sử dụng cần tuân thủ những điều kiện khắt khe mà luật này đề ra.

Lao động dưới 13 tuổi và lao động thành niên cần tuân thủ các điều kiện cụ thể 

Bạn Trần Thái Hà, địa chỉ tại quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội hỏi: Do điều kiện công việc, Công ty tôi có nhu cầu sử dụng lao động chưa thành niên. Xin hỏi nội dung này được quy định theo pháp luật hiện hành cụ thể như thế nào?

Về câu hỏi của bạn Trần Thái Hà, chuyên gia lĩnh vực lao động thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) thành phố Hà Nội trả lời như sau:

Nội dung bạn Trần Thái Hà hỏi được quy định cụ thể tại Mục 1, Chương XI của Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14, có hiệu lực từ ngày 1/1/2021, cụ thể:

Lao động chưa thành niên được quy định tại Điều 143 của Bộ luật như sau:

- Lao động chưa thành niên là người lao động chưa đủ 18 tuổi.

- Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được làm công việc hoặc làm việc ở nơi làm việc quy định tại Điều 147 của Bộ luật này.

- Người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi chỉ được làm công việc nhẹ theo danh mục do Bộ trưởng Bộ LĐTBXH ban hành.

- Người chưa đủ 13 tuổi chỉ được làm các công việc theo quy định tại khoản 3 Điều 145 của Bộ luật này.

Nguyên tắc sử dụng lao động chưa thành niên được quy định tại Điều 144 của Bộ luật, gồm các nội dung:

- Lao động chưa thành niên chỉ được làm công việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách.

- Người sử dụng lao động khi sử dụng lao động chưa thành niên có trách nhiệm quan tâm chăm sóc người lao động về các mặt lao động, sức khỏe, học tập trong quá trình lao động.

- Khi sử dụng lao động chưa thành niên, người sử dụng lao động phải có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ; lập sổ theo dõi riêng, ghi đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh, công việc đang làm, kết quả những lần kiểm tra sức khỏe định kỳ và xuất trình khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.

Những quy định cụ thể về sử dụng lao động chưa thành niên

Các đơn vị sử dụng lao động trẻ em, lao động vị thành niên cần đáp ứng các điều kiện theo quy định. Ảnh minh họa: N.T

- Người sử dụng lao động phải tạo cơ hội để lao động chưa thành niên được học văn hóa, giáo dục nghề nghiệp, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.

Việc sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc được quy định tại Điều 145 của Bộ luật:

- Khi sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc, người sử dụng lao động phải tuân theo quy định sau đây:

+ Phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó;

+ Bố trí giờ làm việc không ảnh hưởng đến thời gian học tập của người chưa đủ 15 tuổi;

+ Phải có giấy khám sức khỏe của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền xác nhận sức khỏe của người chưa đủ 15 tuổi phù hợp với công việc và tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất một lần trong 6 tháng;

+ Bảo đảm điều kiện làm việc, an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với lứa tuổi.

- Người sử dụng lao động chỉ được tuyển dụng và sử dụng người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi vào làm các công việc nhẹ theo quy định tại khoản 3 Điều 143 của Bộ luật này.

- Người sử dụng lao động không được tuyển dụng và sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm việc, trừ các công việc nghệ thuật, thể dục, thể thao nhưng không làm tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa đủ 13 tuổi và phải có sự đồng ý của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Thời giờ làm việc của người chưa thành niên

Nội dung này được quy định cụ thể tại Điều 146 của Bộ luật như sau:

- Thời giờ làm việc của người chưa đủ 15 tuổi không được quá 04 giờ trong 01 ngày và 20 giờ trong 1 tuần; không được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.

- Thời giờ làm việc của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được quá 8 giờ trong 1 ngày và 40 giờ trong 1 tuần. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm trong một số nghề, công việc theo danh mục do Bộ trưởng Bộ LĐTBXH ban hành.

Công việc và nơi làm việc cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi

Điều 147 của Bộ luật quy định cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm các công việc sau đây:

+ Mang, vác, nâng các vật nặng vượt quá thể trạng của người chưa thành niên;

+ Sản xuất, kinh doanh cồn, rượu, bia, thuốc lá, chất tác động đến tinh thần hoặc chất gây nghiện khác;

+ Sản xuất, sử dụng hoặc vận chuyển hóa chất, khí gas, chất nổ;

+ Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, máy móc;

+ Phá dỡ các công trình xây dựng;

+ Nấu, thổi, đúc, cán, dập, hàn kim loại;

+ Lặn biển, đánh bắt thủy, hải sản xa bờ;

+ Công việc khác gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên.

- Cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm việc ở các nơi sau đây:

+ Dưới nước, dưới lòng đất, trong hang động, trong đường hầm;

+ Công trường xây dựng;

+ Cơ sở giết mổ gia súc;

+ Sòng bạc, quán bar, vũ trường, phòng hát , khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở tắm hơi, cơ sở xoa bóp; điểm kinh doanh xổ số, dịch vụ trò chơi điện tử;

+ Nơi làm việc khác gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên.

Bạn Trần Thái Hà cũng cần biết, pháp luật lao động, ngoài việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động nói chung, lao động chưa thành niên nói riêng, thì còn khuyến khích những thỏa thuận có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật về lao động, đồng thời bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, quản lý lao động đúng pháp luật, dân chủ, công bằng, văn minh và nâng cao trách nhiệm . Vì vậy, khi sử dụng lao động chưa thành niên bạn có thể thỏa thuận một số nội dung có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật.

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Nổi bật trang chủ
Khách du lịch cần biết: Điều chỉnh thời gian hoạt động phố đi bộ hồ Gươm dịp Giỗ Tổ và lễ 30/4 - 1/5
04 Tháng 04, 2025

Trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương, phố đi bộ hồ Gươm và vùng phụ cận sẽ hoạt động liên tục trong 4 tối, bắt đầu từ hôm nay (4/4). Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, thời gian hoạt động kéo dài 5 tối. UBND quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội vừa công bố thông tin này để người dân và du khách chủ động kế hoạch tham quan, vui chơi

Đọc thêm
Cảnh sát “bóc” kịch bản lừa đảo dưới hình thức mua bán vàng trên mạng

Cảnh sát “bóc” kịch bản lừa đảo dưới hình thức mua bán vàng trên mạng

04 Tháng 04, 2025

Theo cơ quan công an, lợi dụng nhu cầu mua bán, trao đổi vàng, các đối tượng lừa đảo đã xây dựng ra kịch bản...

Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng về việc Mỹ áp thuế đối ứng 46%

Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng về việc Mỹ áp thuế đối ứng 46%

04 Tháng 04, 2025

Bộ Ngoại giao Việt Nam cho rằng quyết định áp thuế chưa phù hợp với thực tế hợp tác kinh tế-thương mại cùng có lợi...

Lịch nghỉ hè của học sinh Hà Nội, TP.HCM và một số tỉnh thành năm 2025

Lịch nghỉ hè của học sinh Hà Nội, TP.HCM và một số tỉnh thành năm 2025

04 Tháng 04, 2025

Lịch nghỉ hè của học sinh năm 2025 theo khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025. Dưới đây là lịch nghỉ của của học...

Đền thiêng cấm du khách vì

Đền thiêng cấm du khách vì "sợ" văn hóa Nhật Bản bị hủy hoại

04 Tháng 04, 2025

Một ngôi đền linh thiêng tại đảo Tsushima, tỉnh Nagasaki (Nhật Bản) đã chính thức cấm toàn bộ du khách trong và ngoài nước sau...

5 đại gia V-League muốn có tiền vệ Hendrio

5 đại gia V-League muốn có tiền vệ Hendrio

04 Tháng 04, 2025

Có năng lực chuyên môn tốt và sự am hiểu sâu sắc về bóng đá Việt Nam, Hendrio đang được nhiều đội lớn tại V-League...

1.30052 sec| 2271.883 kb