Những điều chưa biết về ý nghĩa, phong tục hóa vàng ngày Tết

Những điều chưa biết về ý nghĩa, phong tục hóa vàng ngày Tết
Tục cúng hoá vàng dựa trên tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vậy hóa vàng ngày tết là gì và ý nghĩa của ngày lễ này như thế nào?

Theo truyền thống xưa, hóa vàng được biết đến là một trong những nghi lễ không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên đán. Lễ này, tục gọi là “đưa ông bà”, lễ hóa vàng cho Tổ tiên, hay lễ tạ năm mới.

Sau khi mời Tổ tiên về dự 3 ngày Tết với con cháu vào ngày 30 Tết (nếu tháng thiếu thì vào ngày 29 Tết), đến ngày mùng 3 Tết hoặc ngày khai hạ mồng bảy Tết, là ngày cuối cùng, tiệc xuân đã mãn, con cháu lại cáo lễ để tiễn đưa Tổ tiên trở về âm cảnh. 

Những điều chưa biết về ý nghĩa, phong tục hóa vàng ngày Tết 2

I. Nguồn gốc và ý nghĩa của lế Hóa Vàng:

Tục đốt vàng mã được du nhập từ Trung Quốc. Về đến Việt Nam, kết hợp thêm với tư duy “trần sao âm vậy” nên “thế giới vàng mã” ngày càng đa dạng, phong phú: từ xe máy, ôtô, áo vest, thậm chí cả máy bay và di động. Vào ngày Tết, người ta quan niệm rằng, ngày 23 tháng Chạp là ngày tiễn ông Công ông Táo về trời. Đến chiều 30 Tết, người Việt sẽ có tục cúng tất niên và dọn dẹp, sắp xếp lại bàn thờ. Lúc này, những chân nhang hay vàng mã của năm cũ sẽ được đem đốt hết. Đây được coi là dạng hóa vàng để kết thúc tất cả những gì còn sót lại của năm cũ.

Đến đêm giao thừa, việc bày biện, sắp xếp mâm cơm cúng như một hình thức mời ông bà, tổ tiên về ngự lại bàn thờ để ăn Tết cùng con cháu. Sau 3 ngày Tết, tùy vào hoàn cảnh và điều kiện mà các gia đình Việt sẽ làm một mâm cơm cúng, thường gọi là lễ hóa vàng. Nhiều người cho rằng, hóa vàng là một hình thức tiễn gia tiên về trời sau những ngày về ăn Tết cùng con cháu. Tuy nhiên, bản chất của việc này lại không phải như vậy. Việc hóa vàng, thực chất mang ý nghĩa đón thần tài, thần lộc về cho gia đình.

Lễ hoá vàng có thể được các gia đình tổ chức từ ngày mùng 3 đến ngày mùng 5, mùng 7 hoặc mùng 10 âm lịch. Lễ vật hóa vàng thường được chuẩn bị giống với đồ lễ cúng gia tiên của gia chủ, thường gồm: Hương, hoa, ngũ quả, vàng mã, đèn, nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (hoặc bánh tét), xôi. Cùng với đó là mâm cỗ mặn hoặc cỗ chay với các món mang đặc trưng ngày Tết.

Nếu là cỗ mặn thì không thể thiếu con gà trống, bát canh, đĩa xào, giò, hay nem rán. Sau đó, con cháu trong nhà sẽ lễ tạ thần Phật, gia tiên. Cũng theo quan niệm dân gian, trong lễ hóa vàng, người dân thường đốt vàng mã vì nghĩ rằng "trần sao âm vậy".

Theo tục xưa, tại nơi đốt vàng mã, người ta thường đặt hai cây mía dài để làm “đòn gánh” cho vàng cho người ở cõi âm, cũng là để xua đuổi quỷ dữ. Sau khi đốt vàng mã, con cháu tề tựu đông đủ, cùng nhau dùng bữa cơm thân mật, vui vẻ, kết thúc những ngày Tết và bắt đầu trở lại với công việc.

Ngày nay, việc đốt vàng mã trong lễ hóa vàng được khuyến cáo vì có thể ảnh hưởng đến môi trường sống.

Những điều chưa biết về ý nghĩa, phong tục hóa vàng ngày Tết 1

II. Sắm lễ vật cúng hóa vàng

Lễ vật dâng cúng trong lễ tạ năm mới gồm:

- Nhang, hoa, ngũ quả,

- Trầu cau, rượu, đèn nến, bánh kẹo

- Mâm lễ mặn hoặc chay cùng các ngày Tết đầy đủ, tinh khiết.

III. Văn khấn lễ tạ năm mới (lễ hóa vàng)

- Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)

- Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương - Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, Long Mạch, Táo Quân, chư vị tôn thần

- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ. Chư vị Tôn thần

- Con kính lạy Ngài Đương niên hành khiển, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, các ngài Thổ địa, Táo quân, Long mạch Tôn thần.

- Con kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, nội ngoại tiên linh.

Hôm nay là ngày mùng 3 tháng giêng năm …………………

Chúng con là: ……………………………tuổi………………

Hiện cư ngụ tại ……………………………………………….

Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, phù tửu lễ nghi, cung bày trước án. Kính cẩn thưa trình: tiệc xuân đã mãn, Nguyên đán đã qua, nay xin thiêu hóa kim ngân, lễ tạ Tôn thần, rước tiễn âm linh trở về âm cảnh.

Kính xin lưu phúc, lưu ân, phù hộ độ trì dương cơ âm trạch, mọi chỗ tốt lành, con cháu được bách sự như ý, vạn sự bình an, tài lộc song toàn, gia đạo hưng vượng.

Lòng thành kính cẩn, lễ bạc tiến dâng, lượng cả xét soi, cúi xin chứng giám.

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần).

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Nổi bật trang chủ
Hơn 23 nghìn học sinh lớp 12 ở Thái Bình đăng ký dự thi THPT
29 Tháng 04, 2025

23.743 học sinh lớp 12 và 751 thí sinh tự do tại Thái Bình đã hoàn tất thủ tục đăng ký dự thi tốt nghiệp trực tuyến.

Đọc thêm
Hà Nội: Không để hành khách bị dồn ứ hay thiếu xe dịp lễ 30-4

Hà Nội: Không để hành khách bị dồn ứ hay thiếu xe dịp lễ 30-4

29 Tháng 04, 2025

Dự kiến, 3 bến xe lớn của Hà Nội sẽ tăng cường hơn 600 lượt xe phục vụ người dân trong cao điểm nghỉ lễ...

Hoa hậu Tiểu Vy, Thanh Thủy tự hào tham gia diễu binh, diễu hành

Hoa hậu Tiểu Vy, Thanh Thủy tự hào tham gia diễu binh, diễu hành

29 Tháng 04, 2025

Hoa hậu Tiểu Vy, Thanh Thủy, Nam vương Tuấn Ngọc cùng dàn nghệ sĩ đã có mặt từ 3h sáng để chuẩn bị cho lễ...

Mỹ bất ngờ nhượng bộ Ukraine về viện trợ đã cung cấp

Mỹ bất ngờ nhượng bộ Ukraine về viện trợ đã cung cấp

29 Tháng 04, 2025

Ukraine và Mỹ nhất trí rằng viện trợ của Mỹ trước đây sẽ không được tính đến trong thỏa thuận về tài nguyên lòng đất...

Sân bay Tân Sơn Nhất dự kiến đón 122 nghìn khách/ngày trong dịp lễ 30/4 - 1/5

Sân bay Tân Sơn Nhất dự kiến đón 122 nghìn khách/ngày trong dịp lễ 30/4 - 1/5

28 Tháng 04, 2025

Riêng hai ngày cao điểm nhất 2/5 và 4/5, dự kiến mỗi ngày sân bay đón 126.000 khách.

Truyền thông Đức báo tin xấu cho ông Zelensky

Truyền thông Đức báo tin xấu cho ông Zelensky

28 Tháng 04, 2025

Tổng thống Ukraine Zelensky đã tự mắc kẹt trong tiến trình đàm phán với Ukraine, chuyên gia địa chính trị Nicholas Butylin viết trong một...

0.97801 sec| 2275.922 kb