Tìm hiểu dấu hiệu kiến ba khoang đốt
MỤC LỤC:
Nhận biết kiến ba khoang
Dấu hiệu kiến ba khoang đốt
Phân biệt viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang đốt với bệnh khác
Bị kiến ba khoang đốt cần làm gì?
Nhận biết kiến ba khoang
Kiến ba khoang còn được gọi là kiến lác, kiến gạo, cằm cặp, kiến nhốt, kiến cong đít. Loài côn trùng này có thân mình thon, dài như hạt thóc, có hai màu đỏ và đen. Kiến ba khoang có 3 đôi chân, bụng có đốt, trong đó có một đốt màu đỏ, bay và chạy rất nhanh, mình nó có 2 đôi cánh.
Ban ngày, kiến ba khoang bò tương tự như kiến, sống ở các ruộng lúa, vườn cây, ven bờ suối hoặc dưới tán cây ở các bìa rừng, bãi rác thải, công trình đang xây dựng...
Chúng thường xuất hiện và phát triển mạnh vào đầu mùa mưa khi có độ ẩm cao. Kiến ba khoang rất thích ánh sáng đèn ban đêm nên thường bay vào nhà khi sáng đèn, nhất là các toà nhà cao tầng, khu nhà cạnh cánh đồng.
Theo Cục Y Tế dự phòng, trong cơ thể kiến ba khoang có chứa độc tố Pederin, độc tính mạnh gấp 12-15 lần nọc của rắn hổ nhưng do lượng tiếp xúc nhỏ và chỉ ở ngoài da nên không đủ gây chết người như nọc rắn.
Kiến ba khoang không đốt hay cắn nhưng nếu chẳng may tiếp xúc với dịch cơ thể của chúng có thể gây rộp, phỏng da, viêm da. Khi da người tiếp xúc vào chất tiết của chúng qua những vật dụng nào đó hoặc vô ý đập làm cho chúng chết trên da thì chất độc theo dịch cơ thể chúng tiết ra ngoài, dính vào da người, gây bệnh ngay tại vùng da đó...
Khi dính vào da tay, nếu không rửa sạch tay ngay thì vô tình sẽ làm chất độc dính lên các vị trí khác trên cơ thể gây viêm da lan toả.
Hình ảnh kiến ba khoang
Dấu hiệu kiến ba khoang đốt
Nếu bị kiến ba khoang đốt hoặc tiếp xúc với chất tiết của kiến ba khoang gây viêm da thì vùng da bị viêm thường ở cổ, mặt, lưng hoặc tay, chân...
Bệnh thường xuất hiện vào buổi sáng sau khi ngủ dậy. Kiến ba khoang có thể gây viêm da mức độ nhẹ tới nặng tùy độc chất pederin hiện diện trên cơ thể kiến xâm nhập vào da.
Những dấu hiệu nhận biết kiến ba khoang đốt bao gồm:
- Các dấu hiệu thường xuất hiện vào buổi sáng sau khi ngủ dậy.
- Các vết thương khởi phát khi da tiếp xúc với độc tố pederine trong thân kiến ba khoang, độc tố này tiết ra khi cơ thể kiến bị chà xát, đập... khiến chất độc thoát ra ngoài.
- Khi da tiếp xúc với chất độc này, triệu chứng đầu tiên sẽ là ngứa rát, châm chích, căng da kèm theo mảng da bị ửng đỏ.
- Sau 6-12 giờ, tổn thương da đỏ cộm thành vệt, nề lên, trên vùng da đỏ nổi những mụn nước to nhỏ không đều, nặng hơn có thể hình thành mụn mủ, bọng mủ kèm theo loét, hoại tử da.
- Trường hợp nặng, người bệnh có thể bị sốt nhẹ, nổi hạch, đau vùng cổ, nách, bẹn tương ứng với tổn thương.
- Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng viêm nhiễm có thể tiến triển sang dạng loét. Các vết loét trên da có nhiều hình dạng khác nhau. Về sau, các vết loét, phỏng mủ sẽ đóng vảy, khô dần. Khi rụng vảy sẽ để lại vết sẫm màu trên da.
Hình ảnh tổn thương khi mới tiếp xúc chất pederin
Phân biệt viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang đốt với bệnh khác
Việc nhầm lẫn triệu chứng bị kiến ba khoang đốt với các bệnh lý da liễu khác có thể khiến người bệnh gặp khó khăn trong quá trình điều trị thậm chí có thể khiến bệnh chuyển biến nặng hơn khi điều trị sai phương pháp.
Viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang đốt có thể bị nhầm với các bệnh lý dưới đây:
Zona thần kinh
Rất nhiều người bệnh bị viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang bị nhầm với zona. Zona là bệnh lý do virus Varricella-zoster, bệnh đặc trưng bởi tình trạng những đám mụn nước nhỏ trên nền dát đỏ, ở một bên cơ thể, theo đường đi của dây thần kinh, đặc biệt bệnh thường đi kèm các triệu chứng đau rất dữ dội.
Herpes simplex
Một số trường hợp được chẩn đoán nhầm với bệnh herpes. Herpes là bệnh do virus Herpes simplex gây nên, với tổn thương điển hình là các mụn nước nhỏ tập trung thành đám, ở vùng niêm mạc môi, sinh dục… Người bệnh thường có cảm giác ngứa, rát, châm chích… bệnh thường hay tái phát.
Bị kiến ba khoang đốt cần làm gì?
Khi bị kiến ba khoang đốt, bạn cần thực hiện các bước sau để giảm thiểu tác hại và ngăn ngừa nhiễm trùng:
- Rửa vùng da bị đốt bằng nước sạch và xà phòng để loại bỏ chất độc
- Không gãi hoặc chà xát vùng bị đốt
- Sử dụng nước muối sinh lý rửa vùng bị đốt để làm sạch và giảm viêm
- Bôi các loại kem hoặc thuốc mỡ chống viêm như hydrocortisone hoặc kem bôi thảo dược để tiêu viêm, giảm ngứa, nhanh lành da
- Theo dõi tình trạng vết thương, nếu có dấu hiệu nhiễm trùng như sưng, đỏ, đau tăng lên hoặc có mủ, bạn nên đi khám bác sĩ ngay lập tức.
- Kem bôi da thảo dược có chứa nghệ vàng, diếp cá, dền gai, lô hội, kim ngân hoa, hạt gấc… giúp làm dịu, hỗ trợ tái tạo da, hỗ trợ mau liền vùng tổn thương, chóng lên da non, giúp ngăn ngừa sẹo.
Kem bôi da thảo dược (ví dụ Kem Nhất Nhất) hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tham khảo sử dụng.
KEM NHẤT NHẤT Thành phần: |
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm