I - Thế nào là suy giảm trí nhớ mất tập trung
Não bộ là cơ quan lưu trữ hệ thống thông tin và ký ức của con người. Khi khả năng kết nối các tế bào thần kinh của não bộ kém linh hoạt sẽ ảnh hưởng đến trí nhớ của mỗi người.
Suy giảm trí nhớ mất tập trung là tình trạng các hoạt động của bộ não vận hành thiếu trơn tru. Cụ thể đó là quá trình xử lý và lưu trữ thông tin ở vỏ não bị suy giảm khiến trí nhớ giảm sút.
Ban đầu, người bệnh chỉ quên một vài thông tin nhưng sau đó có thể quên thêm số lượng lớn thông tin hoặc kiến thức dù chỉ mới tiếp nhận. Ngoài ra, người bệnh không toàn tâm toàn ý để làm việc hay bị sao nhãng hoặc lơ đễnh khi làm việc dẫn tới công việc bị trì trệ và các hệ lụy khác.
II - Suy giảm trí nhớ mất tập trung xuất hiện ở đối tượng nào?
Hiện nay, chứng giảm trí nhớ mất tập trung xuất hiện ở mọi độ tuổi, giới tính khác nhau. Mỗi đối tượng cso nguyên nhân khởi phát và triệu chứng bệnh khác nhau. Người gặp tình trạng trí nhớ kém khó tập trung xảy ra ở 2 đối tượng gồm:
1. Suy giảm trí nhớ mất tập trung ở người trẻ
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, tế bào thần kinh bước vào giai đoạn suy giảm từ ngoài 20 tuổi. Tinh từ khi 25 tuổi, mồi ngày con người sẽ bị biến mất khoảng 3000 tế bào khiến chức năng ghi nhớ suy giảm đáng kể. Ban đầu nó chỉ là các biểu hiện đơn giản như quên định nói gì, không nhớ khóa cửa, mail gửi thiếu tệp đi kèm,...
Dấu hiệu này xảy ra chủ yếu ở nhân viên công sở, học sinh - sinh viên trong độ tuổi từ 16 - 35 tuổi. Vấn đề người trẻ trí nhớ kém do chịu căng thẳng từ việc học tập, công việc đi kèm với lối sống sinh hoạt thiếu khoa học.
2. Trí nhớ kém mất tập trung ở người cao tuổi
Ghi nhớ kém, khó tập trung ở người cao tuổi là phản ứng bình thường của cơ thể. Khi bước vào giia đoạn trung niên, hệ thống cơ quan có dấu hiệu suy thoái đặc biệt là hệ thần kinh. Hệ thống noron thần kinh ở người cao tuổi bị tiêu biến nhưng không có khả năng hồi phục nhu ban đầu.
Vì vậy người cao tuổi xuất hiện các dấu hiệu lâm sàng điển hình như: mau quên, trí nhớ kém, nói trước quên sau,... Các biểu hiện này không được kiểm soát khiến người già gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp và sinh hoạt cá nhân.
III - Các triệu chứng giảm trí nhớ mất tập trung
Suy giảm trí nhớ mất tập trung do tổn thương từ chức năng của não bộ. Mọi người dễ dàng nhận biết tình trạng này qua các biểu hiện điển hình như:
- Hãy lơ đãng, khó tập trung vào công việc hoặc hoạt động thường ngày.
- Người bệnh khó khăn trong việc thu nạp kiến thức hoặc các thông tin xung quanh.
- Nhanh quên những điều vừa mới nói, có thể hỏi đi hỏi lại một vấn đề nào đó.
- Có hành động chậm chạp, khả năng phân tích và xử lý tình huống bị động.
- Mệt mỏi, cảm xúc biến đổi thất thường.
- Thường quên những sự kiện đã xảy ra.
IV - Nguyên nhân gây bệnh giảm trí nhớ mất tập trung
Khi đưa ra phác đồ điều trị bệnh, bác sĩ sẽ căn cứ vào căn nguyên khởi phát bệnh để đưa ra giải pháp phù hợp. Dưới đây là những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng suy giảm trí nhớ mất tập trung:
1. Hội chứng suy nhược cơ thể
Suy giảm trí nhớ khó tập trung làm việc là một trong những biểu hiện thường thấy ở người mắc phải hội chứng suy nhược cơ thể.
Điều này là do suy nhược cơ thể có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa hệ thần kinh, làm suy giảm chức năng của não bộ. Từ đó, giảm hoạt động bộ phận có chức năng lưu trữ thông tin của não bộ, giảm khả năng ghi nhớ và sự tập trung.
Ngoài ra, hội chứng suy nhược cơ thể còn có các biểu hiện như sau:
- Cảm giác ủ rũ, đau yếu trong thời gian khoảng 6 tháng trở lên.
- Đau đầu, đau nhức cơ thể liên tục.
- Thiếu máu, da nhợt nhạt thiếu sức sống.
- Mất ngủ, thiếu ngủ thường xuyên, tinh thần chán chường, ủ rũ.
- Chân tay tê bì.
- Đánh trống ngực hay đau tức ngực, cảm giác lâng lâng chóng mặt.
Có thể nói rằng hội chứng suy nhược cơ thể là căn bệnh nguy hiểm, phát triển âm thầm khiến chất lượng cuộc sống suy giảm.
2. Huyết hư, ứ trệ
Huyết hư, ứ trệ là nguyên nhân chính gây ra thiểu năng tuần hoàn máu não. Khi đó, lượng máu đưa lên não giảm xuống làm cho lượng oxy và chất dinh dưỡng đưa lên não giảm.
Từ đó, gây ảnh hưởng xấu tới chức năng và hoạt động của não bộ, khiến cho người bệnh dễ rơi vào tình trạng suy giảm trí nhớ và rất khó tập trung.
Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất làm giảm trí nhớ, làm tinh thần lơ đãng và khó tập trung trong công việc.
3. Mệt mỏi, căng thẳng kéo dài
Tinh thần trải qua nhiều áp lực kéo dài làm tăng nguy cơ suy giảm trí nhớ mất tập trung trong công việc và cuộc sống. Theo các chuyên gia, khi cơ thể căng thẳng sẽ gia tăng sản xuất ra các gốc tự do.
Nhân tố này làm rối loạn chức năng của tế bào thần kinh ở não khiến tốc độ suy nghĩ và hành động chậm chạp. Hiện tượng này kéo dài khiến hoạt động ghi nhớ và phân tích sự việc của não bộ thuyên giảm đáng kể.
4. Suy giảm trí nhớ mất tập trung do hậu covid
Di chứng sau khi mắc covid của nhiều bệnh nhân phổ biến đó là "sương mù não". Các thống kê cho thấy có đến trên 60% số người sau khi khỏi bệnh covid có hiện tượng trí nhớ giảm sút, hành động chậm chạp, hay phân tâm trong giải quyết công việc.
"Sương mù não" xuất hiện do quá trình nhiễm Covid người bệnh gặp vấn đề thiếu oxy não. Lưu lượng oxy lên não bị hạn chế khiến khả năng liên kết của hệ thần kinh bị giảm sút. Ngoài ra, khó tập trung hậu covid còn bởi rối loạn chức năng của hệ thần kinh tự chủ hoặc tăng cytokine lên não bộ.
5. Trí nhớ kém mất tập trung do tuổi tác
Theo thời gian, con người tuổi tác càng cao thì hệ thống cơ quan trong cơ thể hoạt động không hiệu quả. Dễ hiểu khi càng lớn tuổi, khả năng ghi nhớ và chú tâm vào công việc kém hiệu quả quả hơn.
Lúc này tế bào thần kinh bước vào giai đoạn lão hóa với việc truyền tín hiệu và tiếp nhận thông tin ở não bộ bị giảm sút. Vì vậy, nhiều người lớn tuổi thường hay bị lú lẫn, suy giảm trí nhớ mất tập trung vào sự vật, sự việc xung quanh.
6. Mất tập trung giảm trí nhớ do bệnh tật
Người bị suy giảm trí nhớ mất tập trung do mắc các bệnh ltác động trực tiếp đến não bộ như: thiểu năng tuần hoàn máu não, viêm não, đột quỵ… Các bệnh hệ thần kinh này gây tổn thương khu vực lưu trữ thông tin và giảm tín hiệu dẫn truyền thần kinh của não bộ.
Ngoài ra, tình trạng suy giảm trí nhớ hay bị phân tâm còn có thể liên quan tới thiếu oxy lên não bộ do mắc phải bệnh lý về gan hoặc thận mạn tính.
7. Rối loạn giấc ngủ
Mất ngủ một đêm thì không ảnh hưởng gì nhiều tới hoạt động của não bộ. Tuy nhiên mất ngủ liên tục từ 7 ngày trở lên có thể dẫn đến bệnh lý rối loạn giấc ngủ. Khi chất lượng giấc ngủ kém khiến vỏ não không tạo ra các làn sóng để lưu giữ và chuyển hóa thông tin.
Các lượng "độc chất" không được giải phóng khiến lượng kiến thức bị ngưng trể gây ra tình trạng mệt mỏi, mau quên. Mặt khác, rối loạn giấc ngủ cũng khiến cơ thể khó tập trung giải quyết công việc, mức độ tỉnh táo suy giảm đáng kể.
8. Biến đổi nội tiết tố trong cơ thể
Nội tiết tố có mối liên quan mật thiết đến hoạt động của hệ thần kinh đặc biệt là não bô. Trường hợp nồng độ hormone estrogen giảm sút sẽ tác động đến hoạt động dẫn truyền thần kinh tại khu vực lưu trữ, tiếp nhận và xử lý thông tin của não bộ. Vì thế, mẹ bỉm sữa sau sinh hay có biểu hiện lúc nhớ lúc quên, giảm trí nhớ.
9. Giảm trí nhớ mất tập trung vì thiếu dinh dưỡng
Thiếu chất dinh dưỡng khiến năng lượng phục vụ cho hoạt động của các cơ quan đặc biệt là não bộ bị thiếu hụt. Các dưỡng chất không đủ để vận hành hệ thống thần kinh khiến thông tin dẫn truyền bị tắc nghẽn.
Bạn có thể thấy hiện tượng cơ thể thiếu sắt sẽ gây ra thiếu máu não nghiêm trọng. Nếu thiếu vitamin nhóm B và khoáng chất khiến trí nhớ bị giảm sút nhanh. Tình trạng thiếu dưỡng chất kéo dài gây ra hiện tượng suy giảm trí nhớ mất tập trung.
V - Suy giảm trí nhớ mất tập trung gây ra ảnh hưởng như thế nào?
Suy giảm trí nhớ khó tập trung tác động tiêu cực tới sức khỏe, công việc và sinh hoạt hằng ngày. Vấn đề này tạo ra rào cản lớn đến cuộc sống của mỗi người với các biểu hiện cụ thể sau:.
Ảnh hưởng đến cuộc sống
Suy giảm trí nhớ, nói trước quên sau, hay quên có thể gây ra nhiều khó khăn cho người bệnh trong cuộc sống. Chẳng hạn như: người bệnh khó nhớ được vị trí của đồ vật, không nhớ được công việc tiếp theo cần làm trong sinh hoạt là gì…
Điều này khiến nhịp điệu cuộc sống bị đảo lộn gây ảnh hưởng đến nề nếp sinh hoạt của người bệnh. Một số người bệnh làm trước quên sau, trạng thái không ổn định dễ tạo ra hệ lụy nghiêm trọng đến mọi người. Ví dụ như: Quên tắt bếp gas, quên rút bàn là khi không còn dùng nữa…
Tác động đến công việc
Người bị suy giảm trí nhớ, mất tập trung thường xuyên xuất hiện trường hợp lơ mơ, đầu óc không tỉnh táo. Trạng thái luôn nghĩ đến việc khác khiến hiệu suất công việc giảm sút đáng kể.
Suy giảm trí nhớ mất tập trung kéo dài có thể gây ra hiệng tượng sa sút trí tuệ, làm cho người bệnh phản ứng chậm với nhiệm vụ mới hoặc khó ghi nhớ kiến thức mới. Chính vì vậy, tình trạng này có thể ngăn cản bước tiến của người bệnh trên con đường phát triển sự nghiệp.
Ảnh hưởng đến sức khỏe
Suy giảm trí nhớ kéo dài trên 3 năm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Khi trí nhớ bị sa sút nhanh sẽ làm tăng khả năng thoái hóa của bộ não nói riêng và tổn hại hệ thần kinh nói chung.
Lúc này, số lượng tế bào não bị thoái hóa sẽ gấp nhiều lần so với tế bào não mới sản sinh. Người bị sa sút trí tuệ sẽ khó điều khiển hành vi, tính tình thay đổi thất thường hoặc có hành vi bốc đồng gây hại cho mọi người.
VI - Làm sao để cải thiện trí nhớ kém mất tập trung
Việc cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ mất tập trung là việc làm cấp bách và cần nhanh chóng. Việc này giúp người bệnh khắc phục những khó khăn về sức khỏe, công việc và vấn để cuộc sống.
Dưới đây là một số cách để tăng trí nhớ và sự tập trung nhé
1. Cải thiện chứng suy nhược cơ thể
Hội chứng suy nhược cơ thể cũng là một trong những nguyên nhân chính gây suy giảm trí nhớ mất tập trung. Vì vậy điều trị suy nhược là biện pháp tốt nhất để tăng cường trí nhớ và tính tập trung trong các vấn đề.
Theo Đông Y, suy nhược cơ thể xảy ra do nhiều yếu tố khác nhau nhưng chủ yếu là cơ địa. Nghĩa là cùng một điều kiện sống (ăn uống, sinh hoạt, cường độ làm việc) như nhau nhưng sẽ có người bị suy nhược, có người sẽ không bị.
Người có cơ địa bị suy yếu mới dễ bị suy nhược cơ thể và dẫn đến sa sút trí tuệ, khó tập trung trong công việc. Vì vậy cần cải thiện cơ địa mới có thể giải quyết được gốc rễ của bệnh.
Đông Y thế hệ 2 là giải pháp được đánh giá cao nhất trong việc nâng cao cơ địa, giúp cơ địa khỏe mạnh và ngăn ngừa tái phát suy nhược cơ thể.
Và sản phẩm ưu việt nhất thuộc Đông Y thế hệ 2 phải kể đến là Viên Suy Nhược Ngự Y Mật Phương với cơ chế tác động toàn diện, giúp cải thiện triệu chứng suy nhược cơ thể, bồi bổ và khôi phục các hoạt động tạng phủ trở về bình thường.
Nhờ đó, sản phẩm đem lại hiệu quả bền vững trong việc khắc phục suy nhược cơ thể, cải thiện suy giảm trí nhớ và mất tập trung. Kiên trì sử dụng sản phẩm giúp người bệnh có trạng thái minh mẫn, khỏe mạnh hơn.
2. Khắc phục huyết hư, ứ trệ và tăng cường tuần hoàn máu não
Như đã đề cập ở trên, người bị huyết hư, ứ trệ thường gặp phải tình trạng suy giảm trí nhớ, mất tập trung, các hoạt động của não bộ cũng bị giảm sút. Vì vậy, trong trường hợp này cần khắc phục nguyên nhân suy giảm tuần hoàn máu não để cải thiện khả năng ghi nhớ, tăng cường sự tập trung của não bộ.
Nếu dùng Tây Y (thuốc tiêu huyết khối, giãn mạch, tăng vận mạch) thì sẽ cho tác dụng nhanh, nhưng hiệu quả là nhất thời. Nếu ngừng dùng thuốc Tây Y thì vẫn có thể tái phát tình trạng suy giảm trí nhớ, tuần hoàn máu lên não kém, gây lãng phí công sức và chi phí điều trị.
Vì vậy, hướng giải quyết tốt nhất là dùng sản phẩm Đông Y bổ khí huyết, tiêu ứ trệ làm tăng cường mạnh mẽ lưu thông lên não. Tuy nhiên, không phải Đông Y nào cũng cho hiệu quả vượt trội, nhiều loại sản phẩm Đông Y hiện nay chưa được kiểm chứng về chất lượng cũng như hiệu quả mang lại.
Chỉ có sản phẩm Đông Y thế hệ 2 tiêu biểu là Viên Hoạt Huyết Ngự Y Mật Phương mới thật sự đem lại tác dụng đẩy lùi chứng huyết hư, ứ trệ, tăng cường tuần hoàn mạnh mẽ lên não bộ. Nhờ đó mà khắc phục gốc bệnh, tăng cường trí nhớ và cải thiện sự tập trung.
Viên Hoạt Huyết Ngự Y Mật Phương - sản phẩm chuẩn Đông Y thế hệ 2 được bào chế theo phương pháp Ngự Y Mật Phương, sản xuất tại nhà máy Dược phẩm Nhất Nhất mang lại hiệu quả bền vững, thậm chí vượt trội hơn cả Tân Dược trong nhiều trường hợp.
3. Thường xuyên vận động
Vận động đúng cách có thể gia tăng kỹ năng xử lý thông tin của não bộ, cải thiện sự tập trung và trí nhớ cho người bệnh. Ngoài ra, vận động hoặc tập thể dụng còn giúp tăng lưu thông máu lên não, phòng ngừa bệnh Alzheimer và bệnh sa sút trí tuệ.
4. Rèn luyện não bộ
Đây là phương pháp đơn giản và mang lại nhiều tác dụng cho người bị suy giảm trí nhớ mất tập trung.
Các nghiên cứu đã chỉ ra tác dụng của các bài tập ghi nhớ hoặc trò chơi tăng cường hoạt động của não bộ. Mỗi ngày bạn chỉ cần khoảng 15 phút luyện tập giúp cải thiện trí nhớ và tăng khả năng giải quyết vấn đề.
5. Ngủ đủ giấc
Giấc ngủ có vai trò thật sự quan trọng đối với chức năng của não bộ, đặc biệt là khả năng ghi nhớ. Bạn nên cố gắng duy trì thói quen ngủ và thức dậy khoa học, cần ngủ từ 7 - 8 giờ/ngày để cải thiện trí tuệ, tăng cường trí nhớ và khả năng tiếp nhận, xử lý thông tin.
6. Chế độ ăn uống lành mạnh
Ăn uống lành mạnh giúp nạp đủ năng lượng, các dinh dưỡng cần thiết cho hoạt động não bộ. Mặt khác, ăn uống khoa học giúp khắc phục chứng suy giảm trí nhớ, tăng khả năng tập trung cho người bệnh.
Để duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tốt cho não bộ thì bạn cần lưu ý:
- Giảm tiêu thụ đường: Hạn chế ăn nhiều đường, hoặc thực phẩm có chứa đường bởi điều này có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa tế bào thần kinh, giảm trí nhớ.
- Tránh tiêu thụ nhiều thức ăn giàu calo: Việc này sẽ giúp cải thiện trí, tăng cường hoạt động của não bộ và duy trì sức khỏe tổng thể tốt.
- Nên ăn Sô cô la đen: Trong thành phần của nguyên liệu này chứa flavonoid - giúp cải thiện lưu lượng tuần hoàn máu lên não, khắc phục chứng suy giảm trí nhớ và tăng cường sự tập trung.
Suy giảm trí nhớ mất tập trung có thể cải thiện và phòng ngừa từ sớm nếu chúng ta hiểu được nguyên nhân, cách điều trị và ngăn ngừa tình trạng này. Hy vọng rằng bạn sẽ luôn có trí nhớ tốt, tinh thần minh mẫn để làm việc và tận hưởng hạnh phúc trong cuộc sống nhé.
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm