Cùng với sự phát triển của xã hội ngày càng tiến bộ và lối sinh hoạt đầy đủ về vật chất, bệnh gút (thống phong) ngày càng trở nên phổ biến hơn và có xu hướng trẻ hoá trong xã hội.
Nếu như trước đây, bệnh gút được coi là bệnh của “nhà giàu” thì hiện nay bệnh gút trở nên thông dụng hơn, ở nhiều độ tuổi hơn.
Bệnh gút là bệnh lý rối loạn chuyển hóa acid uric, dẫn đến lắng đọng các tinh thể monosodium ở tổ chức (bao hoạt dịch và tổ chức quanh khớp, ống thận và nhu mô thận), thường khởi phát ở nam giới tuổi từ 40 – 60 và ở nữ giới sau mãn kinh. Tần suất xuất hiện của bệnh gút tăng đáng kể theo tuổi và tương quan với sự gia tăng của nồng độ acid uric huyết thanh.
1. Cơ chế của bệnh gút
Khi acid uric trong máu tăng cao, các dịch đều bão hoà natri urat và sẽ xảy ra hiện tượng lắng đọng urat ở một số tổ chức, đặc biệt là màng hoạt dịch khớp, sụn xương, gân, tổ chức dưới da, nhu mô thận và đài bể thận...
Ở khớp, tăng acid uric máu lâu ngày dẫn đến hình thành các tôphi vi thể trong các thể bào phủ màng hoạt dịch, làm lắng đọng natri urat ở sụn. Các vi tinh thể acid uric có thể xuất hiện trong dịch khớp và khi đạt được một lượng nhất định thì sẽ gây viêm khớp và là biểu hiện của cơn gút cấp tính.
Trong bệnh gút, tại khớp sẽ xảy ra một loạt phản ứng: các bạch cầu tập trung đến thực bào làm giải phóng các lysozym, các chất này gây viêm; các vi tinh thể còn hoạt hoá yếu tố Hageman dẫn đến hình thành kallicrein và kinin có vai trò gây viêm khớp; hoạt hoá các bổ thể và plasminogen, dẫn đến hình thành các sản phẩm cuối cùng cũng có vai trò trong viêm khớp.
Các chuyên gia cho biết, từ giai đoạn tăng acid uric máu đến khi xuất hiện cơn gút đầu tiên vào khoảng 20-30 năm và 10- 40% số bệnh nhân gút có cơn đau quặn thận trước cả khi viêm khớp.
2. Người bị gút kiêng ăn gì?
Gút là một bệnh lý về xương khớp, chính vì vậy việc điều trị và các biến chứng của gút ngày càng nghiêm trọng nếu như người bệnh không có chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một số thực phẩm được cho là gây tăng triệu chứng của bệnh gút như:
2.1. Những loại thịt đỏ giàu đạm
Thực phẩm đầu tiên trong danh sách cần hạn chế cho bệnh nhân gút là những loại thịt đỏ như: thịt lợn, thịt bò, nội tạng động vật, thịt trâu, bò, ngựa, dê… có hàm lượng đạm rất cao, kèm theo đó là các loại vitamin E, B6, B12. Đây được coi là những thực phẩm giàu chất đạm.
Việc nạp quá nhiều đạm vào cơ thể sẽ làm tăng axit uric gây viêm khớp, do sự lắng đọng các tinh thể Urat (Monosodium Urat) trong dịch khớp. Những loại thịt đỏ giàu chất đạm này sẽ khiến các cơn đau nhức và tình trạng của bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn.
Thay vì thịt đỏ, người bệnh có thể ăn thịt trắng vì hàm lượng purin của chúng thấp hơn. Ngoài ra, những bệnh nhân có thêm các triệu chứng bị ngứa ở các khớp thì nên kiêng tôm, cua, cá và những thực phẩm có tính phong. Lý do là bởi chúng rất dễ gây dị ứng cho cơ thể và khiến các cơn đau nhức khớp và gút tồi tệ hơn.
2.2. Hải sản
Trong hải sản chứa rất nhiều gốc purin, các gốc này sẽ nhanh chóng chuyển hoá thành axit uric tích tụ quanh các mô mềm và khớp rất nguy hiểm cho người bệnh gút. Cắt giảm hải sản trong chế độ ăn hàng ngày, đặc biệt khi bạn đang bị những cơn đau hành hạ, đây là lời khuyên của giáo sư dinh dưỡng Lona Sandon tại Đại học Tây Nam Texas.
Hợp chất purin khi được hấp thụ vào cơ thể thì tạo ra sản phẩm cuối cùng là các uric acid. Vì thế, người bị bệnh gút chỉ nên dùng thịt và hải sản ở mức tối thiểu và theo tư vấn của bác sĩ chuyên gia tư vấn.
2.3. Thực phẩm nhiều đường
Nếu tiêu thụ thực phẩm có quá nhiều đường không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến các bệnh liên quan đến hệ xương khớp như bệnh gút.
Các thực phẩm nhiều đường không chỉ làm tăng nguy cơ về bệnh tim mạch, tiểu đường mà còn ảnh hưởng đến các bệnh liên quan đến hệ xương khớp như gút.
Các thực phẩm nhiều đường sẽ gây cản trở việc hấp thụ canxi ở cơ thể, từ đó khiến hệ xương khớp vốn đã tổn thương nay càng yếu đi hoặc gặp các vấn đề tiêu cực khác.
Đặc biệt, với những bệnh nhân đang dùng các loại thuốc có Corticoid như Cortisol, Prednisolon thì càng nên hạn chế đường trong khẩu phần ăn của mình.
2.4. Thực phẩm chứa chất kích thích: bia, rượu, nước ngọt có ga…
Như nhiều căn bệnh khác, người mắc bệnh gout cũng nhận được lời khuyên là nên hạn chế rượu bia, các loại đồ uống có cồn, nước ngọt, cà phê (trà) đậm đặc và thuốc lá…. Bởi vì, chúng không những khiến bệnh xương khớp nghiêm trọng hơn mà còn dễ dẫn đến nhiều căn bệnh khác.
Theo các nghiên cứu cho thấy, những người uống nhiều bia rượu hoặc các thức uống chứa chất kích thích có nguy cơ mắc bệnh gút cao hơn so với người uống ít hoặc không uống.
Đường fructose có trong nước ngọt có ga có thể làm tăng nguy cơ bệnh gút dù chúng không chứa nhân purine. Việc sử dụng bia rượu và các loại nước ngọt có ga cũng làm những cơn đau do gút dễ tái phát và tình trạng đau trầm trọng hơn.
Bên cạnh đó, bia rượu còn làm suy yếu khả năng tẩy độc và lọc của gan, dẫn đến các cơn đau cột sống kéo dài. Do đó, người bệnh nên tránh xa các thực phẩm chứa chất kích thích để hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị bệnh.
3. Bị bệnh gút nên ăn gì?
Nhằm tránh làm bệnh gút tái phát nhưng phải đảm bảo đủ chất dinh dưỡng để cơ thể khỏe mạnh, việc lên thực đơn cho người bệnh gút trong ăn uống hàng ngày là việc khá quan trọng, cần phải thực hiện nghiêm túc, thì việc điều trị gút mới có tác dụng.
Một số lời khuyên của bác sĩ chuyên gia khuyến cáo người bệnh gút nên bổ sung những thực phẩm sau vào chế độ dinh dưỡng của mình:
- Những thực phẩm giàu chất xơ, vitamin
- Các loại thịt động vật trắng
- Sử dụng chất béo bão hòa
- Nên uống 2 lít nước mỗi ngày.
- Uống 100% là nước ép trái cây như nước dứa, nước cà rốt
- Bổ sung thực phẩm hỗ trợ đào thải acid uric như quả cherry, dâu tây, cải bẹ xanh, cam, lá sake…
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm