I - Ngứa bàn tay bàn chân về đêm là bệnh gì?
Ngứa bàn tay, bàn chân về đêm có thể dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý dưới đây:
1. Suy giảm chức năng can thận
Can thận là những bộ phận có chức năng đào thải chất cặn bã hoặc chất độc ra khỏi cơ thể. Khi chức năng can và thận bị suy giảm, thì quá trình thanh lọc và đào thải của cơ thể bị hạn chế dẫn tới độc tố tích tụ ở nhiều bộ phận, trong đó có làn da. Lúc này, da dễ bị nhiễm độc và thấy ngứa ngáy.
Ngoài ra, can thận kém cũng làm cho khí huyết lưu thông kém, làm cho da không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất và oxy. Và điều này có thể khiến cho tình trạng ngứa ngáy bàn tay, bàn chân về đêm ngày càng trở nên khó chịu hơn. Hơn thế nữa, chức năng can thận kém còn là nguyên nhân gây ra hàng loạt vấn đề hoặc bệnh lý liên quan đến da như: mề đay, dị ứng…
Như vậy, có thể thấy được rằng chức năng can thận yếu là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ngứa bàn tay, bàn chân về đêm.
2. Phản ứng phụ khi dùng thuốc
Người bị dị ứng với một số loại thuốc chữa bệnh như: tiểu đường, huyết áp cao, mỡ máu cao… đều có thể gây ra tình trạng này. Thường thì sau bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ, người bệnh uống thuốc và phản ứng ngứa bàn tay chân vào buổi đêm sẽ xảy ra sau đó. Khi bị dị ứng với thuốc, bạn cần tạm dừng việc sử dụng thuốc và báo ngay cho bác sĩ điều trị để có phương án điều chỉnh phù hợp.
3. Bị dị ứng, nổi mề đay
Ngứa bàn tay, bàn chân là một trong những dấu hiệu điển hình cảnh báo mề đay, dị ứng. Ngoài ra, tại chân hoặc tay của người bệnh còn có biểu hiện nổi nhiều mẩn với nhiều mảng hồng trắng, người bệnh thường bị ngứa và gãi liên tục. Lý do gây nổi mề đay ban đêm có thể đến từ các tác nhân gây dị ứng có trên giường ngủ, chăn nệm của người bệnh. Hoặc do dị ứng thức ăn bộc phát từ bữa cơm tối, khiến không chỉ bàn chân, bàn tay mà nhiều vị trí khác trên cơ thể bị phát ban dị ứng nổi mề đay.
4. Cơ thể đang thiếu Vitamin
Đừng chủ quan khi cơ thể vitamin, đặc biệt là vitamin B12 vì có thể khiến ngứa ngáy ở tay chân, nhất là về đêm muộn. Ngoài ra, người bệnh thiếu vitamin còn có nhiều biểu hiện khác như: hoa mắt, chóng mặt, người mệt mỏi. Nếu sự thiếu hụt vitamin kéo dài quá lâu có thể làm suy kiệt sức khỏe và dẫn đến hàng loạt bệnh lý nguy hiểm khác.
5. Bàn tay bàn chân bị nhiễm nấm
Người bị ngứa bàn tay bàn chân về đêm có thể do nhiễm nấm ở lòng bàn tay hoặc bàn chân. Về đêm, nấm sẽ sinh soi nhiều hơn, tấn công và làm tổn thương tế bào da. Khi đó, da dễ bị châm chích và ngứa ngáy.
6. Suy giáp
Ngứa bàn tay hoặc bàn chân vào ban đêm có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý suy giáp. Ngoài ngứa ngáy, người bệnh sẽ còn xuất hiện các triệu chứng đi kèm như rụng tóc, lồi mắt, khó thở, tức ngực…
7. Tổn thương dây thần kinh
Tổn thương dây thần kinh da vùng ngoại biên có thể làm rối loạn tế bào thần kinh hay chất dẫn truyền thần kinh, từ đó gây ra cảm giác ngứa ở bàn chân hoặc bàn tay. Cơn ngứa này có thể lan rộng tới nhiều bộ phận khác và trở thành mạn tính. Ngứa ở lòng bàn tay hoặc bàn chân có thể diễn ra bất kỳ lúc nào, có thể vào ban đêm hoặc ban ngày.
8. Bệnh tiểu đường khiến chân tay bị ngứa về đêm
Đường huyết trong máu tăng cao có thể làm cơ thể mất nước, gây nên tình trạng da bị khô ngứa. Ngoài ra, lượng đường huyết tăng cao có thể làm tổn thương thần kinh ở tay chân và gây ra cảm giác ngứa.
9. Bệnh ghẻ bùng phát vào ban đêm
Người bị ghẻ ngứa thường có dấu hiệu ngứa bàn tay, hoặc bàn chân. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng hiếm, nhưng vẫn có thể gặp ở những người sống ở khu vực ẩm thấp hoặc không vệ sinh cơ thể sạch sẽ.
II - Bị ngứa tay chân vào ban đêm phải làm sao?
1. Trị ngứa bàn tay bàn chân ban đêm nhờ viên Ngự y mật phương 9
Muốn chữa trị ngứa bàn tay, bàn chân vào ban đêm một cách hiệu quả nhất cần tác động vào căn nguyên gây bệnh. Tức là phải tăng cường khả năng thải độc ở can thận và các cơ quan khác (da, ruột, hệ bạch huyết, phổi), bồi bổ khí huyết thì mới loại bỏ tối đa được độc tố tích tụ trong cơ thể, đồng thời giúp da được tăng cường hấp thu dưỡng chất và làm giảm cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
Đông y khắc phục căn nguyên bệnh từ gốc luôn được tin tưởng và đánh giá cao bởi hiệu quả và mức độ an toàn. Và phương pháp Đông y hàng đầu có chức năng tăng cường chức năng thải độc can thận, tốt cho người bị ngứa bàn tay bàn chân được Vua Chúa thời Nguyễn sử dụng đó chính là Viên Giải Độc Ngự Y Mật Phương của Dược phẩm Nhất Nhất.
Sản phẩm có nguồn gốc từ bài thuốc trong Ngự Y Mật Phương, đây được ví như là “Quốc bảo” của nền Y học Việt Nam, chứa đựng những tinh túy nhất của nền y học Cổ truyền Việt Nam, giúp đẩy lùi bệnh tật và là niềm hy vọng cho nhiều người thoát khỏi tình trạng bệnh tưởng chừng như khó chữa, bệnh nan y.
Không chỉ giúp loại bỏ độc tố tích tụ ở làn da, sản phẩm còn giúp đào thải chất độc ở máu, đem tới hiệu quả giảm ngứa bàn tay và bàn chân vượt trội. Ngoài ra, Viên Giải Độc Ngự Y Mật Phương còn giúp chặn đứng độc tố tái phát và phòng ngừa gây bệnh ở làn da cũng như toàn bộ cơ quan, bảo vệ cơ thể tránh khỏi độc tố tích tụ.
Viên Giải Độc Ngự Y Mật Phương đã giúp rất nhiều người bệnh thoát khỏi nỗi ám ảnh bị ngứa bàn tay, bàn chân về đêm hiệu quả và không còn lo sợ tình trạng ngứa bàn tay bàn chân tái phát trong suốt nhiều năm.
2. Giảm ngứa chân tay về đêm bằng mẹo tại nhà
Bạn có thể sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên để cải thiện tình trạng ngứa tay chân về đêm như sau:
Thoa nước cốt chanh
Theo dân gian, nước cốt chanh có đặc tính chống viêm, gây tê nhẹ nên có thể làm giảm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ở bàn chân, bàn tay vào ban đêm. Bạn có thể chuẩn bị 1 quả chanh, vắt nước cốt chanh ra bát và loại bỏ hạt. Sau đó nhỏ trực tiếp nước cốt chanh lên lòng bàn tay hoặc bàn chân để cải thiện tình trạng bệnh.
Dùng bột yến mạch và baking soda
Những nguyên liệu tự nhiên có thể giúp bạn chặn nhanh cơn ngứa ngáy ở tay chân, tuy nhiên cũng không mang lại hiệu quả lâu dài, dễ bị tái phát trở lại. Thế nhưng, nếu cần một giải pháp tạm thời để xua tan cơn ngứa thì bạn hoàn toàn có thể sử dụng bột yến mạch và baking soda.
Bạn nên chuẩn bị 3 thìa cà phê bột yến mạch và 4 thìa cà phê baking soda, hòa tan trong nước ấm vừa đủ và thoa lên bàn tay, bàn chân để làm dịu cơn ngứa ngáy.
Thoa thuốc trị dị ứng mẩn ngứa
Hãy thoa lên da bàn tay hoặc bàn chân loại thuốc có chứa thành phần hydrocortisone 1% để có thể làm dịu cơn ngứa nhanh chóng.
Ngoài ra, để làm giảm cảm giác ngứa bàn tay, bàn chân về đêm thì nên giữ ẩm da hàng ngày, da càng khô thì tình trạng ngứa sẽ ngày càng tăng lên. Do vậy, bạn cũng nên bôi kem dưỡng ẩm thường xuyên.
III - Làm thế nào để phòng tránh ngứa bàn tay, bàn chân về đêm?
Để phòng ngừa ngứa bàn tay, bàn chân về đêm, bạn có thể áp dụng một số biện pháp như sau:
- Điều trị các bệnh lý gây ra tình trạng ngứa bàn tay, bàn chân về đêm như đã nêu trên, bạn nên đến các chuyên khoa da liễu để được bác sĩ khám và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.
- Sử dụng quần áo, tất có chất liệu mềm mại, dễ thấm hút để tránh làm tổn thương da hoặc bí da, dễ gây ngứa ngáy.
- Vệ sinh cơ thể, tắm giặt thường xuyên để làm sạch bề mặt da, tránh tích tụ bụi bẩn hoặc hóa chất có thể gây ngứa.
- Hạn chế gãi, cào da vì có thể làm xước da và khiến cho vi khuẩn hoặc vi sinh vật dễ dàng xâm nhập.
- Không dùng các loại mỹ phẩm lên vùng da đã bị mẩn ngứa, vì có thể làm tình trạng ngứa trở lên nặng nề hơn.
- Ăn nhiều các loại hoa quả, rau xanh để tăng cường đào thải độc tố hoặc chất cặn bã ra khỏi cơ thể, phòng ngừa nguy cơ gây hại và làm ngứa da ở bàn tay hoặc bàn chân.
Ngứa bàn tay, bàn chân về đêm có thể tác động nhiều tới giấc ngủ, gây ra cảm giác bứt rứt và khó chịu. Do vậy, bạn cần sớm áp dụng các biện pháp cải thiện theo những gợi ý trên để thoát khỏi tình trạng này nhé.
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm