I - Ngủ nằm nghiêng 1 bên bị chóng mặt là do nguyên nhân gì?
Chóng mặt khi nằm nghiêng có thể xuất hiện thoáng qua nhưng kéo dài và lặp đi lặp lại nhiều lần, nguyên nhân chủ yếu là do chứng rối loạn tiền đình.
Hệ thống tiền đình thuộc hệ thần kinh có vai trò giúp cơ thể cảm nhận thăng bằng. Rối loạn tiền đình gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, điển hình nhất là chứng chóng mặt, cảm giác quay cuồng, choáng váng, bồng bềnh, mọi vật quay tròn xung quanh, gây mất thăng bằng, đứng không vững.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra rối loạn tiền đình nhưng nguyên nhân chủ yếu là do thiếu máu lên não, thiếu máu đến hệ tiền đình, gây ra rối loạn tiền đình.
Ngoài rối loạn tiền đình, một nguyên nhân khác gây ra chóng mặt khi ngủ nằm nghiêng là do chứng chóng mặt tư thế kịch phát lành tính (BPPV). Là tình trạng do vấn đề ở tai trong. Trong tai là hệ thống tiền đình ốc tai đóng vai trò giúp ta giữ thăng bằng khi di chuyển, chứa tinh thể làm cho nhạy cảm với chuyển động và trọng lực. Tình trạng chóng mặt xảy ra khi các tinh thể này di chuyển ra sai vị trí.
II - Ngủ nằm nghiêng bị chóng mặt phải làm sao?
1. Thay đổi tư thế ngủ
Nếu ngủ nằm nghiêng bị chóng mặt, người bệnh có thể thử nằm nghiêng sang bên kia, nằm ngửa hoặc nằm sấp, xem tư thế ngủ nào khiến mình cảm thấy thoải mái và thích hợp nhất và tránh thay đổi tư thế nhiều lần trong khi ngủ. Đặc biệt, theo nghiên cứu, nằm ngửa là tư thế ngủ lý tưởng cho những người bị chóng mặt.
2. Sử dụng gối cao
Việc nâng cao đầu khi ngủ và giữ cố định đầu cũng có thể giúp làm giảm tình trạng chóng mặt. Chính vì thế, nếu đang chỉ ngủ trên một chiếc gối, người bệnh hãy thử kê thêm chiếc gối thứ hai để nâng đầu lên cao hơn. Ngoài ra có thể sử dụng gối nêm (loại gối hình tam giác, có độ cứng vừa phải tạo thành một góc 20 - 40 độ) hoặc chọn giường, đệm có thể điều chỉnh nâng lên khi ngủ.
3. Thay đổi lối sinh hoạt
Xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý và thói quen sinh hoạt khoa học cũng là một cách hiệu quả giúp cải thiện chứng chóng mặt. Cụ thể, người bệnh nên:
- Cắt giảm lượng muối trong bữa ăn.
- Kiêng dùng các loại đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhiều dầu mỡ.
- Nói không với thuốc lá, rượu bia, các chất kích thích.
- Bổ sung các thực phẩm bổ dưỡng giàu vitamin, magie, protein và chất xơ như rau xanh, thịt nạc, trái cây…
- Kiểm soát mức độ căng thẳng, không để bản thân bị stress, lo âu kéo dài.
Đặc biệt, để khắc phục được tình trạng ngủ nằm nghiêng bị chóng mặt, người bệnh cũng nên chú ý đến giấc ngủ của mình như:
- Cố gắng luôn đi ngủ vào cùng một giờ mỗi đêm và thức dậy vào buổi sáng cùng giờ.
- Đảm bảo rằng bạn ngủ đủ giấc, ít nhất là 7 giờ.
- Cố gắng giữ cho phòng ngủ luôn sạch sẽ.
- Cố gắng cách ly phòng ngủ khỏi âm thanh và ánh sáng.
- Cố gắng không ăn hoặc uống trước khi đi ngủ, đặc biệt là khi có đồ ăn cay, rượu hoặc cà phê.
4. Thực hiện vật lý trị liệu
Hầu hết các bài tập vật lý trị liệu này đều liên quan đến việc chuyển nhanh từ tư thế ngồi sang tư thế nằm và xoay đầu ở nhiều góc độ khác nhau, từ đó giúp duy trì hoặc tăng cường sự phối hợp và cân bằng, từ đó làm giảm chóng mặt.
Một số bài tập phổ biến hiện nay như bài tập Brandt-Daroff, bài tập Romberg, bài tập lắc lư trước sau.
5. Điều trị hiệu quả chứng rối loạn tiền đình
Để khắc phục được hiệu quả chứng chóng mặt khi ngủ nằm nghiêng cũng như hạn chế nguy cơ tái phát, người bệnh cần điều trị dứt điểm bệnh rối loạn tiền đình.
Một trong những hướng mới điều trị hiệu quả và an toàn nhất chính là dùng sản phẩm Đông y giúp bổ huyết, hoạt huyết, tăng cường mạnh mẽ máu lên não, cụ thể là lên hệ thống tiền đình giúp phục hồi chức năng hệ tiền đình, đẩy lùi bệnh.
Tuy nhiên, không phải cứ dùng Đông y là đẩy lùi bệnh hiệu quả. Thị trường hiện nay tràn lan các sản phẩm gắn mác Đông y nhưng vô thưởng vô phạt, tác dụng kém. Phải là sản phẩm Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2 mới đem lại hiệu quả vượt trội, ngăn chặn tối đa nguy cơ bệnh tái phát, giúp cho nhiều trường hợp chóng mặt nặng, mạn tính lâu năm cũng có thể thuyên giảm rõ ràng.
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm