Ngủ dưới nền nhà, bé trai hơn 2 tuổi bị rắn độc cắn nguy kịch

Ngủ dưới nền nhà, bé trai hơn 2 tuổi bị rắn độc cắn nguy kịch
Đang nằm ngủ dưới nền nhà cùng gia đình, bé trai bất ngờ bị rắn cắn vào vị trí ngón cái bàn chân trái. Thời điểm được đưa đến bệnh viện, tình trạng của bé rất nguy kịch.

Ngủ dưới nền nhà, bé trai hơn 2 tuổi bị rắn độc cắn nguy kịch

Các bệnh nhi bị rắn độc cắn đang được điều trị tại Nhi Trung ương. Ảnh: BVCC

Sáng 10/8, thông tin từ Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, liên tiếp trong hai tuần trở lại đây, các bác sĩ bệnh viện này đã tiếp nhận 3 bệnh nhi bị rắn độc cắn, nhập viện trong tình trạng nguy kịch.

Trường hợp bệnh nhi đầu tiên là bé trai V.T. (28 tháng tuổi, quê Tuyên Quang). Theo lời kể của người nhà, vào đêm 25/7, bé đang nằm ngủ dưới nền nhà cùng gia đình thì bị rắn cắn vào vị trí ngón cái bàn chân trái. Sau khi bị cắn, bé đau và quấy khóc, gia đình phát hiện 1 con rắn trong gầm giường gần đó và đã đánh chết rắn nhưng không lưu lại hình ảnh.

Sau đó, gia đình đã đưa bệnh nhi đến nhà một thầy lang lấy thuốc về đắp. Tuy nhiên, sau 1 ngày đắp thuốc, bàn chân bé T. xuất hiện sưng nề, hoại tử lan lên tới đùi, co giật toàn thân nên gia đình mới đưa trẻ đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang trong tình trạng suy hô hấp, suy tuần hoàn, hôn mê, liệt cơ hô hấp.

Ngủ dưới nền nhà, bé trai hơn 2 tuổi bị rắn độc cắn nguy kịch

Bàn chân bệnh nhi T. bị hoại tử do rắn độc cắn. Ảnh: BVCC

Các bác sĩ tại đây đã khẩn trương cấp cứu, đồng thời, liên hệ hội chẩn với các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương để đưa ra phương án điều trị cũng như chuyển tuyến an toàn nhất cho trẻ. Bệnh nhi nhập viện Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng suy hô hấp, suy tuần hoàn, hôn mê, co giật, hoại tử lan rộng ở cẳng bàn chân trái và có hội chứng chèn ép khoang, tiêu cơ vân,… sau 36 giờ bị rắn cắn, tiên lượng rất nặng nề.

Dựa trên đặc điểm vết cắn, tính chất sưng nề, hoại tử tiến triển, kèm theo liệt cơ hô hấp, các bác sĩ nhận định khả năng trẻ bị rắn hổ đất cắn. Bệnh nhi được truyền 40 lọ huyết thanh kháng nọc rắn hổ và thở máy, hỗ trợ tuần hoàn, đồng thời phẫu thuật mở cân cẳng bàn chân trái để giải phóng chèn ép khoang ngay trong đêm. Đồng thời, bệnh nhi cũng được truyền dịch, lợi tiểu để phòng biến chứng suy thận cấp do tiêu cơ vân.

Bệnh nhi được rút ống nội khí quản, tỉnh táo, hồi phục hoàn toàn về sức cơ, cẳng bàn chân trái đỡ sưng nề, vận động tốt sau 4 ngày điều trị. Tuy nhiên, ngón cái bàn chân trái bị rắn cắn đã hoại tử khô, có thể cần phẫu thuật cắt bỏ.

Ngủ dưới nền nhà, bé trai hơn 2 tuổi bị rắn độc cắn nguy kịch

Rắn cạp nia miền Bắc là loại đã cắn bé N.H. Ảnh: GĐCC

Trường hợp thứ hai là bé N.H. (3 tuổi, Nghệ An) cũng bị rắn (loại rắn sọc đen sọc trắng) cắn tại vùng cánh tay phải khi đang ngủ dưới nền nhà. Gia đình đưa bé đến nhà thầy lang tại địa phương chữa trị. Nhưng trong 1 giờ  đắp thuốc lá bé rơi vào tình trạng sụp mi, giãn đồng tử 2 bên, nói khó, liệt tứ chi, liệt cơ hô hấp tiến triển nên gia đình đã nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện địa phương cấp cứu, đặt nội khí quản và chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương.

Thông qua hình rắn do gia đình cung cấp, các bác sĩ xác định trẻ bị rắn cạp nia miền Bắc cắn. Đây là một trong số loại rắn có nọc độc mạnh nhất, thường gây giãn đồng tử, liệt cơ tiến triển lan xuống tứ chi, đặc biệt gây liệt cơ hô hấp đe doạ trực tiếp đến tính mạng của nạn nhân.

Bệnh nhi được truyền 10 lọ huyết thanh kháng nọc rắn đa giá. Sau hơn 2 tuần điều trị tích cực, đến ngày 10/8, trẻ tỉnh, có nhiều nhịp tự thở, biết thực hiện các động tác theo yêu cầu, kết quả điện não đồ bình thường. Vài ngày tới trẻ có thể được rút máy thở.

Ngủ dưới nền nhà, bé trai hơn 2 tuổi bị rắn độc cắn nguy kịch

Bé Q.H. được chăm sóc và điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung Ương. Ảnh: BVCC

Trường hợp thứ ba là bé trai Q.H. (13 Tuổi, Thái Nguyên) bị rắn lục cắn khi cháu đang đi lao động. Sau khi phát hiện sự việc, gia đình đã đưa bé H. đến bệnh viện địa phương sơ cấp cứu và chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương.

Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán bé bị rối loạn đông máu nặng, giảm Albumin máu. Ngay lập tức, trẻ được truyền 10 lọ huyết thanh kháng nọc rắn lục tre, truyền Plasma tươi và chăm sóc tích cực. Sau 1 ngày điều trị, tình trạng bé đã ổn định và được xuất viện.

Bác sĩ Phạm Thị Thanh Tâm - Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, mùa hè là mùa rắn sinh sôi, phát triển, xảy ra nhiều nhất từ tháng 4-11. Đây cũng là thời điểm số bệnh nhi bị rắn cắn thường có xu hướng tăng đặc biệt là tại các địa phương gần vùng sông nước, đồi núi. Các bệnh nhân thường bị rắn cắn trong hoàn cảnh nằm ngủ trên nền nhà, sinh hoạt gần cánh đồng hoặc các nơi có gia cầm…

Theo bác sĩ Tâm, khi bị rắn độc cắn, người bệnh thường thấy đau buốt tại chỗ cắn, thấy dấu răng sâu, vết thương chảy máu khó cầm, vùng chi bị cắn sưng nề, nổi phỏng nước, hoại tử lan dần, có thể có các dấu hiệu toàn thân như nhìn mờ, sụp mi, đau rát họng, nói khó, nuốt sặc, liệt cơ tiến triển lan xuống tứ chi, thậm chí co giật, hôn mê.

Các trường hợp bị rắn cắn đều nên được theo dõi ít nhất 24 giờ trong bệnh viện. Huyết thanh kháng nọc rắn được chỉ định trong các trường hợp có biểu hiện nặng toàn thân do rắn độc cắn hoặc có rối loạn đông máu nặng. Thời điểm sử dụng tốt nhất là 4 giờ đầu, nhưng trong 24 giờ đầu vẫn có hiệu quả, một số trường hợp quá 24 giờ vẫn có thể sử dụng. Các trường hợp khác được điều trị hỗ trợ tùy theo triệu chứng lâm sàng.

Bác sĩ Tâm cũng thêm, khi trẻ bị rắn độc cắn, nhiều gia đình chủ quan áp dụng dân gian để sơ cứu vết thương, cho đến khi có các biểu hiện suy hô hấp, tím tái, xuất huyết nặng… thì mới vội vàng đến các cơ sở y tế. Đây là sai lầm lớn có thể gây tình trạng hoại tử chi thể, rối loạn đông máu, nhiễm trùng, thậm chí tử vong.

Vì vậy, sau khi bị rắn cắn, bệnh nhân cần được xử trí và cấp cứu kịp thời để tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra. Cụ thể, khi bị rắn độc cắn hoặc nghi ngờ rắn độc cắn, cần thực hiện các biện pháp sơ cứu đúng cách: Động viên, trấn an, để bệnh nhi nằm yên. Đặt nơi bị cắn thấp hơn so với tim để hạn chế hấp thu nọc độc. Rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước muối sinh lý. Dùng một miếng gạc khô và sạch để băng kín vùng bị cắn.

Bên cạnh đó, băng ép tại chỗ cắn lên tới gốc chi, băng tương đối chặt nhưng vẫn còn sờ thấy mạch đập, không garô động mạch. Dùng nẹp cứng để cố định chi. Duy trì băng ép, bất động chi và vận chuyển kịp thời người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất. Cung cấp hình dạng, màu sắc hoặc ảnh chụp con rắn cho bác sĩ để dễ dàng nhận biết loại rắn, nhằm có biện pháp cấp cứu kịp thời.

Các bậc phụ huynh cũng được khuyến cáo không sử dụng các biện pháp sau: Cố gắng hút nọc độc của rắn. Trích, rạch, nặn, bóp tại vùng vết cắn. Không loay hoay tìm kiếm và áp dụng các kinh nghiệm dân gian hoặc thầy lang để sơ cứu.

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Cùng chuyên mục
Da nhờn, lỗ chân lông to: Nguyên nhân và cách khắc phục

Da nhờn, lỗ chân lông to: Nguyên nhân và cách khắc phục

22-11-2024 16:40

Bạn đang gặp phải tình trạng da nhờn, lỗ chân lông to gây tự ti khi giao tiếp? Đây là vấn đề khá phổ biến và có thể được cải thiện đáng kể với một chế độ chăm sóc da phù hợp.

Nổi bật trang chủ
Những sao Việt gắn bó với sự nghiệp
22 Tháng 11, 2024

Bên cạnh hoạt động nghệ thuật, nhiều sao Việt còn đảm đương vai trò của một nhà giáo. Họ tham gia giảng dạy ở nhiều trường Đại học, Cao đẳng...trên khắp cả nước.

Đọc thêm
4 lần đổi nghệ danh của Hoài Lâm

4 lần đổi nghệ danh của Hoài Lâm

22 Tháng 11, 2024

Hoài Lâm trải qua 4 lần đổi nghệ danh sau khoảng 15 năm bước chân vào con đường ca hát.

Đội tuyển Việt Nam đón tin vui ở Asian Cup 2027

Đội tuyển Việt Nam đón tin vui ở Asian Cup 2027

22 Tháng 11, 2024

Đội tuyển Việt Nam được xếp vào nhóm hạt giống số một ở vòng loại Asian Cup 2027.

ICC ban hành lệnh bắt Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Israel

ICC ban hành lệnh bắt Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Israel

22 Tháng 11, 2024

Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) đã ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Yoav...

Lặng thầm vun vén cho học trò

Lặng thầm vun vén cho học trò

22 Tháng 11, 2024

Nhiều thầy, cô giáo dạy học ở những điểm trường vùng sâu, xa cũng đồng thời là người kết nối các nguồn, lo cho học...

Bảo tàng không phải là chỗ để giới trẻ 'phông bạt'

Bảo tàng không phải là chỗ để giới trẻ 'phông bạt'

22 Tháng 11, 2024

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam khánh thành, miễn phí vé vào cửa trong những ngày qua đã thu hút lượng lớn người...

0.74252 sec| 2271.703 kb