Ngạt mũi khó thở liệu có phải nhiễm Covid-19
Ngạt mũi khó thở khi nào là do nhiễm Covid-19?
Theo CDC, Covid-19 là một bệnh truyền nhiễm có một loạt các triệu chứng từ nhẹ đến nặng. Thông thường, triệu chứng bệnh sẽ xuất hiện từ 2 – 14 ngày kể từ khi tiếp xúc với nguồn lây.
Nên test nhanh tại nhà khi có triệu chứng ngạt mũi khó thở xem có dương tính hay không
Bên cạnh triệu chứng ngạt mũi khó thở thì người bệnh Covid-19 có thể gặp phải tình trạng:
- Sốt hoặc ớn lạnh
- Ho
- Thở gấp hoặc khó thở
- Mệt mỏi
- Đau nhức cơ hoặc đau nhức toàn cơ thể
- Đau đầu
- Mất vị giác hoặc khứu giác
- Rát họng
- Ngạt mũi và chảy nước mũi
- Buồn nôn
Tuy ngạt mũi cũng là một triệu chứng khi nhiễm Covid-19 nhưng đây cũng là biểu hiện của cảm lạnh, viêm mũi dị ứng hay viêm xoang. Chính vì thế mà ngạt mũi khó thở lại trở thành triệu chứng không đặc hiệu vì có liên quan tới một số bệnh khác.
Để kiểm tra xem có phải bệnh Covid-19 không thì nên tự test nhanh kháng nguyên tại nhà. Sử dụng que lấy dịch tỵ hầu rồi cho vào que thử nếu lên 2 vạch (dương tính) là đã bị Covid-19, nếu 1 vạch (âm tính) là không bị Covid-19.
Trong trường hợp dương tính với Covid-19 thì nên liên hệ trạm y tế gần nhất để được hướng dẫn cách ly và điều trị theo tình trạng thực tế.
Ngạt mũi khó thở xuất phát từ viêm xoang và viêm mũi dị ứng
Ngạt mũi khó thở cũng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác
Nếu như đã test nhanh và không bị nhiễm Covid-19 thì có thể tình trạng ngạt mũi không thở được xuất phát từ bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng đặc biệt vào thời điểm giao mùa.
Ngạt mũi do tắc nghẽn khoang mũi tạm thời
Ngạt mũi là tình trạng tắc nghẽn khoang mũi do nhiều nguyên nhân khác nhau như:
- Dị ứng
- Cảm lạnh
- Tác dụng phụ khi dùng thuốc
- Viêm xoang cấp
Các tình trạng này có thể sử dụng thuốc kê đơn kết hợp nghỉ ngơi tại nhà để điều trị giảm bớt triệu chứng cho người bệnh. Nếu triệu chứng kéo dài thì nên đi khám để được chẩn đoán bệnh và kê thuốc. Thông thường người bị ngạt mũi được kê thuốc xịt mũi có chứa steroid để giảm viêm trong khoang mũi.
Ngạt mũi do viêm xoang mạn tính
Viêm xoang mạn tính là tình trạng viêm kéo dài hơn 12 tuần, gây ra:
- Áp lực vùng xoang mũi
- Đau xoang
- Sưng tấy
Khác với viêm xoang cấp tính, viêm xoang mạn tính thường không phải do vi khuẩn gây ra và không thuyên giảm khi điều trị kháng sinh.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ viêm xoang mạn tính gồm:
- Tắc nghẽn trong các xoang: Xoang bị tắc nghẽn do mặt hoặc mũi bị tổn thương, có nhiễm trùng mạn tính, polyp mũi và các khối u. Người có vách ngăn mũi lệch có nguy cơ cao bị viêm xoang mạn tính.
- Nhiễm trùng bất thường: Nhiều trường hợp viêm xoang sẽ khỏi khi sử dụng kháng sinh. Tuy nhiên, nếu như nhiễm trùng do kháng thuốc kháng sinh hay nhiễm nấm không được điều trị dứt điểm chỉ bằng kháng sinh thông thường.
- Tiếp xúc với chất gây dị ứng và kích ứng: Người bị hen suyễn và cơ địa dị ứng rất dễ bị viêm xoang mạn tính vì cơ thể tiết ra các chất kích thích và tăng áp lực trong xoang mũi. Người bị hen hoặc dị ứng rất dễ phản ứng với các chất gây dị ứng như khói thuốc, không khí ô nhiễm, hạt bụi hay các nguồn kích ứng khác.
- Hệ miễn dịch gặp vấn đề: Khi hệ miễn dịch bị rối loạn và suy yếu sẽ khiến cơ thể khó chống lại được các chứng viêm và nhiễm trùng.
Viêm xoang mạn tính thường không phải do vi khuẩn nên sử dụng thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng trong trường hợp này. Bác sĩ có thể kê một số loại thuốc điều trị viêm xoang mạn tính như sau:
- Thuốc xịt corticosteroid đường mũi
- Sử dụng thuốc hoặc thuốc xịt kháng histamine tại chỗ
- Thuốc trị nấm
- Thuốc đối kháng leukotriene
- Điều trị một số tình trạng bệnh tiềm ẩn (đối với người bị hen suyễn hoặc dị ứng).
Biện pháp tại nhà giúp giảm ngạt mũi khó thở hiệu quả
Bên cạnh việc đi khám và điều trị theo đơn thuốc của bác sĩ, người bệnh cũng nên áp dụng một số mẹo tại nhà để giảm phần nào tình trạng ngạt mũi khó thở.
Hút rửa mũi
Rửa mũi là cách giúp giảm ngạt mũi hiệu quả
Rửa mũi là cách giúp đào thải chất đờm nhầy trong khoang mũi ra ngoài để giúp giảm ngạt mũi hiệu quả.
Bạn có thể mua bộ rửa mũi tại các hiệu thuốc. Thông thường chúng sẽ gồm một chai bóp và các gói muối pha theo tỷ lệ vào nước. Nên bóp lọ nước rửa mũi vào một bên mũi để nước ra ở phía lỗ mũi bên kia. Nên thở bằng miệng trong khi rửa mũi để tránh nuốt nước muối vào trong gây sặc.
Xông mũi họng bằng nước nóng
Thử xông mũi họng với nước nóng hoặc nước nóng có tinh dầu. Hơi nước giúp mở rộng các xoang giúp chất nhầy thoát ra ngoài dễ dàng.
Uống nước trà ấm
Nhiều nghiên cứu cho rằng uống nước trà ấm có thể giúp giảm nhanh chứng sổ mũi, ngạt mũi và ho. Khi bị ốm cơ thể cũng cần bổ sung thêm nhiều chất lỏng để giúp chống lại nhiễm trùng.
Tuy nhiên nên tránh dùng các loại chất lỏng có chứa caffein và rượu vì những đồ uống này có thể gây mất nước, và mất ngủ, khiến tình trạng bệnh xấu đi.
Thêm độ ẩm cho không khí
Không khí quá khô dễ gây khô mũi, khô rát họng khó chịu. Hãy sử dụng máy tạo độ ẩm trong thời tiết hanh khô hoặc khi trong phòng bật điều hòa, máy sưởi… Cân bằng độ ẩm trong phòng sẽ giúp đỡ khô mũi, đỡ ngạt mũi khó thở.
Sử dụng thuốc Xoang Đông y giảm ngạt mũi khó thở nếu bị viêm xoang cấp và mãn tính
Bên cạnh sử dụng thuốc Tây để điều trị triệu chứng nhanh chóng thì xu hướng mới giúp giảm ngạt mũi không thở được khi bị viêm xoang là sử dụng thuốc Đông y.
Thuốc Xoang Đông y giúp thông mũi tiêu viêm giúp giảm ngạt mũi do viêm xoang cấp và mãn tính hiệu quả. Không chỉ trị triệu chứng mà thuốc còn tác động vào niêm mạc mũi xoang, dần thay đổi cơ địa mũi xoang giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể. Chính vì thế kiên trì sử dụng thuốc một thời gian sẽ giúp ngăn ngừa và hạn chế bệnh tái phát.
Thuốc Xoang Đông y được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại tại nhà máy dược phẩm chuẩn GMP-WHO thàng dạng viên nén tiện dụng.
Sản phẩm hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Người bị ngạt mũi khó thở do viêm mũi dị ứng, viêm xoang cấp và mãn tính có thể tham khảo sử dụng để hỗ trợ điều trị cũng như ngăn ngừa và hạn chế bệnh tái phát.
Thuốc Xoang Nhất NhấtThông mũi, tiêu viêm trị: - Viêm mũi dị ứng, nghẹt mũi - Viêm xoang cấp, mạn tính, đau đầu Sản xuất tại: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT Số giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc: 289/2020/XNQC/QLD |
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm