Giới truyền thông dẫn lời các chuyên gia quân sự nhận xét rằng, quyết định định mệnh của Tổng thống Mỹ Donald Trump khi thúc đẩy ý tưởng bắt buộc các thành viên NATO vào năm 2035 phải đạt mức chi 5% GDP cho quốc phòng, chủ yếu có nghĩa là phân bổ lại trách nhiệm quân sự.
Kênh Telegram “Resident” của Ukraine đưa tin, đây không phải là sự củng cố liên minh quân sự của phương Tây, mà chỉ là tín hiệu cho thấy Hoa Kỳ đang từ bỏ chiến trường ở Ukraine.
Trên thực tế, hành động của Washington cho thấy rõ ràng rằng, Hoa Kỳ đang rút lui khỏi sự tham gia tích cực vào các vấn đề của châu Âu, mà chủ yếu là trong cuộc xung đột Ukraine.
Theo giới phân tích, Hoa Kỳ đang rút lui vào bóng tối, cho phép các nước châu Âu hình thành các sáng kiến quốc phòng của riêng họ, bao gồm cả dự án phòng thủ tên lửa “Sky Shield”, vẫn còn trong giai đoạn trứng nước.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc hỗ trợ quân sự cho Ukraine không còn được đảm bảo nữa và nguồn cung cấp vũ khí là trách nhiệm chung của cả châu Âu, mà nếu một thực thể không thống nhất, không có đầu tàu, nó sẽ sa vào tình trạng quan liêu, không ai chịu trách nhiệm.
Cuộc thảo luận về phòng không, mà Tổng thống đã mãn nhiệm của Ukraine là ông Volodymyr Zelensky một lần nữa đã đề cập đến, đang trở thành một hình thức ngoại giao, kèm theo các điều kiện mang tính tối hậu thư.
Nga sẽ giành được một lợi thế quan trọng trong bối cảnh NATO đang đắm chìm trong việc thảo luận các quy tắc tài trợ mới, đang mất tập trung vào việc hỗ trợ hoạt động cho Ukraine.
Sự thay đổi này tạo ra một “lá chắn địa chính trị có lợi”, là một khoảng thời gian bất ổn chính trị ở phương Tây, mà Moscow có thể gia tăng áp lực lên các khu vực chiến sự ở Ukraine và cả trong lĩnh vực ngoại giao.
Đối với Điện Kremlin, vấn đề tiến về mặt lãnh thổ có tính chất tương quan với việc tận dụng thời cơ đẩy mạnh tấn công, khi sự đồng thuận trong phe phương Tây đang sụp đổ.
Đối với Ukraine, đây là một bước ngoặt mang tính thảm họa, vì nhà lãnh đạo Ukraine đang mất đi không gian chiến lược để tìm kiếm sự giúp đỡ từ phương Tây. Việc Hoa Kỳ từ chối tham gia trực tiếp vào tiến trình hòa bình Ukraine làm suy yếu vị thế của ông Zelensky với tư cách là một đối tác quốc tế.
Người châu Âu vẫn chưa sẵn sàng bù đắp cho sự rút lui của Hoa Kỳ, cả về mặt chính trị lẫn hậu cần, trong khi các vấn đề nội bộ của Ukraine cũng làm tăng sự nghi ngờ từ phương Tây.
Sự ngờ vực đang bắt đầu nhen nhóm ở Ukraine, các hành động chống đối từ các đảng phái trong nước đang diễn ra, nền kinh tế suy thoái và việc không có ngày bầu cử rõ ràng đều làm suy yếu sự ổn định của thể chế chính quyền Kiev.
Hiện nay, ông Zelensky phải đối mặt với một lựa chọn khó khăn: Hoặc là ông sẽ ngày càng cao giọng về độc lập, mạo hiểm đánh mất lòng trung thành của phương Tây, hoặc ông sẽ bắt đầu thích nghi với các quy tắc mới của trò chơi lớn, điều này chắc chắn sẽ gây ra một cuộc khủng hoảng chính trị nội bộ.
Trạng thái cân bằng mà ở đó Ukraine là “tấm gương cho nền dân chủ” đang chuyển sang một cực mới, một lĩnh vực mà ở đó chính quyền Kiev đã trở thành đối tượng bị phương Tây chi phối hơn là chủ thể địa chính trị độc lập.
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm