I. Công dụng của cây giao trong chữa viêm mũi dị ứng
Cây giao hay còn có tên gọi khác là cây nọc rắn, cây xương cá hay san hô xanh… Là thực vật thuộc về họ thầu dầu, có gai và lá. Mọi người thường dùng cây giao làm cảnh, trang trí nhà cửa. Tuy nhiên cây giao trong Đông y còn đem đến tác dụng chữa bệnh hiệu quả như chữa bệnh viêm xoang, mục cóc, rắn cắn... chữa viêm mũi dị ứng bằng cây giao cũng cho kết quả rất tốt.
Theo lương y Đỗ Minh Tuấn, cây giao trong y học cổ truyền là loại thảo dược có tính cay, vị chua nhẹ, mát đem lại tác dụng sát khuẩn, giảm ngứa, tiêu viêm tốt. Sử dụng đều đặn bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng từ cây giao còn có tác dụng ngăn tái phát bệnh. Bên cạnh đó, bản thân cây giao cũng được nhiều người dùng để thúc sữa, khu phong.
Với các công dụng trên, không còn lạ gì khi cây giao được ưa chuộng để làm bài thuốc trị viêm mũi dị ứng cho người bệnh. Chỉ trong thời gian ngắn khoảng từ 5-7 ngày nếu năng sử dụng cây giao chữa trị với liều lượng hợp lý sẽ thấy cải thiện rõ rệt, giảm nhẹ hẳn các triệu chứng khó chịu sau:
- Giảm tần suất hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi.
- Giảm nghẹt mũi, tắc mũi, chảy nước mũi nhiều.
- Đỡ đau nhức, khó chịu mũi.
- Đẩy lùi tác động đến mắt như giảm chảy nước mắt, không còn quầng thâm bọng mắt, giảm đau hốc mắt.
- Cải thiện tình trạng đau rát họng, đọng dịch nước mũi đờm trong cổ họng.
- Cải thiện tình trạng cơ thể mệt mỏi, suy nhược và giúp hạ sốt.
Tuy nhiên do thân cây giao chứa mủ trắng nên khi sử dụng để chữa bệnh cần cẩn trọng vì loại mủ này khi tiếp xúc trực tiếp có thể gây hại cho da và mắt.
Chữa viêm mũi dị ứng bằng cây giao cho kết quả tốt và được nhiều người sử dụng để chữa bệnh
II. Hướng dẫn chữa viêm mũi dị ứng bằng cây giao
Phần lớn mọi người thường sử dụng giao tươi để chữa bệnh viêm mũi dị ứng, vì lúc đó các hợp chất quý trong cây được lưu giữ một cách trọn vẹn nhất. Tuy nhiên việc sử dụng cây giao chữa bệnh cần thực hiện sơ chế và các bước làm đúng cách để bảo đảm được công dụng cũng như hạn chế, loại bỏ được những ảnh hưởng của độc tố đến sức khỏe bản thân và tình trạng bệnh lý.
Nguyên liệu:
- Giao tươi: 15 - 20 đốt, chọn loại tươi, dài 3 - 5cm.
- 1 tờ giấy có kích thước chiều dài 50cm.
- 1 ấm nhỏ với khoảng 200 đến 300ml nước sạch.
Quy trình:
- Tờ giấy dài cuốn thành hình chiếc phễu sao cho có 1 đầu to và nhỏ khác biệt.
- Cắt các đốt giao thành tức khúc nhỏ, nên chọn cắt ở các mấu để có thể thu được tối đa lượng mủ giao chảy ra ngoài.
- Rửa sạch giao vừa làm, sau đó cho vào ấm nước đun sôi. Ban đầu phải để lửa to, khi thấy có hơi nước bốc lên thì vặn vừa lại.
- Dùng bên đầu lớn của phễu hướng về phía miệng ấm, đầu nhỏ thì kề sát mũi nhằm mục đích hít được hơi nước bốc lên từ ấm.
- Xông trung bình 10p cho mỗi bên mũi, thực hiện đều đặn 2 lần mỗi ngày để mũi nhanh tiết hết dịch bẩn ra ngoài.
Phần thuốc trong nồi bạn sau khi dùng nếu còn dư cũng có thể giữ lại và sử dụng cho lần sau.
Sau khoảng 1 tuần, bạn sẽ thấy các triệu chứng của viêm mũi dị ứng giảm đi đáng kể. Tuy nhiên cũng nên cẩn thận về độ nóng cùng khoảng cách vừa phải giữa ống xông và mũi để niêm mạc mũi không bị bỏng bởi hơi nước giao.
Cây giao chữa viêm mũi dị ứng giảm nhẹ đáng kể các triệu chứng chỉ sau 1 tuần áp dụng
III. Một số lưu ý khi sử dụng cây giao chữa viêm mũi dị ứng
1. Lưu ý khi điều trị
Một số lưu ý mà bạn nhất định phải lưu tâm khi sử dụng giao tươi chữa viêm mũi dị ứng:
- Bài thuốc ít nhất sau 1 tuần mới có tác dụng, bên cạnh đó còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: cơ địa, mức độ bệnh. Do đó bạn phải học được cách kiên trì.
- Nhóm người thuộc nhóm chống chỉ định nên xem xét kỹ lưỡng trước khi thực hiện.
- Sử dụng đồ bảo hộ như: găng tay, kính, quần áo… để tránh mủ giao tiếp xúc trực tiếp với da.
- Tuyệt đối không lạm dụng giao để chữa bệnh, chỉ được sử dụng một lượng vừa phải.
- Thận trọng khi sử dụng giao chữa bệnh nếu trong quá trình đang sử dụng thuốc Tây y. Trước khi sử dụng bạn nên nhận tư vấn của bác sĩ chuyên môn.
Liều lượng sử dụng
- Đối với người lớn: Nên thử xông trong 15 phút đầu tiên để trải nghiệm, nếu không nhận thấy kích ứng nào thì có thể tăng thời gian cho buổi xông lần sau. Khi xông mũi không nên cố gắng thúc nhanh tiến độ vì điều này làm tác động không tốt đến lớp niêm mạc trong hốc mũi.
- Đối với trẻ em: Chỉ nên xông thử trong 10 phút đầu tiên vì trẻ em thường có cơ địa nhạy cảm hơn. Nếu không xuất hiện kích ứng thì tăng dần thời gian xông vào các đợt sau, mặc dù vậy cũng không nên cho trẻ xông quá lâu vì có thể gây phản ứng ngược.
Chống chỉ định
- Người có cơ địa dễ mẫn cảm, nhất là với các thảo dược dân gian.
- Mẹ bầu đang có thai hoặc chị em dự định mang thai trong tương lai gần sắp tơi.
- Phụ nữ đang cho con bú.
- Nữ giới đang sử dụng các loại thuốc tiết tố.
- Trẻ dưới 10 tuổi cần lưu ý đặc biệt.
- Người cao tuổi, nhiều bệnh nền, hệ miễn dịch yếu.
- Người đang bị tổn thương ở vùng mũi.
- Người bệnh bị cùng lúc nhiều vấn đề về đường hô hấp.
2. Lưu ý về sinh hoạt hàng ngày
Để bài thuốc được nhanh chóng phát huy công dụng, bạn cũng cần chú ý đến chế độ sinh hoạt hàng ngày của mình:
- Vệ sinh viêm mũi dị ứng bằng nước muối sinh lý để loại bỏ tạp chất ứ đọng, khai thông đường thở.
- Hạn chế tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ gây bùng phát viêm mũi dị ứng: phấn hoa, chênh lệch nhiệt độ, bụi bẩn, lông động vật…
- Hạn chế tiếp xúc điều hoà vì có thể làm khô mũi, gây trầm trọng hơn các triệu chứng nghẹt mũi.
- Duy trì thói quen đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà, đến nơi ô nhiễm hoặc hóa chất độc hại.
Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng cây giao được nhiều người áp dụng và mang lại hiệu quả khá tốt nhưng lại cần lưu ý rất nhiều bởi bản thân cây giao có mủ chứa độc tố có thể gây hại đến cơ thể nếu thực hiện không đúng cách. Phương pháp cũng chỉ tác dụng với trường hợp bệnh cấp tính, thể nhẹ. Vì vậy cần xem xét kỹ trước khi thực hiện và tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ, dược sĩ.
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm