Viêm mũi mủ ở trẻ em khiến trẻ khó chịu và mệt mỏi
MỤC LỤC
Viêm mũi mủ ở trẻ em
Triệu chứng viêm mũi mủ
Viêm mũi mủ ở trẻ em có nguy hiểm không?
Cách điều trị viêm mũi mủ ở trẻ em
Dung dịch vệ sinh mũi - xịt sạch, thông mũi
Viêm mũi mủ ở trẻ em
Viêm mũi mủ là tình trạng sung huyết đỏ ở niêm mạc mũi, mủ mũi sẽ tiết ra nhiều, màu vàng xanh và có mùi hôi.
Ở trẻ nhỏ, viêm mũi mủ chủ yếu là do viêm niêm mạc của hốc mũi và vùng họng mũi, thường xuất hiện cùng với cảm lạnh.
Bệnh bao gồm 2 dạng chính: viêm mũi mủ cấp tính và viêm mũi mủ mãn tính.
Viêm mũi mủ cấp tính thường khởi phát đột ngột khi tiếp xúc với những tác nhân gây bệnh.
Trong khi đó thì dạng mãn tính tiến triển từ từ và thường khó điều trị hơn do tình trạng viêm đã chuyển sang quá mẫn, nhạy cảm và dễ dàng phản ứng với các tác nhân bên ngoài hơn.
Triệu chứng viêm mũi mủ
Viêm mũi mủ thường xuất hiện cùng với cảm lạnh, trẻ nhỏ có thể gặp phải các dấu hiệu như sau:
- Ngứa mũi, chảy nước mũi, nghẹt mũi kéo dài
- Dịch nhầy mũi có mùi hôi, màu xanh vàng lẫn trắng…
- Khi xì mạnh gây đau và có lẫn một chút máu
- Có thể bị ngạt, tắc 1 hoặc cả 2 bên mũi, từng lúc hoặc tắc liên tục
- Đau nhức mũi xoang và vùng mặt, nhất là vào sáng sớm
- Miệng và hơi thở có mùi hôi khó chịu
- Sốt, bứt rứt, kém ăn, nôn mửa, tiêu chảy kéo dài 2 – 3 ngày
- Mệt mỏi, chán ăn, khó chịu
Triệu chứng viêm mũi mủ ở trẻ em
Viêm mũi mủ ở trẻ em có nguy hiểm không?
Viêm mũi mủ thường có thể dễ dàng điều trị và khỏi sau khoảng 5-7 ngày.
Tuy nhiên, nếu như cha mẹ không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng như:
Viêm tai, viêm tai giữa cấp
Bệnh viêm xoang cấp
Viêm phổi
Cách điều trị viêm mũi mủ ở trẻ em
Dùng thuốc điều trị
Thuốc kháng sinh dạng uống có hiệu quả trong hầu hết các trường hợp viêm mũi chảy mủ do vi khuẩn gây bệnh tại đường hô hấp.
Giảm đau, hạ sốt bằng thuốc paracetamol.
Thuốc giảm phù nề và kháng viêm: amitase, alpha chymotrypsin, corticoid… chứa enzym ức chế quá trình viêm.
Thuốc chống co mạch chống sung huyết mũi: naphazolin 0,05-0,1%, xylometazolin, xylometazolin…
Các thuốc điều trị tại chỗ hầu hết được dùng trong thời gian ngắn, tối đa không quá 1 tuần. Thời gian và số lần dùng thuốc trong ngày cần được tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ để tránh tình trạng nhờn thuốc.
Xịt mũi, rửa mũi
Để đào thải dịch nhầy mủ trong mũi của trẻ, cần tiến hành xịt mũi, rửa mũi bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch vệ sinh mũi chuyên dụng.
Với trẻ nhỏ, cha mẹ có thể sử dụng dụng cụ hút mũi để hút dịch nhầy kèm mủ ra ngoài.
Với trẻ lớn, cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ tự xì mũi sau khi đã xịt mũi.
Vệ sinh mũi cho trẻ thường xuyên giúp giảm nghẹt mũi
Dung dịch vệ sinh mũi - xịt sạch, thông mũi
Vệ sinh mũi đúng cách hàng ngày giúp làm loãng và loại bỏ dịch nhầy ra khỏi khoang mũi. Khoang mũi sạch sẽ giúp giảm viêm nhiễm và ngăn ngừa tái phát.
Cha mẹ có thể sử dụng dung dịch vệ sinh mũi có chứa muối, nước khoáng (chứa nhiều khoáng chất như Cu, I, Mg, Zn...) với nồng độ tối ưu cho sức khỏe niêm mạc mũi, giúp làm loãng chất nhầy ứ đọng ở các khoang mũi, đào thải chúng cùng bụi bẩn, vi khuẩn, tác nhân gây bệnh, gây dị ứng, làm sạch niêm mạc mũi, xoang, giúp phòng ngừa và giúp làm giảm nghẹt mũi, sổ mũi, viêm mũi xoang, viêm đường hô hấp trên.
Dung dịch vệ sinh mũi có chứa muối, nước khoáng hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, cha mẹ có thể sử dụng cho trẻ kết hợp cùng các biện pháp khác giúp giảm các triệu chứng viêm mũi mủ ở trẻ.
DUNG DỊCH VỆ SINH MŨI ZENKO Natri clorid, Nước khoáng (chứa nhiều khoáng chất như Cu, I, Mg, Zn...), Xylitol, Hương liệu, EDTA, Acid citric, Disodium hydrogen phosphate, với nồng độ tối ưu cho sức khỏe niêm mạc mũi. Công dụng: Cách dùng: Hộp 1 chai x 70 ml |
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm