Indonesia: Tỷ lệ trầm cảm ở sinh viên tăng do dịch Covid-19

Indonesia: Tỷ lệ trầm cảm ở sinh viên tăng do dịch Covid-19
Tháng 10 vừa qua, nhóm vận động sức khoẻ tâm thần Ruang Empati đã nghiên cứu tác động của Covid-19 lên sức khoẻ tâm thần của sinh viên Indonesia.

Indonesia: Tỷ lệ trầm cảm ở sinh viên tăng do dịch Covid-19
Sinh viên Indonesia mệt mỏi khi dịch Covid-19 kéo dài.

cho thấy, 59% trong số gần 4.000 sinh viên được khảo sát có dấu hiệu lâm sàng của bệnh trầm cảm.

Con số này tăng đáng kể so với 47% vào năm 2020. Trong đó, 13% người được hỏi có ý định kết liễu cuộc đời và 3% từng tự tử bất thành.

Anh Suryo từng tin rằng anh là học sinh giỏi khi là người đầu tiên trong gia đình và trong làng trúng tuyển vào một trường đại học hàng đầu ở ngoại ô thủ đô Jakarta. Tuy nhiên, khi Covid-19 bùng phát vào thời điểm Suryo bước vào học kỳ II năm nhất, mọi niềm tin vỡ vụn.

Trường học chuyển sang dạy trực tuyến, Suryo nghe lời bố mẹ trở về làng tránh dịch. Nhưng ở quê, đường truyền Internet kém, gia đình Suryo không đủ tiền mua một chiếc dù là loại đã qua sử dụng.

Do đó, nam sinh thường xuyên vắng mặt trong các lớp học online và kết quả học tập tụt dốc khi so với bạn bè. Anh không thể học cùng bạn bè, cũng không có thư viện nào gần nhà để bổ sung kiến thức. Điểm số của Suryo sụt giảm nghiêm trọng đến mức có nguy cơ mất học bổng.

Nam sinh : “Tôi từng nghĩ đến việc bỏ học, thậm chí rời bỏ cuộc sống. Nếu nhìn thấy một cây cầu, tôi liền nghĩ đến việc nhảy xuống. Nếu nhìn thấy một dòng sông, tôi chỉ muốn gieo mình”.

Bác sĩ tâm thần Teddy Hidayat, người sáng lập Ruang Empati, cho biết: “Vấn đề này đã trở nên cấp bách và quan trọng đến mức cần phải được quan tâm đúng đắn. Tin tức về việc sinh viên đại học tự tử ngày càng trở nên phổ biến từ khi đại dịch bắt đầu”.

Bác sĩ tâm thần Elvine Gunawan cho biết, đại dịch khiến nhiều người, không chỉ sinh viên, cảm thấy lo lắng kéo dài, dẫn đến thất vọng và trầm cảm. Tuy nhiên, sinh viên có nhiều nguy cơ hơn.

“Các em đang trải qua giai đoạn chuyển tiếp từ thiếu niên thành người lớn nên tinh thần dễ chịu tác động và tổn thương hơn người bình thường. Mặt khác, các em phải học cách trở nên độc lập hơn, không còn dựa dẫm vào cha mẹ nên thiếu đi sự an ủi, che chở”, bà Gunawan cho hay.

Theo bác sĩ, sinh viên không thể tìm kiếm sự giúp đỡ vì có cái nhìn chưa thiện cảm đối với người có vấn đề về tâm thần. Dù muốn được hỗ trợ y tế, các em còn cần sự đồng ý của phụ huynh nhưng nhiều cha mẹ không muốn con điều trị sức khoẻ tâm thần.

Ông Nizam, Tổng Giám đốc phụ trách giáo dục đại học của Bộ Giáo dục Indonesia, cho biết, các trường đại học cần thiết lập dịch vụ riêng để hỗ trợ sức khoẻ tâm thần cho sinh viên.

Hiện nay, hầu hết các trường đều có dịch vụ này, dưới hình thức một đơn vị, cơ sở chuyên dụng hoặc giảng viên cố vấn. Bộ cũng ban hành quy định xóa bỏ bạo lực tình dục, bắt nạt, những nguyên nhân chính gây ra trầm cảm ở học sinh, sinh viên.

Tuy nhiên, ông Hidayat cho rằng, chưa có tiêu chuẩn thống nhất cho các dịch vụ hỗ trợ sức khoẻ tâm thần vì hầu hết hoạt động không có mặt của chuyên gia tâm lý hay bác sĩ tâm thần trong trường. Thậm chí, tại nhiều trường, sinh viên là người khởi xướng các nhóm hỗ trợ của riêng họ.

Để hỗ trợ sinh viên, Ruang Empati đã cung cấp dịch vụ tư vấn trực tuyến từ khi Covid-19 bắt đầu với hơn 10 tình nguyện viên là cố vấn. Nhóm cũng tổ chức các lớp học nghệ thuật để sinh viên giải toả căng thẳng, thể hiện bản thân.

 

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Cùng chuyên mục
Sân khấu Miss Cosmo 2024 gặp sự cố khiến cư dân mạng xôn xao, BTC cuộc thi nói gì?

Sân khấu Miss Cosmo 2024 gặp sự cố khiến cư dân mạng xôn xao, BTC cuộc thi nói gì?

29-09-2024 10:47

"Chúng tôi đã nhanh chóng thực hiện các biện pháp để đảm bảo sức khỏe và ổn định cho tất cả thí sinh. Sự an toàn của họ vẫn là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi vào thời điểm này", phía BTC Miss Cosmo cho biết.

Nổi bật trang chủ
Tạm thời không bố trí đứng lớp cô giáo tại TPHCM xin phụ huynh hỗ trợ laptop
29 Tháng 09, 2024

Tạm ngưng bố trí đứng lớp đối với giáo viên chủ nhiệm lớp 4/3, Trường Tiểu học Chương Dương (Quận 1) ‘xin laptop’ khiến phụ huynh bức xúc.

Đọc thêm
Hành trình đến trường trên những con thuyền không phao cứu sinh

Hành trình đến trường trên những con thuyền không phao cứu sinh

28 Tháng 09, 2024

Nước sông Hoàng Long lên cao, đường đi bị chia cắt khiến nhiều học sinh tại thôn Cao Thắng, xã Đức Long, huyện Nho Quan,...

Bị tố tắc trách để bệnh nhân vỡ ruột thừa mới mổ, BV Hùng Vương Gia Lai nói gì?

Bị tố tắc trách để bệnh nhân vỡ ruột thừa mới mổ, BV Hùng Vương Gia Lai nói gì?

28 Tháng 09, 2024

Lãnh đạo Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai đã lên tiếng trước việc bị người nhà bệnh nhân tố tắc trách, để người bệnh vỡ...

Thắng U20 Bangladesh, HLV U20 Việt Nam vẫn nuối tiếc

Thắng U20 Bangladesh, HLV U20 Việt Nam vẫn nuối tiếc

28 Tháng 09, 2024

Chia sẻ về trận thắng của các học trò trước U20 Bangladesh, HLV Hứa Hiển Vinh tỏ ra có phần tiếc nuối.

PGS.TS Trần Trí Trắc - cây đại thụ của nền sân khấu Việt Nam qua đời

PGS.TS Trần Trí Trắc - cây đại thụ của nền sân khấu Việt Nam qua đời

28 Tháng 09, 2024

Thông tin từ gia đình cho biết, PGS.TS Trần Trí Trắc – chuyên gia hàng đầu về nghiên cứu, lý luận phê bình sân khấu...

Những MC, BTV nổi tiếng của VTV có học vị Tiến sĩ

Những MC, BTV nổi tiếng của VTV có học vị Tiến sĩ

27 Tháng 09, 2024

Liên tục xuất hiện trong những sự kiện, chương trình quan trọng của nhà đài, ba MC, BTV của VTV là nhà báo Tạ Bích...

0.70251 sec| 2255.594 kb