Trẻ em rất dễ viêm mũi họng do đề kháng suy giảm
Tại sao cần tăng đề kháng mũi họng cho bé?
Các bệnh viêm đường hô hấp trên như viêm mũi, viêm họng, viêm amidan với các biểu hiện điển hình như sổ mũi, nghẹt mũi, ho là các vấn đề vô cùng phổ biến ở trẻ nhỏ. Thông thường tần suất mắc các bệnh lý này khoảng 2-4 lần/năm.
Khi sức đề kháng của trẻ chưa hoàn thiện hoặc đề kháng suy giảm sẽ khiến tần suất mắc bệnh tăng lên nhiều hơn. Trẻ có thể mắc bệnh hàng tháng, tái đi tái lại, thậm chí nhiều bé gần như luôn có triệu chứng mũi họng trong thời gian dài.
Đặc biệt, trong thời điểm giao mùa, nhiệt độ chênh lệch và thay đổi thất thường khiến cơ thể trẻ không kịp thích ứng, dễ nhiễm lạnh. Khí hậu thay đổi cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus sinh sôi và phát triển nhanh, khiến trẻ càng dễ có nguy cơ tiếp xúc với mầm bệnh.
Chính vì vậy, tăng đề kháng mũi họng cho bé là việc cần thiết để giúp phòng ngừa bệnh cho trẻ tốt hơn, hạn chế nguy cơ tái phát viêm mũi họng nhiều lần.
Các biện pháp tăng đề kháng mũi họng cho trẻ
1. Chế độ ăn uống cân bằng
Một chế độ ăn cân bằng cần đảm bảo 4 nhóm dinh dưỡng gồm tinh bột, đạm, dầu mỡ và chất xơ. Chế độ dinh dưỡng không những giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, trí lực mà còn cung cấp đầy đủ nguyên liệu để tổng hợp các thành phần cấu tạo hệ miễn dịch.
Trẻ em có xu hướng thích ăn đồ ăn chiên rán, nhiều gia vị và không thích ăn rau xanh nên rất dễ mất cân bằng. Do vậy, cha mẹ nên đa dạng các cách chế biến rau củ quả để hấp dẫn trẻ đồng thời cho trẻ ăn các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ một cách vừa phải, hạn chế các thực phẩm chiên quá kỹ sẽ không tốt cho sức khỏe nói chung và đề kháng mũi họng của trẻ nói riêng.
Cân bằng dinh dưỡng giúp tăng đề kháng cho trẻ
2. Tăng cường thực phẩm giàu vitamin
Vitamin tham gia vào cấu thành rất nhiều thành phần của hệ miễn dịch giúp trẻ tăng đề kháng và phòng ngừa các bệnh tai mũi họng. Điển hình như vitamin C, A, B… đây cũng là các chất dinh dưỡng thiết yếu giúp kích thích ăn ngon.
Rau xanh và trái cây là nhóm thực phẩm bổ sung rất nhiều vitamin. Cha mẹ nên bổ sung xen kẽ các loại thực phẩm vừa giúp trẻ hào hứng với bữa ăn vừa cung cấp đa dạng chất dinh dưỡng.
- Các thực phẩm chứa nhiều vitamin C: ổi, cam, chanh, bưởi, dâu tây…
- Các thực phẩm giàu vitamin nhóm B: các loại rau lá xanh, gan, sữa, thịt bò, các loại hạt
- Các thực phẩm giàu vitamin A: các loại rau xanh hoặc trái cây có màu đỏ như cà rốt, bí đỏ, đu đủ…
3. Giữ ấm bảo vệ mũi họng cho bé
Khi thời tiết lạnh vào mùa đông hoặc buổi đêm, trẻ cần được giữ ấm đặc biệt ở các vùng họng, chân tay, ngực. Trẻ dưới 3 tuổi rất nhạy cảm, thân nhiệt của trẻ có thể thay đổi nhanh chóng. Do vậy cha mẹ cần chú ý theo dõi nhiệt độ cơ thể cho bé.
Khi trời nắng nóng, sử dụng điều hòa thường xuyên cũng cần để ý tránh để trẻ bị nhiễm lạnh.
Để giữ ấm vùng mũi họng, cha mẹ có thể sử dụng khăn quàng nhẹ cho bé, sử dụng quần áo chất liệu thấm hút mồ hôi, nhiệt độ điều hòa nên được điều chỉnh ở khoảng 27 độ C.
4. Giữ bầu không khí trong lành
Không khí ô nhiễm, nhiều bụi bẩn, khói thuốc lá… có thể khiến trẻ tái phát bệnh mũi họng nhiều hơn. Cha mẹ nên thực hiện các biện pháp sau để giữ bầu không khí trong lành cho trẻ.
- Luôn đeo khẩu trang cho trẻ khi đi ra ngoài
- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ
- Không hút thuốc tại những nơi có trẻ em
- Sử dụng các thiết bị lọc không khí trong phòng ngủ của trẻ
Giữ không khí trong lành giúp trẻ ít mắc bệnh viêm mũi họng
5. Tạo các thói quen lành mạnh
Thói quen vệ sinh tai mũi họng đúng cách sẽ giúp hạn chế nguy cơ lây nhiễm của các tác nhân gây bệnh:
- Bố mẹ cần dạy trẻ đánh răng, rửa mặt, súc miệng ít nhất 2 lần/ngày
- Hướng dẫn trẻ bỏ thói quen đưa tay lên mắt, mũi, miệng
- Rửa tay thường xuyên, sạch sẽ đặc biệt là trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh
- Sử dụng đúng đồ vệ sinh cá nhân, không chung đụng với người khác
- Tránh những khu vực có nguy cơ nhiễm bệnh
6. Sử dụng nước muối sinh lý, kháng sinh đúng cách
- Chỉ sử dụng nước muối sinh lý khi bị nghẹt mũi, sổ mũi
Niêm mạc trẻ bình thường có hệ thống chất nhầy và hệ vi sinh vật có lợi bảo vệ. Do vậy, nếu trẻ không có bất kỳ biểu hiện bệnh lý nào, mẹ chỉ cần vệ sinh thông thường mà không cần rửa mũi họng cho trẻ quá nhiều vì có thể ảnh hưởng đến các yếu tố bảo vệ tự nhiên. Việc vệ sinh bằng nước muối sinh lý đều đặn chỉ cần thiết khi trẻ có biểu hiện bệnh.
- Ngừng việc lạm dụng kháng sinh
Nhiều phụ huynh thường tự sử dụng kháng sinh khi trẻ bị viêm mũi họng. Trong nhiều trường hợp, việc sử dụng kháng sinh là không cần thiết. Dùng kháng sinh không đúng cách sẽ gây kháng kháng sinh và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Do vậy, gia đình chỉ nên cho trẻ dùng thuốc kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ, khi dùng cần uống đúng liệu trình, tránh bỏ dở.
Ngừng lạm dụng kháng sinh là bảo vệ sức đề kháng của trẻ
7. Dùng sản phẩm tăng đề kháng từ thảo dược
Xu hướng mới được nhiều phụ huynh tin chọn khi tăng đề kháng tai mũi họng cho bé là sử dụng sản phẩm từ thảo dược.
Đông y ứng dụng các loại thảo dược để tăng cường vệ khí cho cơ thể, ngăn ngừa tà khí xâm nhập gây bệnh. Ngày nay, nhờ sự kết hợp của y học hiện đại, các bài thuốc Đông y quý đã được ứng dụng sản xuất dưới dạng viên nén, siro thuận tiện khi sử dụng cho cả người lớn, trẻ em. Tiêu biểu trong số các sản phẩm tăng đề kháng từ thảo dược là TPBVSK Tăng Đề Kháng Nhất Nhất.
Tăng Đề Kháng Nhất Nhất giúp hỗ trợ bồi bổ khí huyết, hoạt huyết, tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ giảm triệu chứng do cảm cúm.
Với trẻ em hay ốm vặt, cảm cúm, sức yếu, suy giảm sức đề kháng, phụ huynh có thể tham khảo sử dụng cho con.
THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE TĂNG ĐỀ KHÁNG NHẤT NHẤT - Hỗ trợ bồi bổ khí huyết, hoạt huyết - Hỗ trợ tăng cường sức đề kháng - Hỗ trợ giảm triệu chứng do cảm cúm Sản xuất tại: Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất Tổng đài giải đáp thông tin miễn phí: 1800.6689 – Fax: 0272.3817.337 (giờ hành chính) Chú ý: Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Không sử dụng cho người mẫn cảm với bất kì thành phần nào của sản phẩm. |
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm