Hoàn thiện pháp lý để phát triển tài chính vi mô

Hoàn thiện pháp lý để phát triển tài chính vi mô
Để tài chính vi mô phát huy vai trò là một trụ cột thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam, theo chuyên gia, cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về tổ chức và hoạt động...

Theo đó, thực tiễn tại nhiều quốc gia đã minh chứng đóng góp của tài chính vi mô cho xóa đói, giảm nghèo và thúc đẩy tài chính toàn diện. Tại Việt Nam, phát triển tài chính vi mô là một trong các mục tiêu cụ thể của Chiến lược Tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định số 149/QĐTTg ngày 20/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

Hoàn thiện pháp lý để phát triển tài chính vi mô
Ảnh minh họa.

Đến nay, Việt Nam có 4 tổ chức tài chính vi mô và 79 chương trình, dự án tài chính vi mô đã được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép đăng ký; số lượng khách hàng của 4 tổ chức tài chính vi mô đạt 500.000 khách hàng; tổng tài sản, vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu của 4 tổ chức này đạt lần lượt là 10.380 tỷ đồng, 1.060 tỷ đồng và 2.444 tỷ đồng.

Đặc biệt, các sản phẩm dịch vụ tài chính vi mô ngày càng đa dạng đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng, qua đó tăng tỷ lệ tiếp cận và sử dụng dịch vụ tài chính của người dân.

Mặc dù vậy, số liệu trên cũng cho thấy, tài chính vi mô ở Việt Nam còn hạn chế, mới đáp ứng được tỷ lệ rất nhỏ nhu cầu của các hộ nghèo, hộ có thu nhập thấp và các doanh nghiệp siêu nhỏ. Hơn nữa, quy mô hoạt động của các tổ chức, chương trình, dự án tài chính vi mô còn khá nhỏ so với tiềm năng phát triển và đang gặp nhiều khó khăn.

Cụ thể, việc tăng trưởng nguồn vốn còn hạn chế do chưa khuyến khích được mọi nguồn lực tham gia vào hoạt động tài chính vi mô; một số quy định chưa phù hợp với thực tiễn, gây khó khăn trong quá trình hoạt động; năng lực quản trị điều hành, chất lượng đội ngũ nhân lực còn nhiều hạn chế; mạng lưới hoạt động hẹp, cơ sở hạ tầng, công nghệ còn chậm chuyển đổi…

Hoàn thiện pháp lý để phát triển tài chính vi mô
Ảnh minh họa.

Trước những bất cập đó, để tài chính vi mô phát huy vai trò là một trụ cột thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam, theo các chuyên gia, cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về tổ chức và hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô.

Nêu quan điểm về vấn đề này, ông Phạm Minh Tú, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước) cho rằng, cần bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách, khuôn khổ pháp lý cho hoạt động tài chính vi mô, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sự phát triển.

“Đơn cử như nới lỏng đối tượng khách hàng, phạm vi cung ứng dịch vụ, điều kiện vốn, đơn giản hóa thủ tục, tạo dựng thị trường bán buôn vốn, khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực này”, ông Tú nhấn mạnh.

Đồng thời, cần thúc đẩy tăng cường hợp tác giữa các tổ chức tài chính vi mô với các tổ chức tín dụng truyền thống, công ty Fintech, công ty công nghệ và các bên liên quan khác nhằm , nguồn lực và phát triển các sản phẩm dịch vụ tài chính. Nghiên cứu thành lập Hiệp hội Tài chính vi mô nhằm tạo trao đổi kinh nghiệm, kiến thức, kỹ thuật, công nghệ liên quan đến việc cung cấp dịch vụ để nâng cao năng lực của các hội viên...

Còn theo bà Lê Thị Hải Yến, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổ chức Tài chính vi mô trách nhiệm hữu hạn M7 (M7-MFI), trong Luật Các tổ chức tín dụng 2010 và là 2024 có quy định "Tổ chức tài chính vi mô là tổ chức tín dụng chủ yếu thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng, nhằm đáp ứng nhu cầu của cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ", do đó các văn bản quy định dưới luật cần cụ thể hóa phù hợp Luật, không nên quy định thành cá nhân hộ nghèo, cận nghèo.

Bên cạnh những vấn đề đã nêu, đối với các tổ chức tài chính vi mô, không ít ý kiến cho rằng cần mở rộng phạm vi hoạt động để tăng cơ hội tiếp cận dịch vụ tài chính vi mô cho các cá nhân, hộ dân có thu nhập thấp, các doanh nghiệp siêu nhỏ, đặc biệt tại các khu vực nông thôn và miền núi, vùng sâu, vùng xa. Hiện tại, chỉ có 4 tổ chức tài chính vi mô chính thức, các tổ chức tài chính vi mô này chủ yếu hoạt động ở miền Bắc và miền Nam.

Đồng thời, đa dạng hóa sản phẩm vi mô nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các khách hàng là các đối tượng yếu thế, không tiếp cận hoặc khó tiếp cận các sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng nhằm đảm bảo mục tiêu tài chính toàn diện quốc gia.

Link gốc: https://diendandoanhnghiep.vn/hoan-thien-phap-ly-de-phat-trien-tai-chinh-vi-mo-263605.html

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Nổi bật trang chủ
Đề kiểm tra Văn giữa kỳ 1 lớp 10 ở TP.HCM “chỏn lỏn” 1 câu gây tranh cãi: Giáo viên nhận xét ra sao?
30 Tháng 10, 2024

Đề kiểm tra Văn giữa kỳ 1 lớp 10 ở TP.HCM đang trở thành tâm điểm bình luận khi chỉ có đúng một dòng với chủ đề gây hứng thú: “Lối sống phông bạt của giới trẻ hiện nay".

Đọc thêm
Đà Nẵng lý giải nguyên nhân gạch vỉa hè bị lật tung trong bão số 6

Đà Nẵng lý giải nguyên nhân gạch vỉa hè bị lật tung trong bão số 6

30 Tháng 10, 2024

Ngày 29/10, Sở Giao thông vận tải TP.Đà Nẵng đã có thông tin liên quan đến việc hư hỏng vỉa hè đường Như Nguyệt do...

Chiếu miễn phí 4 bộ phim kinh điển về Hà Nội

Chiếu miễn phí 4 bộ phim kinh điển về Hà Nội

30 Tháng 10, 2024

Trong khuôn khổ Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ 7 sẽ trình chiếu miễn phí 4 bộ phim kinh điển về Hà...

Indonesia chặn bán iPhone 16 vì thiếu đầu tư

Indonesia chặn bán iPhone 16 vì thiếu đầu tư

30 Tháng 10, 2024

Việc tiếp thị và bán mẫu điện thoại iPhone 16 bị cấm tại Indonesia vì Apple không đáp ứng được quy định 40% linh kiện...

Angelababy

Angelababy "vô ơn" với Huỳnh Hiểu Minh?

30 Tháng 10, 2024

Angelababy bị chỉ trích là vô ơn với chồng cũ Huỳnh Hiểu Minh người đã góp phần nâng đỡ cô từ một người mẫu...

Huyền thoại Gary Neville chỉ ra sai lầm của Man United thời Ten Hag

Huyền thoại Gary Neville chỉ ra sai lầm của Man United thời Ten Hag

29 Tháng 10, 2024

Huyền thoại Gary Neville vạch trần sai lầm của Erik Ten Hag ở Man United khiến hai bên đường ai nấy đi.

0.76205 sec| 2301.328 kb