Giáo viên mầm non tư thục: Chấp chới 'nuôi' nghề

Giáo viên mầm non tư thục: Chấp chới 'nuôi' nghề
“Có những lúc rơi vào trống rỗng, mất định hướng vì không biết phải làm gì. Sau thời gian này, không biết có còn ai chọn trường, chọn nghề này nữa không”- một cô giáo trẻ đã phải thốt lên như vậy khi nói về hai năm dịch Covid-19 vừa qua.

Vất vả mưu sinh

8 giờ tối, trong căn phòng trọ nhỏ nằm lọt thỏm trong làng Định Công (Hoàng Mai, Hà Nội), cô giáo mầm non trẻ Đỗ Thị Hồng Ngọc buông mình mệt mỏi xuống ghế sau một ngày dạy trẻ... tại nhà phụ huynh. Công việc này đã theo Ngọc suốt hai năm qua, khi trường mầm non cô giảng dạy buộc phải đóng cửa vì dịch bệnh.

Ngọc thở dài: “Thời gian đầu thì rất vui vì ít nhất vẫn được “theo nghề” và có tiền để trang trải cuộc sống nhưng đến khi Hà Nội yêu cầu giấy đi đường thì mình cũng thôi vì đó đâu phải công việc chính quy. Gần đây mới lại được đến nhà dạy các con nhưng lâu dần cũng nản vì ở nhà muốn dạy nhưng cũng chẳng có đầy đủ đồ mà dạy”.

Giáo viên mầm non tư thục chấp chới nuôi nghề
Sau hai năm bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, hàng loạt các trường mầm non đứng trước nguy cơ phải giải thể

Năm nay vừa tròn 25 tuổi, Ngọc tốt nghiệp khoa Tâm lý – Giáo dục học trường đại học Sư phạm Hà Nội. Ra trường, trong khi bạn bè cùng trang lứa chọn nhiều nghề khác, Ngọc lại quyết tâm theo đuổi nghiệp “gõ đầu trẻ”. Đi theo con đường này đã 3 năm nhưng thực tế, Ngọc mới đứng lớp được 18 tháng, thời gian còn lại là… nghỉ dịch Covid-19. “Khó khăn đủ thứ, từ kinh tế đến tâm lý”, cô giáo trẻ .

Ngọc cho biết thêm, nếu được đi dạy, thu nhập hàng tháng cũng được khoảng 8 triệu đồng vì cô dạy tại hệ thống trường mầm non quốc tế, còn với các trường tư thục khác tại Hà Nội, mức lương trung bình của các cô giáo còn thấp hơn nữa.

“Với mức lương đó cho người mới ra trường, chưa có gia đình như mình bình thường cũng đủ lo cuộc sống nhưng mới đi dạy được vài tháng, chưa có nhiều tích lũy thì phải nghỉ dạy dẫn đến khó khăn rất lớn về mặt kinh tế”, giọng buồn buồn cô gái trẻ nói. Đặc biệt, trong 2 tháng Hà Nội “giãn cách ”, có những ngày Ngọc chỉ ăn mỳ tôm vì… hết tiền.

Trước dịch, trường Ngọc có gần 30 cô nuôi dạy trẻ nhưng đến nay phần lớn các cô giáo đều đã…về quê. Một người bạn thời đại học của Ngọc cũng chọn nghề giáo mầm non đến bây giờ đã trở về Nghệ An và quyết định bỏ nghề, đầu quân cho một công ty chuyên viết content chạy .

Một đồng nghiệp khác của Ngọc, cô giáo N.H.V cũng phải về quê ở Thanh Hóa chỉ sau 3 tháng đợi chờ. Gánh nặng kinh tế quá lớn khiến V. buộc phải đưa ra lựa chọn mà cô chưa bao giờ tưởng tượng được. Từ một cô giáo, V. đã xin vào khu công nghiệp Hoằng Hóa, làm công nhân.

Giáo viên mầm non tư thục chấp chới nuôi nghề
Sau lớp khóa, sân trường phủ đầy bụi bặm

“Các chị ấy buồn lắm, yêu nghề nhưng không làm thế nào được, không thể ngồi không mãi đợi ngày mở lại lớp được”, đôi mắt đượm buồn, Ngọc nói về những người bạn không còn đủ sức theo đuổi cái nghiệp “gõ đầu trẻ”

Trong khi đó, cô V.T. H - giáo viên mầm non tư thục ở phường Hoàng Liệt (Hoàng Mai, Hà Nội) - cũng phải xoay xở nhiều công việc để đảm bảo cuộc sống: từ bán hàng online, trông trẻ tại nhà trong thời gian dịch bớt căng thẳng đến việc nhận làm giỏ quà, cắt tỉa hoa quả trong dịp Tết vừa qua. 

Cô H : “Sau đợt dịch, nhiều đồng nghiệp của tôi quyết định làm công việc khác. Có người bán hàng online, môi giới bất động sản, nhân viên văn phòng, công ty… Nhiều người cũng chia sẻ công việc vẫn còn nhưng sợ dịch lại ảnh hưởng tới cuộc sống của mình", chị H. nói.

Bi đát hơn, có những giáo viên đã lâm vào cảnh nợ nần. Cô Nguyễn Thị X.H (Văn Điển, Thanh Trì, Hà Nội) buồn rầu: “Chồng tôi lái xe nên công việc cũng bị ảnh hưởng nhiều. Được hơn 6 tháng thì cả nhà 5 người của chúng tôi không còn cả tiền tích lũy nữa. Hai vợ chồng buộc phải vay tạm ông bà hai bên trong lúc chờ đợi tình hình khá hơn. Nhưng thực sự không biết sẽ phải chờ tới lúc nào nữa”.

Loay hoay lựa chọn

Trước thời gian nghỉ dịch, chị N.D công tác tại một trường mầm non tư thục tại quận Hà Đông. Đã gắn bó với công việc giáo viên mầm non đã 7, 8 năm qua nhưng suốt thời gian phải nghỉ dạy vừa qua, cuộc sống của chị trở nên bấp bênh hơn bao giờ hết. Đến tháng 5/2021, vợ chồng Dung phải dừng thuê nhà trọ tại quận Hà Đông (Hà Nội), về quê và tìm công việc khác ổn định cuộc sống.

"Dịch bệnh suốt hơn 2 năm qua đã ảnh hưởng tới công việc không chỉ của riêng tôi mà của rất nhiều người. Giáo viên chúng tôi cứ dạy được một vài tháng, có đợt dịch mới trường học lại đóng cửa. Mặc dù rất tiếc nuối và yêu nghề, yêu các con nhưng tôi chắc không thể tiếp tục. Suốt hai năm nay tôi mấy lần khóc dở mếu dở. Hiện tôi cũng quyết định làm công việc khác và không quay lại làm giáo viên mầm non nữa”, cô giáo mầm non gần chục năm tuổi nghề buồn bã nói.

Nhắc đến các cô giáo mầm non, chị Huỳnh Minh Thảo - quản lý trường mầm non Vạn Xuân (Linh Đàm) nghĩ đến một cô giáo trẻ không nhớ tên. Theo chị Thảo, đã có một lần nhóm các hiệu trưởng – quản lý các trường mầm non phường Hoàng Liệt đã phải chung tay kêu gọi giúp đỡ một cô giáo trẻ.

“Cô giáo không còn tiền ăn, về quê cũng không có tiền. Ban đầu tưởng chỉ đóng cửa mấy tháng rồi mở lại lớp nên vẫn cố trụ trên Hà Nội, ai ngờ đâu đóng cửa lâu vậy. Đến khi trường không còn khả năng ứng lương hay hỗ trợ gì thêm, lại đúng vào thời điểm giãn cách xã hội nên cô giáo lâm vào hoàn cảnh quá khó khăn” – chị Thảo thở dài nói.

Giáo viên mầm non tư thục chấp chới nuôi nghề
Đồ chơi, dụng cụ học tập im lìm đợi ngày đón học trò nhỏ trở lại

Và chắc chắn, không chỉ cô giáo quản lý trường mầm non Vạn Xuân mà tất cả mọi người biết đến hoàn cảnh của cô giáo ấy đều có chung băn khoăn, không biết trải qua sự cố đó, cô giáo ấy còn đủ đam mê để theo nghề nữa hay chăng? Bởi, “thứ khiến giáo viên mầm non ‘dứt áo’ không hẳn vì thu nhập tốt hơn mà vì đại dịch vừa qua khiến họ quá sợ hãi một cuộc sống bấp bênh và bất an”, cô Đinh Thị Phương Lan – quản lý  hệ thống trường mầm non Thăng Long Acedemy nhấn mạnh.

Còn với Đỗ Thị Hồng Ngọc, mới ở những năm đầu theo nghiệp nuôi dạy trẻ và hoàn toàn có thể có một hướng đi khác cho sự nghiệp của mình nhưng đến giờ, cô gái trẻ vẫn quyết tâm với lựa chọn của mình. Tuy nhiên, Ngọc vẫn phải thú nhận “Có những lúc tưởng như khủng hoảng, không tin vào lựa chọn của mình. Vì nhìn vào thực tế vừa qua, ngay cả đảm bảo cuộc sống cũng khó chứ đừng nói đến cơ hội thăng tiến”. Ngọc tự ví thời gian vừa qua của mình là “vô định, mất định hướng” tương lai. Và không ít lần, cái suy nghĩ thay đổi công việc tìm đến Ngọc nhưng ít nhất, đến thời điểm này cô gái trẻ vẫn vững vàng với lựa chọn của mình. “Vẫn sẽ cố gắng, mong sớm được trở lại với các bé” – cô giáo trẻ tươi cười nói.

Thu Huyền, một cô giáo đã gắn bó với nghề nuôi trẻ hơn mười năm nay cũng có cùng tâm sự “Trường mình dạy ở quận Ba Đình, có 18 giáo viên, đến giờ chị em vẫn chưa có ai có ý định bỏ nghề nhưng phải vật lộn mọi cách để sống”. Nhớ trường, nhớ nghề là điều Huyền nhắc tới nhiều nhất khi nói về thời gian gần 2 năm nghỉ dạy vì dịch bệnh. Tuy nhiên, ngay bản thân Huyền cũng không biết có đợi được đến ngày được trở lại trường cũ hay không. Bởi đơn giản, đến ngày được mở cửa trường mầm non, không chắc ngôi trường cũ chưa bị…giải thể.

Và thực tế đã xảy ra, hệ thống trường mầm non ngoài công lập đang điêu đứng khi “dòng tiền bị bóp nghẹt”. Theo thống kê, có tới 95,2% cơ sở giáo dục mầm non tư thục không có doanh thu kéo dài, chưa có thống kê chính xác các trường phải đóng cửa sau dịch nhưng chắc chắn con số không hề nhỏ. Các cô nuôi dạy trẻ bất đắc dĩ lâm vào cảnh thất nghiệp, phải loay hoay với đủ thứ nghề để mưu sinh và bắt buộc phải đứng trước lựa chọn, từ bỏ đam mê hay “chấp chới nuôi nghề”.

Bình luận

3 bình luận, đánh giá

HTHoàng Thìn

Quá đúng thực trạng!

Trả lời.
Thông tin người gửi

DNDuyên nguyễn

Bài viết đúng hiện thực

Trả lời.
Thông tin người gửi

NHDương Ngọc Hồng

Hay

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Cùng chuyên mục
Que thử thai 2 vạch có chính xác không? Độ chính xác bao nhiêu %?

Que thử thai 2 vạch có chính xác không? Độ chính xác bao nhiêu %?

22-11-2024 10:52

Que thử thai 2 vạch có chính xác không? Tìm hiểu rõ nguyên lý hoạt động, các yếu tố ảnh hưởng và cách sử dụng que thử thai để đảm bảo kết quả chính xác!

Nổi bật trang chủ
Lừa đảo 'con đang cấp cứu, cần tiền mổ gấp': Trò cũ vẫn lừa được nhiều người
22 Tháng 11, 2024

Dù không còn mới nhưng chiêu trò lừa đảo 'con đang cấp cứu, cần tiền mổ gấp' tiếp tục tái diễn tại TPHCM và vẫn khiến không ít người 'sập bẫy'.

Đọc thêm
Bảo tàng không phải là chỗ để giới trẻ 'phông bạt'

Bảo tàng không phải là chỗ để giới trẻ 'phông bạt'

22 Tháng 11, 2024

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam khánh thành, miễn phí vé vào cửa trong những ngày qua đã thu hút lượng lớn người...

Chí Nhân không từ chối đóng phim với Thu Quỳnh

Chí Nhân không từ chối đóng phim với Thu Quỳnh

22 Tháng 11, 2024

Trở lại màn ảnh nhỏ diễn viên Chí Nhân thoát mác trai đểu trong phim "Không thời gian". Dịp này, anh vào vai chàng trai si...

Quân đội Mỹ chuẩn bị cho các cuộc tấn công hạt nhân

Quân đội Mỹ chuẩn bị cho các cuộc tấn công hạt nhân

22 Tháng 11, 2024

Người phát ngôn Bộ Tư lệnh Chiến lược Mỹ (STRATCOM), Chuẩn Đô đốc Thomas Buchanan cho biết Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt...

Kylian Mbappe có thể bị tước băng đội trưởng tuyển Pháp

Kylian Mbappe có thể bị tước băng đội trưởng tuyển Pháp

22 Tháng 11, 2024

HLV Didier Deschamps cân nhắc việc tước băng đội trưởng đội tuyển Pháp của Kylian Mbappe.

Tuyển sinh đại học 2025: Cân não lựa chọn môn trong tổ hợp xét tuyển

Tuyển sinh đại học 2025: Cân não lựa chọn môn trong tổ hợp xét tuyển

21 Tháng 11, 2024

Nhiều trường đại học có sự tính toán tổ hợp xét tuyển đại học trong năm 2025 phù hợp với lứa thí sinh đầu tiên...

0.79927 sec| 2304.273 kb