Ho khan ngứa họng ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống
MỤC LỤC:
Nguyên nhân gây ho khan ngứa họng kéo dài
Cách xử trí tình trạng ho khan ngứa họng kéo dài
Nguyên nhân gây ho khan ngứa họng kéo dài
Ho khan ngứa họng là tình trạng khá phổ biến, thường gặp ở nhiều người. Đây là biểu hiện của một số vấn đề sức khỏe liên quan đến đường hô hấp, tiêu hóa hay hệ miễn dịch.
Viêm họng mạn tính
Viêm họng mạn tính là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng ho khan ngứa họng kéo dài.
Viêm họng cấp thường là do nhiễm virus hoặc vi khuẩn. Tuy nhiên ở giai đoạn mạn tính, bệnh có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong một số trường hợp, viêm họng mạn tính có thể là hệ quả của nhiều yếu tố cộng hưởng như nhiễm trùng kéo dài, viêm thanh quản hoặc viêm xoang mãn tính, viêm amidan mãn tính, trào ngược dạ dày thực quản, dị ứng, hút thuốc lá...
Trong trường hợp viêm họng mạn tính, các triệu chứng ho khan ngứa họng thường kéo dài từ vài tuần đến vài tháng liền. Ngoài ra, người bệnh còn có thể kèm theo các triệu chứng như đau rát họng, sưng tấy, khàn tiếng...
Dị ứng
Một số trường hợp ho khan ngứa họng kéo dài là do cơ thể bị kích ứng, dị ứng với một số tác nhân như bụi, lông thú, thực phẩm, thời tiết, ô nhiễm môi trường... Đây gọi là phản ứng dị ứng đường hô hấp.
Với tình trạng dị ứng, các triệu chứng ho khan ngứa họng thường xuyên tái phát, kéo dài không rõ nguyên nhân. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể kèm theo các biểu hiện như nhức đầu, nước mũi chảy, ngạt mũi...
Trào ngược dạ dày thực quản
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản cũng là một trong những nguyên nhân gây ho khan đau họng kéo dài. Trong tình trạng bệnh lý này, dịch vị từ dạ dày trào ngược lên, kích ứng thực quản và gây ra triệu chứng ho khan đau họng, khàn tiếng.
Người bị trào ngược dạ dày thực quản thường có các triệu chứng như ợ nóng, ợ chua, khó nuốt kèm theo ho khan đau họng, đau ngực... Các triệu chứng này có thể kéo dài trừ khi được điều trị bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản triệt để.
Bệnh dạ dày có thể gây ho khan kéo dài
Hen phế quản
Hen phế quản là một bệnh lý mạn tính của đường hô hấp, cũng có thể gây ra ho khan ngứa họng kéo dài. Bệnh lý này gây co thắt cơ trơn phế quản, phù nề và tăng tiết dịch nhầy đường thở khiến bệnh nhân ho, khó thở.
Các triệu chứng này thường xuyên tái phát, kéo dài nếu không được điều trị đúng cách.
Viêm xoang mạn tính
Viêm xoang mạn tính là tình trạng viêm kéo dài của niêm mạc mũi xoang, cũng là một nguyên nhân tiềm ẩn gây ho khan ngứa họng kéo dài.
Ở những trường hợp này, người bệnh thường có các triệu chứng như nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau đầu, ho khan... kéo dài hàng tuần, thậm chí hàng tháng liền.
Cách xử trí tình trạng ho khan ngứa họng kéo dài
Sử dụng thuốc giảm ho
Thuốc giảm ho để giảm triệu chứng tạm thời của người bệnh.
Thuốc giảm ho có thể là loại ức chế cơn ho hoặc thuốc long đờm, làm loãng dịch nhầy để ho dễ chịu hơn.
Điều trị nguyên nhân
Trong trường hợp ho khan ngứa họng kéo dài do các bệnh lý nền như trào ngược dạ dày thực quản, hen phế quản, viêm xoang... bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị nguyên nhân gốc.
Ví dụ, đối với trào ngược dạ dày thực quản, bác sĩ sẽ kê thuốc ức chế bơm proton để hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày thực quản. Với hen phế quản, các loại thuốc giãn phế quản sẽ được sử dụng...
Việc điều trị triệt để nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp cải thiện tình trạng ho khan ngứa họng kéo dài một cách hiệu quả và lâu dài.
Tránh tác nhân gây dị ứng
Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng như bụi, khói, phấn hoa...
Thay đổi chế độ ăn uống
Uống đủ nước giúp giữ ẩm họng, làm loãng dịch nhầy, hạn chế ho do kích ứng cổ họng. Đồng thời, người bị ho khan ngứa họng cũng nên hạn chế ăn cay, nóng...
Súc miệng bằng nước muối sinh lý
Nước muối có tính kháng khuẩn, giảm viêm. Súc miệng bằng nước muối sinh lý giúp giảm đau họng và giảm ho hiệu quả.
Súc họng giúp làm dịu triệu chứng ho ngứa họng tức thời
Dùng dung dịch xịt họng thảo dược
Để giảm ho khan ngứa họng, đau rát họng, viêm họng, amidan, thanh quản, khản tiếng có thể dùng dung dịch xịt họng thảo dược chiết xuất từ một số loại thảo dược như xạ can, kim ngân hoa, bạch chỉ, lá trầu không, hoàng bá, ngũ vị tử, hoa đu đủ đực, lá đào…
Nên chọn sản phẩm có thiết kế dạng vòi xịt dài, giúp đưa dung dịch đến tại chỗ vùng hầu họng.
Có thể xịt vào họng ngày ít nhất 7 lần, mỗi lần xịt 2 – 4 nhịp. Không ăn uống trong vòng 20 phút sau khi xịt. Nếu ho nhiều, lâu ngày: xịt vào họng mỗi khi ngứa họng, sắp ho, mỗi lần xịt 2 – 4 nhịp. Có thể xịt nhiều từ 10 đến 15 lần/ ngày.
Dung dịch xịt họng thảo dược (ví dụ: Xịt Họng Nhất Nhất) có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tham khảo sử dụng.
Dung dịch Xịt Họng Nhất Nhất Thành phần: Công dụng: Cách sử dụng: Lắc kỹ trước khi dùng. - Xịt vào họng ngày ít nhất 7 lần, người lớn mỗi lần xịt 4 nhịp, trẻ em mỗi lần 2-3 nhịp (tùy tuổi). Không ăn uống trong vòng 20 phút sau khi xịt. |
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm