Tẩy tế bào chết xong có nên rửa mặt hay không?
MỤC LỤC:
Tẩy tế bào chết là gì?
Vai trò của việc tẩy tế bào chết
Những lưu ý khi tẩy tế bào chết
Tẩy tế bào chết xong có nên rửa mặt?
Sau khi tẩy da chết nên làm gì?
Làm sạch dịu nhẹ da trước khi tẩy tế bào chết với sữa rửa mặt không bọt
Tẩy tế bào chết là gì?
Tế bào chết hay còn được gọi là lớp sừng, nằm bên ngoài cùng, bao gồm những tế bào da cũ nhất.
Da luôn luôn tự đổi mới, mỗi phút da đào thải từ 30.000 đến 40.000 tế bào chết và hầu hết chúng đều bị giữ lại trên da. Nó được gọi là quá trình tái tạo da tự nhiên.
Nếu không được loại bỏ, theo thời gian, cùng với sợi bã nhờn, dầu thừa và bụi bẩn, sẽ gây bít tắc lỗ chân lông và khiến da nổi mụn.
Không những vậy, các dưỡng chất mà bạn sử dụng trong quá trình chăm sóc da đều bị giữ lại ở lớp tế bào chết mà không thể thẩm thấu sâu và nuôi dưỡng da như bạn mong muốn.
Tẩy tế bào chết hay tẩy da chết công đoạn giúp loại bỏ các tế bào chết trên bề mặt da bằng cách sử dụng các chất hóa học, chất dạng hạt hoặc công cụ tẩy da chết.
Cấu trúc da và lớp tế bào chết (lớp sừng)
Vai trò của việc tẩy tế bào chết
Tẩy da chết là một trong những bước không thể thiếu trong bất cứ quy trình chăm sóc da nào. Việc loại bỏ thường xuyên và đều đặn lớp sừng trên da sẽ giúp cho:
Làm sạch sâu, ngăn ngừa tình trạng lỗ chân lông bị tắc nghẽn
Hạn chế tình trạng mụn ẩn, mụn đầu đen, mụn đầu trắng và mụn bọc
Giúp trẻ hóa làn da và tái tạo năng lượng cho tế bào da mới
Làm sáng và đều màu da hơn, hạn chế sự hình thành các đốm đồi mồi, nếp nhăn...
Tạo điều kiện để lớp tế bào mới dễ dàng hấp thu dưỡng chất hơn
Thúc đẩy hoạt động sản xuất collagen trên da, giúp da chắc khỏe, sáng hồng và đàn hồi
Ngăn ngừa da chảy xệ, xỉn màu và chậm quá trình lão hóa trên da.
Những lưu ý khi tẩy tế bào chết
Để có một làn da sáng hồng, tràn đầy sức sống, một số quy tắc trong quy trình tẩy da chết mà bạn nên biết, đó là
Không lạm dụng
Tần suất phù hợp cho việc tẩy tế bào chết là 2-3 lần mỗi tuần. Nếu thực hiện liên tục mỗi ngày, các tế bào da chết chưa kịp được đẩy lên trên cùng, có thể gây tổn thương lớp da mới.
Ngược lại nếu thời gian giữa những lần tẩy da chết quá dài, lớp da chết có thể không được lấy đi toàn bộ mà chỉ một phần, hiệu quả cũng sẽ giảm đi.
Lựa chọn sản phẩm phù hợp với da
Mỗi loại da khác nhau có nhu cầu cũng như phù hợp với một sản phẩm tẩy tế bào chết khác nhau.
Hiện nay, có rất nhiều loại tẩy tế bào chết khác nhau với đủ loại từ dạng hạt scrub, dạng miếng pad, dạng gel, dạng dung dịch…Chúng được phân thành tẩy da chết vật lý và tẩy da chết dạng hóa học.
Những người có làn da khô, da mỏng hoặc nhạy cảm nên lựa chọn những sản phẩm tẩy da chết dạng hóa học thay vì tẩy da chết vật lý. Các hạt scrub có thể gây rách và tổn thương da trong quá trình ma sát.
Trong khi đó, với làn da dầu, các chất tẩy da chết hóa học có khả năng đi sâu và loại bỏ sợi bã nhờn trong lỗ chân lông như AHA, BHA...
Có hai loại tẩy tế bào chết: vật lý và hóa học
Massage với lực vừa phải
Nếu tẩy da chết với lực quá mạnh, nó có thể dẫn tới xước da hoặc loại bỏ đi cả lớp tế bào mới trên da.
Ngược lại nếu massage quá nhẹ, lực tác động có thể chưa đủ để làm bong lớp tế bào chết bám trên da.
Sử dụng một lực vừa phải massage đều trong 3-4 phút theo hình tròn trên da mặt, đặc biệt là những vùng đổ dầu nhiều hơn như trán, hai bên mũi, cằm để loại bỏ toàn bộ lớp da chết.
Nên thực hiện vào buổi tối
Việc tẩy da chết được khuyến khích thực hiện vào buổi tối, ngay trước khi đi ngủ để hạn chế việc da phải tiếp xúc với tác nhân gây hại và có thời gian để phục hồi.
Nếu thực hiện công đoạn này vào buổi sáng, da sẽ bị tổn thương nghiêm trọng do phải tiếp xúc với khói bụi và ánh nắng mặt trời ngay sau đó.
Tránh mắt và vết thương hở
Không để kem tẩy tế bào chết dính vào mắt do các thành phần tẩy tế bào chết hóa học có thể gây hại đối với giác mạc và giảm thị lực. Mặc khác, các hạt scrub khi rơi vào mắt có thể gây kích ứng và khiến mắt bị cộm, khó chịu.
Tẩy tế bào chết xong có nên rửa mặt?
Rửa mặt là bước làm sạch, giúp loại bỏ bụi bẩn và những gì còn sót lại sau khi tẩy trang.
Sau khi tẩy da chết, lớp biểu bì mới trên da vô cùng nhạy cảm, chúng được duy trì điều kiện thuận lợi nhất cho việc hấp thu dưỡng chất.
Nếu rửa mặt sau khi tẩy da chết, xà phòng sẽ làm mất lớp màng ẩm tự nhiên và thay đổi pH trên da. Điều này khiến cho da mặt trở nên khô, giảm khả năng thẩm thấu và dễ bị kích ứng.
Ngược lại, nếu không rửa mặt sạch trước khi tẩy tế bào chết, các tế bào da cũ có thể không được loại bỏ hoàn toàn do lớp trên cùng của da là bụi bẩn, sợi bã nhờn, dầu thừa và cặn trang điểm vẫn còn đọng lại trên da.
Khi đó, mặc dù rất chăm chỉ tẩy da chết đều đặn, nhưng da của bạn vẫn không hề cải thiện, thậm chí còn xấu đi.
Vì vậy, để đảm bảo chăm sóc da đúng cách và hiệu quả, hãy tẩy trang và rửa mặt sạch trước khi tẩy tế bào chết. Việc thực hiện các bước theo đúng thứ tự sẽ mang tới cho bạn một làn da sạch khỏe với khả năng hấp thu dưỡng chất tối ưu.
Sau khi tẩy da chết nên làm gì?
Sau khi tẩy da chết là thời điểm vàng để da hấp thu các dưỡng chất. Bên cạnh đó da cũng cần được phục hồi sau quá trình tác động lực ma sát để loại bỏ lớp da chết khỏi bề mặt da.
Những điều bạn nên làm sau khi tẩy tế bào chết để có làn da đẹp nhất là:
Đắp mặt nạ
Đắp mặt nạ sẽ giúp cấp nước tức thì, lấy lại độ ẩm và cân bằng độ pH trên da. Sau khi tẩy đi lớp sừng trên da, tinh chất trong mặt nạ sẽ dễ dàng thấm sâu vào da hơn, nhờ vậy mà mang tới hiệu quả tối đa.
Sau khi đắp mặt nạ, không nên rửa mặt mà hãy sử dụng toner để loại bỏ phần tinh chất còn lại trên da.
Dưỡng ẩm
Việc tẩy tế bào chết đôi khi làm vỡ mất lớp màng ẩm và thay đổi pH tự nhiên ban đầu của da. Khi này, da thường bị khô, cảm giác căng rít và cần được cấp ẩm.
Việc sử dụng dưỡng ẩm ngay sau khi tẩy da chết sẽ giúp phục hồi lại lớp màng ẩm bảo vệ trên da, đồng thời tạo môi trường tối ưu cho da hấp thu dưỡng chất.
Chống nắng
Lớp da mới thường nhạy cảm và dễ tổn thương, do đó sau khi tẩy da chết, cần đặc biệt phải chống nắng kỹ cho da.
Sử dụng những loại kem chống nắng có SPF trên 30 để bảo vệ da, tránh tổn thương do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời gây ra trên da.
Làm sạch dịu nhẹ da trước khi tẩy tế bào chết với sữa rửa mặt không bọt
Làm sạch da càng tốt, hiệu quả của việc tẩy tế bào chết càng cao. Cũng giống với bất kỳ sản phẩm dưỡng da nào, lựa chọn sữa rửa mặt phù hợp là điều vô cùng quan trọng.
Nên lựa chọn sữa rửa mặt làm sạch an toàn, có thể sử dụng đối với mọi loại da, không chứa chất kích ứng, không làm mất lớp màng ẩm trên da và có độ pH phù hợp.
Sữa rửa mặt không bọt với công thức giúp làm sạch nhẹ nhàng, vừa làm mềm dịu da, vừa giúp da giữ độ ẩm cần thiết, tránh khô da, căng da.
Đặc biệt, do không có chất tạo bọt, sản phẩm giúp làm sạch nhưng không nhờn, không bịt kín lỗ chân lông, không tẩy màng bảo vệ tự nhiên của da, sử dụng an toàn cho mọi loại da, kể cả da mụn và da nhạy cảm.
Sử dụng sữa rửa mặt không bọt đều đặn hai lần mỗi ngày kết hợp với tẩy trang và tẩy tế bào chết thường xuyên, giúp mang tới cho bạn một làn da khỏe khoắn.
Sữa rửa mặt Lenka Đặc điểm nổi bật: Thành phần: Cách dùng: Chú ý: Trường hợp da quá nhờn, trang điểm đậm, quá nhiều bụi bẩn thì rửa thêm một lần nữa. |
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm