Sa búi trĩ có nguy hiểm không
MỤC LỤC:
Nguyên nhân và phân loại bệnh trĩ
Dấu hiệu của bệnh trĩ
Sa búi trĩ có nguy hiểm không?
Các biện pháp điều trị sa búi trĩ
Nguyên nhân và phân loại bệnh trĩ
Bệnh trĩ là một bệnh lý phổ biến, ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều người trên toàn thế giới. Theo Y học hiện đại, trĩ là những cấu trúc bình thường ở ống hậu môn. Bệnh trĩ là do những cấu trúc này bị chuyển đổi từ trạng thái bình thường sang trạng thái bệnh lý.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ khá đa dạng như táo bón kéo dài, nhịn đại tiện, rặn quá mức trong quá trình đi đại tiện, mang thai, lao động nặng nhọc, thừa cân béo phì... Những yếu tố này làm tăng áp lực lên vùng đại tràng dưới và tĩnh mạch hậu môn, làm giãn, lỏng lẻo hệ thống nâng đỡ gây sa búi trĩ và yếu tố mạch máu làm giãn mạch gây chảy máu.
Táo bón kéo dài là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ
Dấu hiệu của bệnh trĩ
Chảy máu khi đi đại tiện
Đây là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh trĩ. Các búi trĩ bị tổn thương dễ dẫn đến chảy máu khi rặn hoặc đi đại tiện. Máu thường có màu đỏ tươi và dính trên giấy vệ sinh hoặc phân.
Cảm giác khó chịu, ngứa ngáy ở vùng hậu môn
Các búi trĩ gây kích ứng, ngứa ngáy dai dẳng ở khu vực hậu môn, đặc biệt là sau khi đi đại tiện.
Ngứa vùng hậu môn là triệu chứng thường gặp của bệnh trĩ
Đau rát, sưng tấy ở vùng hậu môn
Khi các búi trĩ bị viêm, sưng sẽ gây cảm giác đau rát, khó chịu tăng dần ở vùng hậu môn.
Cảm giác khó đi đại tiện
Sự phình to của các búi trĩ khiến người bệnh có thể gặp khó khăn khi rặn và đẩy phân ra ngoài. Điều này cũng làm tăng nguy cơ chảy máu.
Sa búi trĩ
Trong trường hợp trĩ nội tiến triển sang độ 2, 3 hoặc 4, các búi trĩ dần sa ra ngoài hậu môn. Sa búi trĩ thường gây khó chịu, đau rát và có nguy cơ bị tổn thương, viêm nhiễm.
Mất máu
Trong trường hợp bệnh trĩ nặng, chảy máu kéo dài có thể dẫn đến thiếu máu mạn tính và gây ra tình trạng mệt mỏi do mất máu.
Sa búi trĩ có nguy hiểm không?
Sa búi trĩ có nguy hiểm không là vấn đề mà nhiều người bệnh trĩ băn khoăn. Sa búi trĩ có nguy cơ gặp những biến chứng sau:
Nguy cơ đứt thủng búi trĩ
Khi búi trĩ sa ra ngoài hậu môn, chúng sẽ phải chịu áp lực mạnh từ hoạt động co bóp của đường ruột và sự di chuyển của cơ thể. Điều này dễ dẫn đến tình trạng búi trĩ bị đứt thủng hoặc vỡ ra, gây chảy máu đột ngột, đau đớn dữ dội. Lúc này, người bệnh có nguy cơ bị thiếu máu trầm trọng nếu không xử lý kịp thời.
Viêm và nhiễm trùng
Các búi trĩ bị sa ra ngoài rất dễ bị viêm nhiễm do tiếp xúc với vi khuẩn đường ruột và môi trường bên ngoài. Nếu không được vệ sinh và xử lý đúng cách, viêm nhiễm có thể lan rộng.
Nguy cơ mất nhiều máu
Trường hợp sa búi trĩ nặng, không được xử lý kịp thời có thể bị chảy máu dẫn đến thiếu máu cấp tính và thậm chí tử vong nếu không được cấp cứu, truyền máu đủ lượng và kịp thời. Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của sa búi trĩ.
Hậu quả ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe
Ngoài các biến chứng cấp tính, sa búi trĩ kéo dài còn khiến người bệnh phải gánh chịu nhiều hậu quả nghiêm trọng như:
- Tổn thương các mô, cơ quan xung quanh vùng hậu môn.
- Rò hậu môn làm mất khả năng kiểm soát phân.
- Mất máu gây thiếu máu, suy nhược cơ thể.
- Tác động đến sinh hoạt, tâm lý và chất lượng cuộc sống.
Bệnh trĩ có nhiều biến chứng nguy hiểm
Các biện pháp điều trị sa búi trĩ
Tùy từng trường hợp, người bị bệnh trĩ sẽ được chỉ định biện pháp điều trị phù hợp:
1. Dùng thuốc Tây
Thuốc tăng cường trương lực tĩnh mạch dạng uống hoặc thuốc bôi hay viên đặt tại chỗ.
Thuốc nhuận tràng, chống táo bón nếu có tình trạng táo bón.
2. Phẫu thuật
Các biện pháp can thiệp như: Thắt búi trĩ, tiêm xơ búi trĩ, phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ… sẽ được chỉ định nếu việc dùng thuốc không có hiệu quả.
3. Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt
Vì bệnh trĩ có nguyên nhân phổ biến là do chế độ ăn uống và sinh hoạt, do đó việc thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt góp phần hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả.
· Ăn uống: chế độ ăn tăng rau, củ, quả, chất xơ, tránh táo bón; kiêng các chất cay, nóng, uống rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích… Tránh ăn quá no hoặc quá đói. Uống nhiều nước.
· Sinh hoạt: nghỉ ngơi hợp lý, tránh lao động thường xuyên ở tư thế ngồi lâu, đứng lâu, vệ sinh sạch vùng tầng sinh môn. Tập thói quen đại tiện vào giờ nhất định.
4. Dùng thuốc Trĩ Đông y
Thuốc Trĩ Đông y có thành phần là các vị thuốc có tác dụng giảm đau rát, bền thành mạch, cầm máu, co búi trĩ, ngăn ngừa trĩ tái phát.
Thuốc dùng trong các trường hợp trĩ cấp tính có các biểu hiện như: chảy máu khi đại tiện, đau rát, sưng ở vùng hậu môn, búi trĩ sa ra ngoài; Trĩ nội độ 1, 2, 3; trĩ ngoại; Dự phòng bệnh trĩ tái phát.
Trên đây là các thông tin giải đáp “Sa búi trĩ có nguy hiểm không” và các biện pháp điều trị, ngăn ngừa bệnh, bạn có thể tham khảo điều trị.
Sản xuất từ dược liệu, tại nhà máy đạt GMP-WHO Thuốc Trĩ Nhất Nhất
Tác dụng Giảm đau rát ở vùng hậu môn, làm bền vững thành mạch, chống chảy máu, cầm máu, co các búi trĩ, ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát. Chỉ định Dùng để điều trị các trường hợp trĩ cấp tính có các biểu hiện như: chảy máu khi đại tiện, đau rát, sưng ở vùng hậu môn, búi trĩ sa ra ngoài…..; Trĩ nội độ 1, 2, 3; trĩ ngoại. Dự phòng bệnh trĩ tái phát. |
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm