Đức tăng số ngày làm thêm mỗi năm cho du học sinh

Đức tăng số ngày làm thêm mỗi năm cho du học sinh
Trong bối cảnh thiếu lao động trầm trọng, Đức đã nới lỏng nhiều quy định đối với du học sinh, trong đó có giờ làm việc cho sinh viên quốc tế.

Báo VNExpress dẫn nguồn tin từ ICEF Monitor và DAAD cho biết, từ đầu tháng 3/2024, Đức đã nới nhiều quy định đối với sinh viên quốc tế. Thay đổi này được đưa ra trong bối cảnh nước này đang thiếu lao động tay nghề cao trầm trọng.

Việc nới lỏng quy định đối với du học sinh nhằm tạo ra sự linh hoạt, giúp sinh viên đảm bảo cuộc sống và chuyển sang thị trường lao động dễ dàng hơn. Đồng thời, nó cũng khiến quốc gia này hấp dẫn nhiều sinh viên quốc tế đến học và ở lại sau tốt nghiệp với tư cách là lao động có trình độ.

Đức tăng số ngày làm thêm mỗi năm cho du học sinh
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Cụ thể, với du học sinh nghề tại Đức, độ tuổi được nộp đơn giới hạn là 35, tăng so với mức 25 tuổi theo quy định cũ; thời gian cư trú tối đa cho nhóm này được chính phủ Đức tăng từ 6 lên 9 tháng. Bên cạnh đó, chính phủ Đức cũng giảm yêu cầu tiếng Đức từ B2 xuống B1.

Sinh viên đến Đức nhưng vẫn đang tìm trường hoặc theo các khóa ngôn ngữ, khóa học chuyển tiếp, người có giấy phép cư trú diện học nghề và thực tập sinh được làm thêm tối đa 20 giờ mỗi tuần.

Đối với du học sinh đến từ các nước ngoài Liên minh châu Âu (EU), Đức cho phép sinh viên được làm thêm 140 ngày một năm, tăng 20 ngày so với quy định trước đó.

Cùng với việc hạ tiêu chuẩn về độ tuổi, tiếng Đức và tăng giờ làm thêm cho du học sinh, Chính phủ Đức cũng đơn giản hóa việc cấp phép cho lao động nước ngoài. Thay vì ứng viên trong một số ngành nghề đặc biệt (sức khỏe, ) phải làm thủ tục công nhận văn bằng trước khi nhập cảnh thì hiện nay quá trình này được thực hiện sau khi người lao động đến Đức.

Các yêu cầu công nhận văn bằng vẫn được giữ nguyên, người lao động phải có hợp đồng, chứng chỉ chuyên môn có thời gian đào tạo tối thiểu hai năm hoặc bằng đại học và bằng ngoại ngữ tiếng Đức cấp độ A2.

Đối với những ngành nghề không thuộc diện kiểm soát chặt, trước đây, lao động nước ngoài cũng phải có bằng cấp được công nhận còn hiện tại nếu có chuyên môn, phù hợp, có lời mời làm việc những người này có thể đến Đức làm việc và được trả mức lương tối thiểu.

Theo về sinh viên quốc tế của Cơ quan trao đổi Hàn lâm Đức hồi tháng 9, năm học 2022-2023 có hơn 458.000 du học sinh theo học tại Đức, tăng 4% so với năm 2021-2022.  Con số này đã tăng 52% so với năm 2014, thời điểm chính phủ Đức phê duyệt chính sách giáo dục miễn phí. Kỹ thuật (hơn 31%), tiếp đến là Luật, Kinh tế và Khoa học là các lĩnh vực được sinh viên quốc tế ưa chuộng nhất.

khảo sát của Study in Germany, một cổng thông tin về du học Đức cho thấy, có 3 lý do chính khiến ngày càng nhiều sinh viên nước ngoài chọn Đức làm điểm đến du học.

Thứ nhất, hầu hết các đại học công lập tại Đức miễn học phí, sinh viên chỉ mất một khoản phí hành chính 150-250 Euro (4-6,6 triệu đồng) mỗi năm. Trong khi đó, chất lượng giáo dục đại học Đức được đánh giá cao với hơn 500 chương trình cử nhân, thạc sĩ được dạy bằng tiếng Anh. Tổng cộng có 49 trường của nước này thuộc nhóm hàng đầu thế giới, theo xếp hạng của Times Higher Education.

Thứ hai, chi phí sinh hoạt trung bình của sinh viên quốc tế tại Đức chỉ khoảng 930 euro/tháng (1.000 USD), thấp hơn đáng kể so với du học sinh tại Anh (1.500 USD) hay Mỹ (1.250 USD).

Thứ ba, saukhi tốt nghiệp, sinh viên có cơ hội ở lại làm việc lên tới 18 tháng với giấy phép cư trú mở rộng. Kết quả khảo sát cũng cho thấy gần 70% du học sinh muốn ở lại Đức tìm việc sau tốt nghiệp. Tỷ lệ sinh viên ở lại mười năm sau khi đặt chân tới Đức là 45%, cao hơn ở Canada (44%) - một trong những nước thu hút du học sinh đông nhất thế giới.

GS Monika Jungbauer-Gans ở Trung tâm Nghiên cứu khoa học và giáo dục đại học Đức cho hay, tính tới thời điểm hiện tại có khoảng 29% nhân lực tại các viện nghiên cứu và 14% tại các trường đại học Đức là công dân nước ngoài, với tổng cộng 70.000 người.

Còn theo StepStone, một nền tảng tuyển dụng trực tuyến, một trong những lý do khiến Đức trở thành điểm đến của nhiều du học sinh đó là vì mức lương. 64.000 USD/năm  là mức lương trung bình của sinh viên tốt nghiệp cử nhân ở Đức. Bác sĩ là ngành cho thu nhập cao nhất với khoảng 102.00 USD/năm.

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Cùng chuyên mục
Nổi bật trang chủ
Hoa hậu Lương Thùy Linh mang nước sạch cho trẻ em vùng cao
18 Tháng 01, 2025

Hoa hậu Lương Thùy Linh đã bày tỏ nguyện vọng, được hỗ trợ cho trẻ em ở những nơi khó khăn nhất một môi trường học tập đầy đủ, tiện nghi.

Đọc thêm
Mốt dùng đồ hiệu nhái tại Hàn Quốc

Mốt dùng đồ hiệu nhái tại Hàn Quốc

17 Tháng 01, 2025

Những cụm từ như "hàng mô phỏng" hay "phong cách Chanel" được sử dụng thay thế cho "hàng giả", nhằm giảm nhẹ cảm giác tiêu...

Thông tin chuyển tiền qua mã QR bị hack tài khoản là tin giả

Thông tin chuyển tiền qua mã QR bị hack tài khoản là tin giả

17 Tháng 01, 2025

Theo các chuyên gia an ninh mạng từ nhóm điều tra CyProtek, thuộc dự án Chongluadao.vn, thông tin về việc chuyển tiền qua mã QR...

Xuân Son nhận thưởng cao nhất tuyển Việt Nam

Xuân Son nhận thưởng cao nhất tuyển Việt Nam

17 Tháng 01, 2025

Tiền đạo Nguyễn Xuân Son được thưởng lớn cả về hiện vật và tiền mặt sau ASEAN Cup 2024.

Song Hye Kyo lần đầu công khai lý do ly hôn Song Joong Ki

Song Hye Kyo lần đầu công khai lý do ly hôn Song Joong Ki

17 Tháng 01, 2025

Sau 6 năm, Song Hye Kyo lần đầu trải lòng về cuộc hôn nhân ngắn ngủi với Song Joong Ki. Vụ chia tay ầm ĩ...

Thần đồng tiết kiệm nhất Trung Quốc

Thần đồng tiết kiệm nhất Trung Quốc

17 Tháng 01, 2025

Mặc dù sở hữu mức lương 600.000 NDT/năm (2 tỷ đồng), Vi Đông Dịch lại chọn lối sống giản dị đến bất ngờ. Mỗi tháng,...

0.66787 sec| 2267.82 kb