Để điều trị bệnh mạn tính, hạn chế tái phát hiệu quả phải điều trị gốc rễ, căn nguyên gây bệnh và trong thời gian dài và đông y chính là liệu pháp phù hợp nhất cho nhóm bệnh này.
1. Cơ địa là yếu tố quyết định bạn có mắc bệnh mạn tính hay không?
Các bệnh mạn tính phổ biến như bệnh về tiêu hóa (dạ dày, đại tràng), gan mật, xương khớp, gout, huyết áp, tiểu đường... đều có chung đặc điểm: cơ địa là yếu tố quyết định bạn mắc bệnh hay không. “Cơ địa” là những đặc điểm của mỗi cá nhân có ảnh hưởng đến tính mẫn cảm đối với bệnh tật cũng như tính đáp ứng với các liệu pháp điều trị so với người khác.
Chẳng hạn, với bệnh gout các bác sĩ cho rằng bệnh gout là phải gắn với nồng độ acid uric cao trong máu. Nhưng có tới 90% những người có nồng độ acid uric cao, kéo dài không bị gout. Ngược lại có người nồng độ acid uric máu rất thấp, nằm trong ngưỡng chỉ số bình thường mà vẫn bị gout. Như vậy nồng độ acid uric máu tuy quan trọng nhưng cơ địa đặc mới quyết định bạn bị gout hay không.
70% người trưởng thành ở Việt Nam nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP). Tuy nhiên chỉ có 1-2% số trường hợp biến chứng thành viêm loét dạ dày tá tràng. Nhiều người phải sử dụng thuốc kháng viêm, giảm đau kéo dài, thường xuyên uống bia rượu, sử dụng chất kích thích như thuốc lá… nhưng vẫn không bị bệnh dạ dày, trong khi nhiều người không có tiền sử mắc các yếu tố nguy cơ kể trên vẫn bị viêm loét dạ dày, do đó vi khuẩn HP, các yếu tố nguy cơ khác tuy quan trọng nhưng cơ địa kháng bệnh dạ dày mới quyết định dạ dày của bạn có bị tổn thương, viêm loét hay không?
Cơ địa không chỉ biểu hiện ở yếu tố sinh lý mà còn biểu hiện dưới góc độ tâm lý. Hai nhóm yếu tố sinh lý và yếu tố tâm lý của cơ địa có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Việc phân tích toàn diện cơ địa sẽ giúp giải thích chính xác nguyên nhân vì sao bạn lại mắc bệnh mạn tính.
Những cơn tăng huyết áp bất ngờ dẫn đến đột quỵ đều có liên quan đến yếu tố tâm lý. Cơ địa bị sốc tâm lý có thể khiến sinh lý tuần hoàn bị ngưng hoạt động, dẫn tới sự đột quỵ, áp lực tâm lý gây căng thẳng, u uất cũng là nguyên nhân sâu xa của nhiều bệnh như: dạ dày, thần kinh…
2. Nhược điểm của thuốc Tây y trong điều trị các bệnh mạn tính
Y học hiện đại coi cơ thể con người giống như một hệ thống máy móc, bệnh tật xảy ra khi một hoặc nhiều bộ phận trong hệ thống bị thiếu hụt, hỏng hóc dẫn tới hoạt động của hệ thống không còn được trơn tru, vì vậy điều trị cũng giống như việc sửa chữa, thay thế hoặc bổ sung bộ phận hỏng hóc, thiếu hụt, để hệ thống tiếp tục hoạt động trơn tru, hiệu quả.
Điều trị bằng Tây y chủ yếu tập trung vào giải quyết triệu chứng, bệnh ở đâu chữa ở đó, do đó bệnh nhân cảm thấy bệnh đỡ rất nhanh, tuy nhiên với các bệnh mạn tính kéo dài thì điều trị bằng Tây y tỏ ra không hiệu quả, triệu chứng tạm thời bị đẩy lùi nhưng không tác động đến căn nguyên nên bệnh thường tái phát.
Viêm xoang là một trong số những bệnh mạn tính đường hô hấp trên phổ biến nhất, làm giảm chất lượng cuộc sống và công việc của người bệnh. Tây y sử dụng các thuốc giảm đau, co mạch, thông mũi, kháng sinh, kháng histamine...giúp tiêu diệt vi khuẩn và cải thiện nhanh các triệu chứng khó chịu của viêm xoang nhưng không làm thay đổi cơ địa, không làm tăng sức đề kháng của niêm mạc xoang đối với vi khuẩn nên sau này khi vi khuẩn mới lại xâm nhập vào niêm mạc xoang chúng sẽ phát triển, gây tổn thương xoang và bệnh viêm xoang sẽ tái phát.
Tiền mãn kinh là giai đoạn khi mà nội tiết tố nữ suy giảm gây ra các triệu chứng tiền mãn kinh khó chịu. Để giải quyết các triệu chứng này Y học hiện đại thường bổ sung từ bên ngoài estrogen tổng hợp (liệu pháp hormone) hoặc phytoestrogen - estrogen thực vật như isoflavone để bổ sung đơn thuần cho sự thiếu hụt estrogen mà không tác động đến buồng trứng (cơ quan chính sản sinh estrogen). Vì vậy khi ngừng bổ sung estrogen các triệu chứng khó chịu của tiền mãn kinh nhanh chóng trở lại, thậm chí còn tồi tệ hơn cả trước khi sử dụng.
Viêm khớp, thoái hóa khớp là bệnh rất phổ biến. Các thuốc kháng viêm, giảm đau... Tây y chỉ giảm sưng đau, cứng khớp, bổ sung hoạt dịch như glucosamine, chondroitin sulfate… để bôi trơn các khớp, các thuốc thấp khớp, điều trị sinh học có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh nhưng không thay đổi cơ địa, không thể điều trị dứt điểm viêm, thoái hóa khớp, nên bệnh thường tái phát và ngày càng nặng.
Chưa kể thuốc giảm đau, kháng viêm dùng kéo dài có thể gây ra tác dụng phụ như tổn thương gan, suy thận, loét dạ dày tá tràng, loãng xương...
3. Ưu điểm của Đông Y trong điều trị các bệnh mạn tính
Đông y thì quan trọng nhất là tìm hiểu gốc rễ, nguyên nhân gây bệnh từ đó mới đề ra phương pháp điều trị thích hợp, không chỉ giải quyết triệu chứng mà còn tác động vào nguyên nhân, mang lại hiệu quả điều trị lâu dài cũng như hạn chế tối đa tái phát. Điều trị các bệnh mạn tính bằng Đông y giúp thay đổi cơ địa kháng bệnh trở về bình thường (không bị bệnh), do đó khi các yếu tố gây bệnh tấn công cơ thể, bạn vẫn không bị tái phát bệnh như trước.
Vẫn là bệnh viêm xoang, nếu như Tây y giúp cải thiện nhanh chóng các triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi khó chịu, diệt khuẩn thì Đông y lại giúp thay đổi cơ địa, làm tăng dần sức đề kháng của niêm mạc xoang với vi khuẩn, khiến vi khuẩn sẽ dần dần bị suy yếu và tiêu diệt dần. Khi niêm mạc xoang khoẻ hẳn, vi khuẩn bị tiêu diệt hoàn toàn và tổn thương xoang được phục hồi, bệnh được chữa dứt điểm.
Thời gian sau nếu vi khuẩn mới xâm nhập vào xoang thì niêm mạc xoang lúc này đã hoàn toàn khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt với vi khuẩn nên chúng không thể phát triển và làm tổn thương xoang được nữa, do đó bệnh viêm xoang không còn tái phát.
Với bệnh viêm khớp, trong khi Tây y giúp giảm nhanh các triệu chứng viêm, sưng đau các khớp nhưng không thay đổi cơ địa người bệnh, không hạn chế được tình trạng tái phát bệnh thì điều trị bệnh bằng các thuốc xương khớp Đông y lại giúp tái lập cân bằng âm dương, bổ can thận, tăng khí huyết, thông kinh lạc, từ từ thay đổi cơ địa, vừa dần dần làm hết các triệu chứng viêm khớp, phục hồi hoạt động, chức năng của khớp vừa hạn chế hiệu quả bệnh có thể tái phát.
Với các trường hợp phụ nữ bị tiền mãn kinh, suy giảm nội tiết tố nữ estrogen, Đông y không bổ sung trực tiếp estrogen tổng hợp hay phytoestrogen - estrogen thực vật như Tây y mà chủ yếu tác động, giúp phục hồi, cân bằng lại hoạt động của buồng trứng để buồng trứng tăng cường sản sinh estrogen nội sinh.
Nhờ vậy sau thời gian dài ngưng dùng thuốc Đông y buồng trứng vẫn hoạt động bình thường, vẫn sản sinh lượng estrogen hài hòa với nhu cầu của cơ thể do đó các triệu chứng tiền mãn kinh không còn quay trở lại.
4. Phân biệt đông y bí truyền với Đông Y thông thường
Mặc dù việc điều trị các bệnh mạn tính bằng Đông y thể hiện được tiềm năng hiệu quả to lớn cũng như tính an toàn, lành tính, phù hợp với cơ địa người bệnh hơn Tây y nhưng không phải cứ điều trị bằng Đông y là tất cả đều có hiệu quả. Hiệu quả của thuốc Đông y không chỉ phụ thuộc vào công thức bài thuốc mà còn phụ thuộc rất lớn vào phương pháp bào chế, sao tẩm
Nếu chỉ sản xuất thuốc Đông y theo các bài thuốc trong sách, trên mạng thì ai cũng làm được và chất lượng chỉ na ná như nhau và rất khó để có được hiệu quả thực sự khác biệt. Đó là lý do mà hiện nay trên thị trường tràn lan các sản phẩm tác dụng không rõ rệt không có hoặc rất ít hiệu quả điều trị bệnh, thậm chí một số sản phẩm còn trộn thêm thuốc Tân dược vào để nhanh cải thiện các triệu chứng bệnh nhưng khi sử dụng lâu dài không những không chữa khỏi bệnh mà còn gây hại tới sức khỏe của người bệnh.
Thuốc Đông y bí truyền thì khác, được bào chế theo các bài thuốc bí truyền, kì diệu, nên hiệu quả thực sự đối với các bệnh mạn tính. Hiện nay dược phẩm Nhất Nhất đã tiếp cận được một số bài thuốc bí truyền hiệu quả kỳ diệu, kết hợp với quy trình sản xuất hiện đại tại nhà máy Dược phẩm đạt chuẩn GMP-WHO để cho ra đời những sản phẩm Đông y đạt chuẩn thế hệ 2, mang lại hiệu quả thực sự trong điều trị và hạn chế một số bệnh mạn tính.
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm