Đề xuất, giải pháp đảm bảo chất lượng trong đào tạo trực tuyến

Đề xuất, giải pháp đảm bảo chất lượng trong đào tạo trực tuyến
Đào tạo theo phương thức trực tuyến đã trở nên phổ biến và được áp dụng rộng rãi, hiệu quả tại Việt Nam.

Đào tạo trực tuyến đã có sự thay đổi căn bản

Với sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và đặc biệt là kể từ sau đại dịch Covid-19, đào tạo theo phương thức trực tuyến đã trở nên phổ biến và được áp dụng rộng rãi, hiệu quả tại Việt Nam.

PGS.TS Hoàng Văn Hùng, Giám đốc Đại học Thái Nguyên cho rằng: Nhận thức về đào tạo trực tuyến và khả năng ứng dụng các công nghệ hiện đại trong giáo dục ở Việt Nam đã có những thay đổi căn bản. Tuy nhiên, cũng đặt ra rất nhiều thách thức về các điều kiện đảm bảo và kiểm soát chất lượng đào tạo theo hình thức đào tạo này như sự ra đời của Chat GPT và ứng dụng mạnh mẽ AI trong giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học; sự ra đời các công nghệ mới, phần mềm mới, công cụ mới hỗ trợ người dạy, người học; xuất hiện các chương trình đào tạo mới, hình thức đào tạo cấp bằng mới; nảy sinh những vấn đề mới liên quan đến đào tạo trực tuyến như Quy chế, điều kiện cơ sở vật chất, điều kiện bảo đảm chất lượng, chuẩn đầu ra, đối tượng và phạm vi áp dụng,...

Đề xuất, giải pháp đảm bảo chất lượng trong đào tạo trực tuyến
GS.TS Hà Thanh Toàn, Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam

Đại học Thái Nguyên là một trong ba đại học vùng của cả nước. Điều 7 Luật Giáo dục đại học đã nêu rõ: “Đại học quốc gia, đại học vùng là đại học thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia, nhiệm vụ phát triển vùng của đất nước”, do đó thông qua Hội thảo này, Đại học Thái Nguyên đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam, Câu lạc bộ Mạng lưới bảo đảm chất lượng giáo dục đại học Việt Nam đề xuất xây dựng các cơ chế, chính sách đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong các cơ sở giáo dục đại học, đổi mới mô hình đào tạo và cấp bằng, phát triển học tập, đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho vùng và cho cả nước.

Thông qua Hội thảo Khoa học Quốc gia “Đảm bảo chất lượng đào tạo trực tuyến trong các cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam” đã có nhiều ý kiến, đề xuất được các chuyên gia, các trường đại học, cao đẳng đưa ra như: “Đảm bảo chất lượng đào tạo trực tuyến - Cơ hội và thách thức” của GS Chử Đức Trình, Hiệu trưởng Trường ĐH , ĐHQGHN; “Bảo đảm và kiểm định chất lượng đào tạo trực tuyến: Nguyên tắc, quy trình và bộ tiêu chuẩn” của TS Nguyễn Văn Cương, Trưởng Phòng Đảm bảo chất lượng đào tạo và Trưởng nhóm Nghiên cứu Giáo dục, Trường Đại học Văn Lang; “Xu thế và thách thức trong đào tạo trực tuyến trong các cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam” của PGS.TS. Nghiêm Xuân Huy, Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội; “The Quality Assurance of Online, E-learning and Digital Higher Education Provisions” của TS. Tullio Lobetti, Chuyên gia Đảm bảo chất lượng của Tổ chức Đảm bảo chất lượng giáo dục đại học, Vương quốc Anh (QAA).

Đào tạo trực tuyến cần phải xây dựng một hệ sinh thái hoàn chỉnh

Trao đổi về vấn đề này, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Câu lạc bộ mạng lưới đảm bảo chất lượng giáo dục ĐH Việt Nam nhấn mạnh: Ngày nay, hình thức trực tuyến không chỉ hiện hữu trong đào tạo, mà còn có mặt và thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học với việc thực hiện mô phỏng các thí nghiệm ảo, các nghiên cứu với ứng dụng mạnh mẽ trí tuệ nhân tạo và học máy, cũng như hoạt động đổi mới sáng tạo và quản trị hiện đại trong nhà trường - đều là những nhân tố mới trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, và xã hội 5.0, tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng rất nhiều thách thức cho giáo dục đại học.

Giáo sư Nguyễn Đình Đức khẳng định: Việc bảo đảm chất lượng hoạt động đào tạo trực tuyến cần phải xây dựng được một hệ sinh thái hoàn chỉnh, từ thể chế, khung pháp lý, các công nghệ và công cụ để hỗ trợ người học và giảng viên trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học trong môi trường giáo dục đại học thân thiện, thông minh; gắn với đẩy mạnh xây dựng học liệu và khai phá dữ liệu; an toàn thông tin; đẩy mạnh STEM và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong giáo dục đại học.

Đề xuất, giải pháp đảm bảo chất lượng trong đào tạo trực tuyến
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Câu lạc bộ mạng lưới đảm bảo chất lượng giáo dục ĐH Việt Nam

Xây dựng các phần mềm mô phỏng kết hợp với trí tuệ nhân tạo để kết hợp, tạo ra những hiệu quả đột phá trong giảng dạy, nghiên cứu và đào tạo trực tuyến. Hội thảo lần này được tổ chức với mục đích không chỉ là và hoàn thiện chính sách, góp phần thiết thực nâng cao chất lượng đào tạo trực tuyến trong các cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam, mà cũng đề cập đến những nhân tố mới, cách tiếp cận mới trong xây dựng chương trình đào tạo trực tuyến, hoặc kết hợp trực tiếp và trực tuyến; gắn đào tạo trực tuyến với nghiên cứu; với đổi mới chuẩn đầu ra; với công nghệ hiện đại, phương pháp dạy và học mới; với chất lượng nguồn nhân lực và chuẩn mực đạo đức và liêm chính trong nghiên cứu và đào tạo trực tuyến.

Như vậy, từ ý kiến của các cơ sở giáo dục đại học, các chuyên gia, nhà khoa học, kinh nghiệm trong nước, quốc tế, đã có nhiều đề xuất, giải pháp, cũng như các tiêu chuẩn, tiêu chí và phương pháp kiểm tra, đánh giá mới với tầm nhìn hội nhập với các chuẩn mực quốc tế và phù hợp với điều kiện Việt Nam, nhằm mục tiêu cao nhất là định hướng cho các trường đại học – thành viên của Câu lạc bộ trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục đại học trong đào tạo và đào tạo cấp bằng theo hình thức trực tuyến trong hiện tại và tương lai, cũng như góp ý xây dựng, hoàn thiện chính sách với các cơ quan quản lý nhà nước, từ đó cũng góp phần thể hiện vai trò tiên phong và dẫn dắt trong toàn bộ hệ thống giáo dục Việt Nam, ở tất cả các cấp và các trình độ đào tạo trong việc sử dụng các công nghệ và phương thức hiện đại và thông minh trong giáo dục.

 

Link gốc: https://giaoducthoidai.vn/de-xuat-giai-phap-dam-bao-chat-luong-trong-dao-tao-truc-tuyen-post685503.html

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Cùng chuyên mục
Giải đáp thắc mắc: Tẩy tế bào chết xong có nên rửa mặt?

Giải đáp thắc mắc: Tẩy tế bào chết xong có nên rửa mặt?

21-09-2024 06:30

Tẩy tế bào chết là một bước vô cùng quan trọng trong quá trình chăm sóc da. Vậy tẩy tế bào chết xong có nên rửa mặt hay không, quy trình chăm sóc da đúng cách như thế nào?

Nổi bật trang chủ
Chính thức: Nguyễn Xuân Son được cấp quốc tịch Việt Nam, Nam Định đón tin vui
21 Tháng 09, 2024

Tiền đạo Rafaelson đã được cấp quốc tịch Việt Nam và có thể ra sân thi đấu ngay ở vòng 2 của V-League 2024/25 với cái tên “Nguyễn Xuân Son”.

Đọc thêm
Mẹ Kasim Hoàng Vũ xót xa kể về tình trạng hiện tại của con trai

Mẹ Kasim Hoàng Vũ xót xa kể về tình trạng hiện tại của con trai

20 Tháng 09, 2024

Ca sĩ Bích Phương – mẹ Kasim Hoàng Vũ hiện đang ở Mỹ với con trai. Trước đó, khi nghe tin con trai tái phát...

Cách tập luyện chỉ 30 phút mỗi ngày để có vòng eo 'con kiến' như Hoa hậu Kỳ Duyên

Cách tập luyện chỉ 30 phút mỗi ngày để có vòng eo 'con kiến' như Hoa hậu Kỳ Duyên

20 Tháng 09, 2024

Hoa hậu Kỳ Duyên cho biết cô dành ra mỗi ngày ít nhất 30 phút để tập những bài tập giúp đốt mỡ toàn thân,...

Tuyến đường huyết mạch nối 2 huyện ở Hà Nội vẫn bị chia cắt bởi nước lũ

Tuyến đường huyết mạch nối 2 huyện ở Hà Nội vẫn bị chia cắt bởi nước lũ

20 Tháng 09, 2024

Hơn chục ngày trôi qua kể từ khi bão số 3 đổ bộ Hà Nội gây mưa lớn, thêm vào đó, lũ từ thượng nguồn...

Tuyển Việt Nam tụt hạng, Thái Lan, Indonesia thăng tiến mạnh trên bảng xếp hạng FIFA

Tuyển Việt Nam tụt hạng, Thái Lan, Indonesia thăng tiến mạnh trên bảng xếp hạng FIFA

20 Tháng 09, 2024

Đội tuyển Việt Nam tiếp tục tụt bậc trong bảng xếp hạng mới nhất được Liên đoàn Bóng đá thế giới (FIFA) công bố.

Hoa hậu Kỳ Duyên chưa tốt nghiệp đại học

Hoa hậu Kỳ Duyên chưa tốt nghiệp đại học

20 Tháng 09, 2024

Kỳ Duyên đăng quang Miss Universe Vietnam 2024 nhận được sự ủng hộ của đông đảo khán giả. Cô trở thành người đẹp đầu tiên...

0.77553 sec| 2268.18 kb