Đau răng nên làm gì để giúp giảm cơn đau?
Đau răng là gì?
Đau răng là tình trạng đau nhức, ê buốt răng xuất hiện trong hoặc xung quanh bề mặt răng do một số nguyên nhân gây ra. Cơn đau răng có thể xuất hiện thoáng qua hoặc kéo dài liên tục trong nhiều ngày, sau khi vùng nướu răng bị kích thích như khi ăn đồ ăn quá nóng, lạnh, ngọt, sau khi đánh răng…
Đau răng có thể do nhiều vấn đề nghiêm trọng khác nhau bao gồm sâu răng, phần hàn răng sâu bị mất, gãy răng, viêm lợi hoặc bị viêm nha chu, áp xe răng.
Đau răng có thể xuất hiện theo từng cơn hoặc kéo dài liên tục. Nếu như đau răng nhẹ xuất phát từ viêm lợi, lợi bị kích ứng thì có thể tự xử lý tại nhà. Tuy nhiên, với những cơn đau răng nghiêm trọng thì cần tới nha sĩ sớm để được điều trị kịp thời tránh các biến chứng đáng tiếc.
Một số dấu hiệu kèm đau răng mà bạn cần chú ý đi khám sớm bao gồm:
- Nướu sưng đỏ
- Sốt cao
- Xuất hiện máu hoặc mủ ở răng bị đau
- Sưng lan sang cả một bên mặt và hàm
- Cơn đau răng kéo dài hơn 2 ngày
Nhận biết nguyên nhân dẫn tới sâu răng thông qua các triệu chứng
Đau răng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân
Đau răng âm ỉ kéo dài
Răng bị đau âm ỉ liên tục tuy không phải tình trạng cấp tính hay khẩn cấp nhưng lại khiến bạn khó chịu trong thời gian dài. Một số nguyên nhân dẫn tới các cơn đau âm ỉ bao gồm:
- Thức ăn thừa mắc kẹt trong kẽ răng hoặc trong nướu răng
- Răng bị áp xe
- Tật nghiến răng trong khi ngủ
Thông thường việc bị đau răng âm ỉ này không quá nguy hiểm nên hoàn toàn có thể tự khắc phục tại nhà. Bạn nên chú ý đánh răng thường xuyên mỗi ngày ít nhất 2 lần hoặc đánh răng ngay sau khi ăn hay dùng chỉ nha khoa đều đặn. Nếu như răng bị áp xe có liên quan tới chứng nghiến răng thì có thể cần đi gặp bác sĩ để thực hiện các phương pháp điều trị cụ thể.
Nhói buốt răng
Sâu răng rất dễ gây đau buốt
Đau nhói buốt là dạng đau răng có thể cần có sự trợ giúp của nha khoa ngay tức thì. Bởi xuất phát từ cảm giác khó chịu là do các mão răng hoặc các miếng trám răng bị lỏng lẻo để lại các phần nhạy cảm và dễ tổn thương của răng.
Các nguyên nhân khác gây nhói răng gồm:
- Gãy răng
- Sâu răng
- Nứt men răng
- Có lỗ trên răng
- Răng nhạy cảm khi ăn đồ ăn nóng lạnh
Bạn hãy để ý xem cơn đau răng có xuất hiện khi bạn uống một ly nước đá hoặc ăn súp nóng không? Nếu có thì có khả năng men răng của bạn đang bị mòn. Đôi khi, tránh ăn đồ ăn quá nóng hoặc lạnh và chuyển sang dùng kem đánh răng dành riêng cho răng nhạy cảm sẽ đỡ bị đau răng.
Khi đau răng nên làm gì?
Dù nguyên nhân gây đau răng là gì thì điều đầu tiên bạn cần làm là tìm các phương pháp giảm đau. Cơn đau răng dữ dội, nhói buốt không chỉ khiến bạn khó khăn trong ăn uống mà còn không thể làm việc bình thường. Bởi đau răng có thể khiến bạn cáu kỉnh, khó ngủ. Vì thế điều cần làm là phải giảm đau tại nhà và cần hẹn khám nha khoa càng sớm càng tốt.
Vậy khi đau răng thì nên làm gì?
1. Chườm lạnh (chườm đá)
Chườm lạnh có thể giúp giảm đau răng hiệu quả
Chườm lạnh có thể giúp làm dịu cơn đau răng hiệu quả. Bạn có thể bọc một ít đá vào một chiếc khăn mỏng và chườm lên khu vực da bị đau và giữ nguyên mỗi lần 15 phút.
Thông thường sẽ có hai cách để ngăn chặn hoặc giảm cơn đau răng. Cách đầu tiên là giúp giảm viêm và cách thứ hai chính là giúp làm gián đoạn các tín hiệu từ chấn thương tới não. Chườm lạnh là cách thứ hai bởi giúp làm co mạch máu, làm chậm lưu lượng máu đến vùng đau, làm tê và giảm sưng viêm.
2. Chườm nóng
Nhiệt độ ấm có thể giúp giảm đau nhức, nên bạn có thể giảm đau răng bằng cách sử dụng túi chườm nóng ở vùng bị đau răng. Nếu không có sẵn túi chườm ấm thì bạn có thể tự làm túi chườm bằng cách cho gạo vào một chiếc khăn mỏng buộc chặt 1 đầu. Sau đó cho túi chườm vào lò vi sóng làm nóng trong vài phút. Sau đó sử dụng túi gạo ấm để chườm lên vùng răng đau.
Nhiệt độ nóng có thể giúp làm ngắt tín hiệu đau từ miệng tới não nên có thể giúp giảm đau hiệu quả.
3. Súc miệng bằng nước muối
Khi bị đau răng, bạn nên súc miệng bằng nước muối ấm. Có thể mua dung dịch nước muối sinh lý hoặc tự pha bằng cách: sử dụng nửa cà phê muối pha vào một cốc nước ấm. Nên súc nước muối trong miệng khoàng 30 giây trước khi nhổ bỏ.
Nước muối có thể giúp làm sạch vết nhiễm trùng dẫn tới đau nhức răng nếu xuất phát từ viêm lợi hoặc bệnh nha chu. Sử dụng nước muối có khả năng giúp chữa lành vết thương ở miệng và giảm viêm.
Chú ý khi bị đau răng thì nên súc miệng nước muối mỗi ngày hai lần.
4. Trà bạc hà
Trà bạc hà có tính kháng khuẩn giúp giảm đau răng tạm thời
Trà bạc hà có đặc tính làm tê nên có thể giúp giảm đau răng hiệu quả. Trong bạc hà có chứa menthol có khả năng kháng khuẩn hiệu quả.
Bạn có thể sử dụng túi trà bạc hà để ngâm vào nước ấm trong vài phút để có được một tách trà bạc hà. Bạn có thể ngậm nước trà bạc hà trong miệng rồi mới nuốt hoặc nhổ bỏ.
Đối với túi trà vẫn còn ấm thì có thể sử dụng để giảm đau răng bằng cách chườm vào khu vực bị đau ở trong miệng. Nếu bạn thích chườm mát thì có thể để túi trà vào ngăn đá cho mát rồi chườm vào vùng đau răng.
Nếu chưa pha được trà thì có thể sử dụng một vài giọt tinh dầu bạc hà cho vào miếng bông rồi áp vào phần răng bị đau.
5. Sử dụng tỏi tươi trị đau răng
Tỏi từ lâu đã được biết tới với nhiều lợi ích trong y học ngoài việc làm gia vị trong bữa ăn mỗi ngày. Bởi tỏi có chứa allicin là chất có khả năng chống viêm, kháng khuẩn mạnh. Vì thế mà sử dụng tỏi giúp xoa dịu đi cơn đau răng.
Cách dùng tỏi để trị đau răng:
- Dùng 1 – 2 tép tỏi tươi đã bóc vỏ, rửa sạch
- Đập nhuyễn phần tỏi, trộn cùng một chút muối tinh
- Sử dụng hỗn hợp để đắp lên vùng răng đau nhức
Hãy kiên nhẫn áp dụng cách giảm đau răng này trong khoảng một tuần bạn sẽ thấy giảm đau buốt cũng như tình trạng viêm lợi có thể sẽ thuyên giảm.
6. Dùng rượu cau
Rượu cau có khả năng giảm đau răng hiệu quả
Sử dụng rượu cau chữa đau răng là một trong những phương pháp dân gian được nhiều người tin dùng. Bởi hạt cau được xem là có khả năng diệt khuẩn, đặc biệt có hiệu quả trong trị sâu răng, giúp răng chắc khỏe, hỗ trợ điều trị viêm lợi và cũng giúp cho mô nướu được săn chắc.
Cách làm rượu cau:
- Chuẩn bị 500gram hạt cau, thái múi rồi đem phơi khô
- Ngâm hạt cau đã phơi khô cùng 1 lít rượu trong khoảng 15 – 20 ngày
Khi bị đau răng, bạn có thể sử dụng bông gòn thấm vào dung dịch rượu cau và chấm vào vùng răng bị tổn thương. Hoặc bạn có thể pha loãng dung dịch và súc miệng nước rượu cau từ 30 giây – 1 phút rồi nhổ ra.
Nên thực hiện cách này mỗi ngày 2 – 3 lần liên tục trong một tuần bạn sẽ thấy hiệu quả giảm đau nhanh chóng.
7. Uống thuốc giảm đau
Áp dụng mẹo dân gian không đỡ đau răng thì nên dùng thuốc
Nếu như áp dụng nhiều biện pháp giảm đau răng tự nhiên mà không có hiệu quả thì bạn có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau chống viêm.
Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) thường được ưu tiên lựa chọn sử dụng để trị đau răng hiệu quả và đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứ.
Khuyến cáo nên dùng kết hợp ibuprofen và paracetamol để có kết quả giúp giảm đau kháng viêm có hiệu quả hơn chỉ dùng một loại. Tuy nhiên, đối với người bị chống chỉ định với NSAID thì có thể dùng paracetamol kết hợp với oxycodone.
Đôi khi người bị đau răng có thể cân nhắc sử dụng thuốc gây tê để bôi trực tiếp lên phần răng bị đau. Một số loại thuốc bôi như: Gel lignocaine 2%, gel benzocaine 7,5 – 10%. Đây là cách giúp giảm đau tức thời ở những người có kèm biểu hiện bị loét miệng hoặc niêm mạc miệng bị đau.
Sử dụng xịt răng miệng thảo dược – Giải pháp giảm đau răng nhanh chóng và an toàn
Nếu như các biện pháp giảm đau răng từ tự nhiên khiến bạn gặp nhiều khó khăn khi thực hiện, bạn có thể sử dụng sản phẩm xịt răng miệng từ thảo dược. Sản phẩm vừa an toàn vì có thành phần từ tự nhiên lại có tác dụng giúp hỗ trợ giảm đau răng hiệu quả. Tiêu biểu như Xịt Răng Miệng Nhất Nhất.
Chú ý nên xịt vào vùng răng bị đau ít nhất một ngày 8 lần, mỗi lần 1 – 2 nhịp. Thời gian xịt cách 2 – 3 giờ để đem lại hiệu quả giảm đau hiệu quả.
Lưu ý, nếu đã dùng thuốc và các biện pháp tự nhiên mà cơn đau răng vẫn không giảm, bạn nên tới ngay các cơ sở nha khoa để được thăm khám và điều trị dứt điểm, tránh để viêm nhiễm kéo dài gây nhiều hệ lụy về sau.
XỊT RĂNG MIỆNG NHẤT NHẤT Giúp giảm nhanh: - Viêm nướu, tụt lợi, chảy máu chân răng - Đau rát, viêm loét miệng Sản xuất tại: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT |
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm