I - Mối liên hệ giữa kỳ kinh nguyệt và đau đầu
Đau đầu trong kỳ kinh nguyệt phần lớn là do trong khoảng thời gian này cơ thể người phụ nữ có sự thay đổi về nội tiết, mà cụ thể là hormone estrogen và progesterone. Theo thống kê từ Hiệp hội đau đầu quốc gia Hoa Kỳ, có tới 60% phụ nữ bị đau đầu mỗi khi đến tháng. Tình trạng nhức đầu đôi khi còn xảy ra trước, trong hoặc sau quá trình rụng trứng.
Xem thêm: Đau đầu sau sinh: Nguyên nhân & Cách điều trị hiệu quả
II - Những nguyên nhân gây đau đầu khi hành kinh
Hiện tượng đau nhức đầu mỗi khi đến tháng chủ yếu là do trong khoảng thời gian này có sự thay đổi của nội tiết tố. Bên cạnh đó, cũng phải kể đến những tác nhân khác khác như mất máu, hội chứng tiền kinh nguyệt, huyết áp…
1. Mất cân bằng nội tiết tố
Trong kỳ kinh nguyệt, cơ thể chị em trải qua một loạt biến đổi hormone đáng kể, đặc biệt là estrogen và progesterone. Trong giai đoạn trước khi kỳ kinh bắt đầu, mức hormone estrogen trong cơ thể phụ nữ tăng lên để chuẩn bị cho quá trình rụng trứng. Trong kỳ kinh, hormone progesterone tăng lên để tạo điều kiện cho trứng di chuyển tới tử cung. Do các hormone liên tục có sự biến động khiến các mạch máu co bóp và giãn nở, kích thích gây ra triệu chứng đau đầu hoặc đau nửa đầu mà chị em thường gặp phải trong khi đến tháng.
Ngoài ra, đau đầu trong kỳ kinh còn có sự liên quan tới một số hormone khác như serotonin và prostaglandin.
- Hormone serotonin giúp con người vui vẻ, hạnh phúc, ăn ngon ngủ tốt. Khi đến tháng hormone này có thể bị giảm xuống theo sự thay đổi của nội tiết. Điều này làm các mạch máu bao quanh não co lại dẫn đến hiện tượng đau đầu hoặc hội chứng tiền kinh nguyệt. Ngoài ra đây còn là nguyên nhân khiến nhiều bạn nữ trở nên nhạy cảm, dễ cáu giận hơn bình thường.
- Hormone prostaglandin được sản sinh để giúp cơ tử cung co bóp và thúc đẩy máu kinh ra bên ngoài. Nhưng ở một số người, hormone này bị sản xuất quá mức gây ra sự co bóp mạnh hơn ở tử cung, dẫn tới tình trạng đau bụng kinh. Tình trạng này đôi khi còn làm mạch máu ở não co lại, gây ra nhức đầu.
Tìm hiểu thêm: Bệnh đau đầu ở phụ nữ
2. Hội chứng tiền kinh nguyệt
Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) gây ra những cơn đau đầu, chóng mặt trước kỳ kinh, với các mức độ từ nhẹ cho tới cấp tính. Một nghiên cứu của NCBI cho thấy có khoảng 20 - 40% phụ nữ bị đau đầu khi đến tháng bị ảnh hưởng bởi hội chứng tiền kinh nguyệt. Tình trạng này thường diễn ra trong một đến hai tuần trước khi có kinh.
Ngoài triệu chứng đau đầu, chị em có thể nhận thấy có những thay đổi về thể chất lẫn tâm trạng như:
- Nhức cơ, người mệt mỏi, uể oải.
- Đầy bụng khó chịu, đau ngực, sưng vú.
- Rối loạn giấc ngủ.
- Buồn nôn.
- Làn da rất dễ bị nổi mụn.
- Tâm trạng rất nhạy cảm.
- Căng thẳng hoặc lo lắng, hay khóc.
- Thay đổi khẩu vị.
- Kém tập trung.
- Thay đổi ham muốn tình dục.
Thông thường đối với những người khỏe mạnh đang không dùng thuốc điều trị bệnh thì các triệu chứng tiền kinh nguyệt sẽ chấm dứt trong hoặc sau khi chu kỳ kinh nguyệt kết thúc.
3. Mất nhiều máu
Thiếu máu xảy ra khi cơ thể người phụ nữ bị mất quá nhiều máu trong kỳ kinh nguyệt, thường là khi nhiều hơn 80ml. Thiếu máu có thể gây mất cân bằng oxy và chất dinh dưỡng cung cấp cho não, dẫn đến đau đầu, chân tay bủn rủn và chóng mặt.
4. Stress và căng thẳng tâm lý
Sự thay đổi hormone trong cơ thể có thể làm cho phụ nữ dễ bị ảnh hưởng bởi tác động của stress và căng thẳng, nên khi hành kinh thường hay bị đau đầu.
5. Thay đổi huyết áp
Rất nhiều chị em phụ nữ bị tăng hoặc giảm huyết áp do hormone thay đổi. Những thay đổi này có thể tác động đến lưu lượng máu và oxy cung cấp cho não, gây ra đau nhức đầu mỗi khi đến tháng.
Xem thêm: Các bệnh đau đầu nguy hiểm
III - 9 cách trị đau đầu trong kỳ kinh nguyệt hiệu quả nhanh chóng tại nhà
Đau đầu đến tháng khiến nhiều chị em mệt mỏi, nhiều khi ám ảnh. Khi những cơn đau đầu không quá nặng các bạn có thể áp dụng những mẹo đơn giản, dễ thực hiện như chườm lạnh, uống thuốc giảm đau, mát xa, bổ sung vitamin… để cải thiện triệu chứng nhức đầu.
1. Chườm khăn lạnh
Cách làm này khá đơn giản, tiện lợi. Các bạn sử dụng túi nước đá hoặc lấy đá lạnh bọc vào chiếc khăn sau đó chườm lên trán khoảng 10 - 15 phút giúp giảm đau khá tốt. Mẹo này có tác dụng làm chậm đi công đoạn dẫn truyền tín hiệu gây đau của dây thần kinh, giảm cảm giác đau nhức đầu kỳ hành kinh.
2. Uống thuốc giảm đau
Chị em có thể tham khảo các loại thuốc giảm đau không kê đơn. Một số loại thuốc được dùng nhiều hiện nay có aspirin, paracetamol, natri naproxen.
Ngoài ra các chị em có thể tham khảo một số loại thuốc kê đơn để điều trị chứng đau đầu như: Triptans, glucocorticoids, dihydroergotamine… Tuy nhiên khi dùng thuốc cần có sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ, dược sĩ.
Ngoài thuốc giảm đau, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng các loại thuốc nội tiết điều hòa hormone trong khi đến tháng. Khi lượng hormone trong cơ thể được cân bằng sẽ giúp chị em không gặp phải tình trạng đau đầu hay những triệu chứng khó chịu tiền kinh nguyệt khác.
3. Dùng viên đau đầu Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2
Nếu tình trạng đau đầu xảy ra thường xuyên, không chỉ ở trong chu kỳ kinh nguyệt thì có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe có vấn đề, nguyên nhân phổ biến nhất là do chứng thiếu máu lên não.
Tuần hoàn máu lên não bị tắc nghẽn dẫn đến những tác động tiêu cực tới chức năng não bộ. Người bệnh bị đau đầu đôi khi kèm theo những triệu chứng chóng mặt, mất ngủ, giảm trí nhớ, kém tập trung... Lúc này cần nhanh chóng khắc phục kịp thời và đúng hướng.
Viên đau đầu Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2 với công dụng bổ huyết, hoạt huyết tăng cường mạnh mẽ máu lưu thông lên não. Khi máu lưu thông lên não tốt sẽ cung cấp đầy đủ oxy và các dưỡng chất nuôi dưỡng các tế bào não bộ, từ đó cải thiện hiệu quả đau đầu.
Dùng sản phẩm thường xuyên đều đặn giúp phòng ngừa và khắc phục tình trạng thiếu máu lên não rất tốt. Như vậy khi đến tháng, các bạn sẽ không còn lo những cơn đau đầu làm phiền nữa.
4. Châm cứu
Những cây kim bé nhỏ khi tác động vào huyệt đạo mang lại lợi ích vô cùng lớn. Khoa học nghiên cứu rằng việc châm cứu sẽ giúp cơ thể giải phóng lượng hormone endorphin - một loại hormone giúp giảm nhanh các cơn đau tự nhiên, tăng cường lưu lượng máu giảm nhẹ các chứng đau nửa đầu, căng thẳng thần kinh.
5. Bổ sung vitamin, dinh dưỡng cần thiết
Một số loại vitamin giúp giảm đi tần suất và cơn đau đầu trong kỳ kinh như các loại vitamin như B2, Coenzyme Q10, Magie, Melatonin, Vitamin D. Chị em có thể dùng dạng thuốc bổ sung hoặc bằng thực phẩm như trứng cá, gan động vật, thịt gà, bò…
Ngoài ra, cũng nên bổ sung thêm các thực phẩm bổ máu, sắt cho cơ thể như thịt, cải trắng, hải sản, hoa quả...
Tìm hiểu thêm: Hay bị đau đầu là thiếu chất gì?
6. Massage thư giãn cơ thể
Liệu pháp massage không những an toàn mà hiệu quả lại rất tốt. Massage có tác dụng thư giãn cơ bắp ở vùng vai, lưng, cổ giảm đi mức độ nghiêm trọng cũng như tần suất các cơn đau.
7. Tập luyện giảm căng thẳng
Chị em có thể tham khảo một số bài tập nhẹ nhàng giúp kiểm soát cơn đau tốt hơn như thiền, yoga hay đạp xe, chạy bộ. Hoạt động này không chỉ giúp thư giãn cơ bắp, dịu đi mọi căng thẳng mà còn giảm nhẹ đi mức độ nghiêm trọng của các cơn đau đầu.
8. Nằm nghỉ ngơi
Khi thiếu ngủ những cơn đau đầu ngày càng tệ hơn. Nghỉ ngơi đầy đủ giúp làm giảm mức độ đau, cơ thể cũng sớm phục hồi, giảm mệt mỏi của ngày đèn đỏ.
Thêm nữa, chị em nên chú ý đi ngủ đúng giờ, hạn chế thức khuya, nên nghỉ ngơi trong những không gian yên tĩnh, tránh âm thanh, ánh sáng để ngủ ngon sâu giấc hơn.
9. Bổ sung cafein
Khi sử dụng đúng cách, chất cafein có thể giúp thư giãn đầu óc, làm dịu đi những cơn đau đầu khó chịu. Nhiều người cho biết rằng khi bị đau đầu một tách cà phê mạnh giúp giảm đi cơn đau hiệu quả, mang lại cảm giác tỉnh táo. Tuy nhiên các bạn không nên quá lạm dụng để tránh gặp phải tình trạng đau đầu sau khi uống cà phê, có thể khiến cơn đau đầu khi đến tháng trầm trọng hơn.
Biết được đầy đủ các nguyên nhân đau đầu khi đến tháng các chị em sẽ có biện pháp khắc phục phù hợp nhất, giảm thiểu sự khó chịu và phiền toái trong mọi hoạt động thường ngày.
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm