Với một số người, cơn đau chỉ âm ỉ và nhanh chóng hết trong vài giờ đến nửa ngày. Tuy nhiên, với một số người khác đó là những cơn đau được mô tả bằng từ “quằn quại” gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình học tập và làm việc.
1. Đau bụng kinh thường diễn ra ở độ tuổi nào?
Ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (bắt đầu từ tuổi dậy thì đến lúc mãn kinh) hay nói cách khác những người đang có kinh nguyệt đều có khả năng xảy ra đau bụng kinh. Tuy nhiên theo các chuyên gia, đau bụng kinh thường xuất hiện ở phụ nữ dưới 30 tuổi; những người dậy thì sớm (ví dụ trước 11 tuổi); những người kinh nguyệt không đều; những người có tiền sử gia đình về chứng đau bụng kinh…
2. Triệu chứng thường gặp của đau bụng kinh là gì?
Người đau bụng kinh thường gặp một hoặc một số triệu chứng dưới đây:
- Cơn đau bụng dưới âm ỉ và liên tục.
- Cơn đau lan ra vùng lưng.
- Có cảm giác đầy bụng, chướng bụng.
- Cảm giác buồn nôn, nhức đầu, chóng mặt.
3. Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?
Đau bụng kinh diễn ra trong thời kỳ kinh nguyệt nên nếu bạn đã có kinh nhiều năm, tình trạng này diễn ra thường xuyên thì không cần thăm khám bác sĩ. Tuy nhiên, nếu bạn đột nhiên bị đau bụng kinh nghiêm trọng mà trước đó chưa từng diễn ra, hãy đi khám ở cơ sở y tế uy tín.
4. Nguyên nhân gây đau bụng kinh là gì?
Ở thời kỳ kinh nguyệt, tử cung co bóp để thải ra lớp niêm mạc bị bong tróc. Lớp niêm mạc này được làm dầy lên trong quá trình rụng trứng nhưng không được thụ tinh nên sau khoảng hai tuần sẽ được đào thải qua âm đạo. Trong lớp niêm mạc này có thể chứa prostaglandin liên quan đến các cơn đau và viêm gây ra các cơn co thắt tử cung. Nồng độ chất này càng cao thì các cơn đau càng dữ dội.
Một số bệnh sau đây gây ra các cơn đau bụng kinh:
- Lạc nội mạc tử cung.
- U xơ tử cung.
- Viêm vùng chậu.
- Hẹp cổ tử cung (khiến cho dòng chảy kinh nguyệt ra khỏi cơ thể bị cản trở gây ra các cơn đau do áp suất bên trong tử cung tăng lên).
5. Đau bụng kinh có để lại biến chứng nào không?
Nếu chỉ là đau bụng kinh thông thường, không liên quan đến các yếu tố khác thì không gây ra biến chứng.
6. Điều trị đau bụng kinh như thế nào?
Bởi vì đau bụng kinh diễn ra cùng với chu kỳ kinh nguyệt và ít gây biến chứng nên hầu hết những người bị đau bụng kinh thường ít khi đến thăm khám bác sĩ. Họ thường mua một số sản phẩm hỗ trợ làm giảm cơn đau tức thì, một vài người còn lạm dụng thuốc giảm đau.
Hiện nay, có một số người tìm đến các biện pháp thủ thuật như tiêm hormone, đặt vòng tránh thai hay các dụng cụ ngừa thai để giảm bớt các cơn đau bụng kinh, tuy nhiên chúng chỉ phù hợp với những người chưa muốn có con và đang có gia đình.
Những người bị đau bụng kinh do các bệnh lý khác gây ra có thể phải phẫu thuật để giải quyết tình trạng này đồng thời đề phòng những biến chuyển xấu của bệnh.
7. Khi bị đau bụng kinh bạn nên làm gì?
Nếu thường bị đau bụng kinh dẫn đến ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập và công việc, bạn có thể tập thể dục để làm dịu các cơn đau; chườm ấm; ngoài ra, bạn nên bổ sung các thực phẩm có chứa Vitamin E, Omega3-6-9, Vitamin nhóm B, magie; nên tránh sử dụng các loại chất kích thích như rượu, thuốc lá cùng với đó là chế độ làm việc hợp lý, tránh căng thẳng quá mức.
Một vài người thường xuyên bị làm phiền bởi các cơn đau bụng kinh cho biết các cơn đau của họ được cải thiện đáng kể nhờ các bài tập Yoga đều đặn.
Một biện pháp hiệu quả được nhiều người chia sẻ đó là việc sử dụng một số sản phẩm chữa đau bụng kinh Đông y có chứa các thành phần có công dụng tán ứ kinh, bổ huyết, điều kinh giúp giảm các rối loạn kinh nguyệt. Các sản phẩm này rất dễ dàng mua được tại các hiệu thuốc uy tín, đem lại cảm giác yên tâm cho nhiều chị em phụ nữ.
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm