I. Mẹo chọn gà sống ngon:
- Nên chọn những con gà béo, có ức tròn, da cổ và da bụng phải dày, mọc đủ lông.
- Chọn con gà khỏe mạnh, nhanh nhẹn, khó bắt, mắt sáng tinh nhanh, không lờ đờ, mào gà đỏ tươi, lông gà óng mượt, không bị xù lông. Chân thẳng, đều, thon nhỏ, không bị xây xước, sứt móng hay bị nổi nốt đỏ, nốt màu lạ trên chân. Diều không bị căng cứng là gà khỏe, tiêu hóa tốt.
- Mỏ gà sắc nhọn, màu sáng bóng, không bị chảy nhớt ở mỏ.
- Vạch lớp lông lên thấy da gà mỏng có thể thấy được thịt và tia máu, dùng tay bóp nhẹ thân gà không bị nhão, thịt có độ săn chắc, có vệt vàng lớn dưới ức, cánh.
- Hậu môn (phao câu) hồng hào, nhấp nháy, co bóp tốt, không có hiện tượng ướt, ra nước hoặc ra phân bất thường. Nếu thấy phân gà có bọt vàng, nhầy hoặc có lẫn máu tươi … chứng tỏ gà bị bệnh, không nên mua.
- Cách kiểm tra gà có bị tiêm nước tăng trọng hay không: Bạn lật cánh gà kiểm tra dưới nách, nếu có nhiều chấm đỏ, xung quanh vết tiêm có nước phồng lên màu đen, sau 1 thời gian màu đen đó lan rộng ra xung quanh thì chứng tỏ gà đã bị tiêm thuốc, tiêm nước tăng trọng lượng, tuyệt đối không được mua loại gà này.
- Những biểu hiện này của gà tuyệt đối không mua: Mào tái, thâm tím, ủ rũ, mỏ chảy nhớt nước dãi, diều căng cứng, mắt lờ đờ, cánh xệ, dáng vẻ mệt mỏi, đầu lúc nào cũng chúi xuống dưới, lông xù hoặc xơ xác, da nhăn nheo, gầy gò, chân lạnh, khô, hậu môn trắng bệt hoặc đỏ, chảy nước hoặc hay có phân dính xung quanh. Vì đây là những dấu hiệu của gà bị bệnh, khi ăn không những không ngon mà còn rất nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng người dùng.
II. Hướng dẫn cách cắt tiết gà
Chuẩn bị một con dảo díp, một chén hoặc đĩa để đựng tiết gà. Một chân chúng ta đạp dữ 2 chân gà xuống mặt đất. Một tay giữ mỏ và đầu gà, tay kia tiến hành cắt cổ gà để tiết gà chảy vào chén/tô/đĩa đựng bên dưới. Chú ý cắt sao để tiết được chảy ra hết, tránh tình trạng huyết còn gà sẽ bị bầm do còn máu gà.
III. Mẹo nhổ lông gà vừa sạch vừa nhanh
1. Cách nhỏ lông gà nhanh cơ bản
- Bỏ gà ra, dùng tay vừa miết vừa nhổ dọc chiều lông mọc, nhổ lông gà trong chậu nước lạnh sẽ dễ dàng hơn.
- Để khử mùi hôi của gà: Dùng rượu trắng và muối chà xát lên da gà thật đều, xả dưới vòi nước cho trôi sạch lông, gà sẽ trắng sạch và không còn mùi hôi nữa.
- Sau khi đã hoàn thành việc nhổ lông gà sạch gọn thì chúng ta đem gà đi nấu như bình thường.
2. Làm sạch lông gà bằng giấm hoặc rượu trắng
- Sau khi cắt tiết gà, bạn nên nhúng gà, vịt vào nước lạnh đều rồi vớt ra. Có thể xoa giấm hoặc rượu trắng trong 10 phút để lỗ chân lông giãn ra.
- Nhúng gà, vịt vào nước sôi khoảng 70- 80 độ C. Không nhúng nước quá nóng sẽ làm tuột da gà. Nhúng gà vào, lật đều sao cho các mặt đều tiếp xúc với nước nóng. Chú ý ở những nơi long dày thì ngâm lâu một chút, phần chân chỉ cần da bóc ra là được. Không nên nhúng gà hai lần nước.
- Dùng tay vừa miết, vừa vặt dọc theo chiều lông mọc, đặc biệt, vặt lông gà trong chậu nước lạnh sẽ nhanh hơn và dễ dàng hơn.
- Để đảm bảo khi luộc được thơm ngon thì cách vặt lông gà nhanh nhất là ban nên dùng rượu trắng và muối chà xát phần da gà thật đều. Tiếp đó, xả dưới vòi nước để rửa trôi. Sau khi làm xong bạn có thể đem gà đi luộc như bình thường
Vậy là chúng ta đã hoàn thành mẹo nhổ lông gà chuẩn vừa nhanh vừa sạch rồi đấy. Các mẹ cố gắng nắm rõ để món gà nhà mình được trọn vẹn nhé!
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm