I. Chỉ số BMI là gì?
BMI là từ viết tắt của cum từ "Body Mass Index" được hiểu là chỉ số khối cơ thể hay chỉ số thể trọng. Đây là một chỉ số dùng để đo lượng mỡ trong cơ thể mỗi người. Chỉ số này được xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1832 bởi một nhà khoa học người Bỉ.
Chỉ số BMI chuẩn được tính dựa theo chiều cao, cân nặng và thường áp dụng cho nam và nữ giới trưởng thành. Căn cứ vào chỉ số BMI bạn sẽ biết được cơ thể mình thuộc tình trạng nhẹ cân, bình thường, thừa cân hay béo phì.
Chỉ số khối cơ thể được tính theo công thức:
BMI = W/ [(H)2]
Trong đó:
BMI đơn vị thường dùng là kg/m2
W là cân nặng (kg)
H là chiều cao (m)
Một người có chỉ số BMI bình thường sẽ dao động trong khoảng 18,5 - 24,9, con số này cho thấy bạn đang ở mức cân nặng lý tưởng.
II. Chỉ số BMI bao nhiêu là thừa cân, béo phì?
Khi chỉ số khối cơ thể nằm trong khoảng 25 - 29,9 tức là bạn đang bị thừa cân.
Trong trường hợp chỉ số BMI từ 30 trở lên, cho thấy bạn đang bị béo phì. Theo đó, khoảng một phần ba phụ nữ ở Hoa Kỳ đang bị béo phì.
Lưu ý: Chỉ số BMI không áp dụng cho phụ nữ có thai, vận động viên, người già hay người tập thể hình.
Dưới đây là bảng phân loại mức độ gầy, béo của một người dựa vào chỉ số BMI. Theo đó, thang phân loại của Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) dành cho người châu u và thang phân loại của Hiệp hội Đái đường các nước châu Á (IDI & WPRO) được áp dụng cho người châu Á.
Dựa vào thang phân loại của IDI & WPRO dành cho người châu Á thì BMI lý tưởng của người Việt Nam (cả nam và nữ) là từ 18,5 đến 22,9.
III. Những yếu tố ảnh hưởng đến trọng lượng cơ thể bao gồm:
Lượng calo dư thừa: Cơ thể cần bổ sung đủ calo để đáp ứng nhu cầu năng lượng hàng ngày. Tuy nhiên, calo khi dư thừa sẽ được lưu trữ dưới dạng chất béo. Bổ sung quá nhiều calo sẽ dẫn đến thừa cân, béo phì.
Tuổi cao: Cân nặng của bạn thường sẽ tăng thêm một chút khi bạn già đi.
Yếu tố về gen: Một số trường hợp bị rối loạn di truyền, dẫn đến béo phì.
Quá trình mang thai: Trong thai kỳ, mẹ bầu thường sẽ tăng cân. Sau khi sinh con, người phụ nữ thường không thể giảm cân về mức bình thường như trước khi mang thai.
Ngoài các yếu tố về cơ địa hay thai kỳ, bạn có thể chủ động kiểm soát lượng calo nạp vào cơ thể hàng ngày để giữ cho chỉ số BMI ở mức bình thường.
IV. Chỉ số BMI quá cao ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe? Làm thế nào để đạt được chỉ số BMI lý tưởng?
Chỉ số BMI quá cao gây ra những ảnh hưởng không hề tốt cho sức khỏe, đồng thời là nguyên nhân dẫn tới một số bệnh lý nguy hiểm như:
- Bệnh tiểu đường
- Bệnh mỡ nhiễm máu, gan nhiễm máu
- Bệnh tim mạch
- Bệnh về túi mật
- Chứng ngưng thở khi ngủ
- Các loại bệnh về khớp
- Bệnh vô sinh
Hoặc nguy cơ gây ra một số bệnh ung thư như ung thư vú, ung thư đại tràng, ung thư nội mạc tử cung, ung thư buồng trứng...
Hy vọng bài viết trên giúp cho mọi người đánh giá được thể trạng của bản thân để điều chỉnh cơ thể cho cân đối, phù hợp hơn. Duy trì cân nặng đạt chuẩn cũng phần nào cải thiện sức khỏe của bạn hơn.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. không thể thay thế bác sĩ, chuyên gia tư vấn dinh dưỡng.
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm