Quan niệm da độc vết thương lâu lành có đúng hay không?
MỤC LỤC
Các giai đoạn của quá trình làm lành vết thương
Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình làm lành vết thương
Có phải da độc vết thương lâu lành? Nguyên nhân chậm lành vết thương
Các biện pháp giúp vết thương nhanh lành
Làm lành vết thương nhanh chóng với Kem bôi da thảo dược
Các giai đoạn của quá trình làm lành vết thương
Quá trình chữa lành vết thương, là một quá trình sinh học bình thường trong cơ thể con người, bao gồm 4 giai đoạn: cầm máu, viêm, tăng sinh và tái tạo.
Bất kỳ sự gián đoạn, bất thường hoặc kéo dài nào xảy ra trong quá trình này đều có thể dẫn đến vết thương chậm lành hoặc vết thương mãn tính không lành.
Giai đoạn cầm máu
Khi một chấn thương làm vỡ các mạch máu và gây chảy máu, phản ứng đầu tiên của cơ thể là kích hoạt quá trình "đông máu" để ngăn cản mất máu.
Phản ứng co mạch và kết tập tiểu cầu diễn ra, kết quả hình thành các cục máu đông đóng vết thương lại.
Giai đoạn viêm
Giai đoạn viêm xảy ra gồm 2 quá trình: phản ứng viêm sớm và phản ứng viêm muộn.
Các tế bào bạch cầu trung tính và đại thực bào được huy động tới vị trí tổn thương, làm nhiệm vụ tiêu diệt và dọn dẹp các mô bị hư hỏng, tạo môi trường tốt nhất để tổng hợp các mô mới.
Trong giai đoạn này, vết thương sẽ có triệu chứng sưng, đỏ, sờ vào sẽ có cảm giác hơn nóng. Điều này có nghĩa là vết thương đang lành lại bình thường.
Giai đoạn tăng sinh
Trong vòng 2-3 tuần sau khi bị thương, các đại thực bào tạo các chất kích thích cơ thể sản sinh mô và mạch máu mới - được gọi là quá trình tạo mạch. Collagen đóng vai trò liên kết các tế bào da cũ với tế bào da mới, giúp vết thương lành lại và khép dần miệng.
Giai đoạn tái tạo
Giai đoạn này bắt đầu vào khoảng tuần thứ 3 và có thể kéo dài đến 12 tháng hoặc lâu hơn. Đây là giai đoạn cực kỳ quan trọng quyết định vết thương có để lại sẹo hay không.
Trong suốt giai đoạn này, cơ thể đồng thời sản xuất và phá vỡ collagen nhằm duy trì sự cân bằng và phân bố đồng đều của các mô. Quá ít hay quá nhiều collagen được tạo ra đều sẽ dẫn tới hình thành sẹo ở vị trí vết thương ban đầu.
Quá trình liền vết thương thông thường
Vết thương chậm lành là gì?
Vết thương chậm lành hay vết thương không lành còn được gọi là 'vết thương mãn tính' được dùng để chỉ các vết thương không tiến triển qua các giai đoạn lành bình thường.
Tổn thương thường có xu hướng lan rộng và trở nên nghiêm trọng hơn với các triệu chứng kèm theo:
Tăng tình trạng viêm hoặc đỏ xung quanh vết thương.
Cơn đau ngày càng trầm trọng hơn hoặc có vẻ không thuyên giảm.
Vết thương bị chảy nước, rò rỉ hoặc bắt đầu có mùi hôi.
Nếu các cạnh xung quanh vết thương có màu sẫm hoặc xanh lam.
Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình làm lành vết thương
Có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng tới tốc độ và chất lượng của quá trình làm lành vết thương, bao gồm các yếu tố cục bộ và toàn thân.
Yếu tố cục bộ: phản ứng oxy hóa, nhiễm trùng, suy tĩnh mạch,..gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến đặc điểm vết thương
Tốc độ và chất lượng của quá trình lành vết thương chủ yếu ảnh hưởng bởi các yếu tố toàn thân.
Chúng bao gồm: tuổi và giới tính, hormon sinh dục, bệnh tật và tình trạng sức khỏe; chế độ dinh dưỡng và lối sống,..
Có phải da độc vết thương lâu lành? Nguyên nhân chậm lành vết thương
Mọi người vẫn thường cho rằng da độc, máu độc thì vết thương lâu khép miệng, dễ mưng mủ và thường để lại sẹo hơn.
Thực tế, không có định nghĩa y khoa nào cho khái niệm “da thịt độc” và “máu động”. Nó là từ thường được dùng trong dân gian để chỉ những trường hợp mà vết thương lành chậm hơn bình thường.
Có rất nhiều yếu tố có thể tác động và trở thành nguyên nhân làm chậm lành vết thương. Trong số đó, những nguyên nhân phổ biến nhất bao gồm:
Vị trí vết thương
Vết thương ở các vị trí khác nhau trên cơ thể có tốc độ lành không giống nhau. Nó có liên quan đến khả năng tưới máu và tốc độ che phủ vết thương.
Ở những vị trí phải chịu áp lực lớn hơn như gót chất, mông, vùng tỳ đè, tình trạng tưới máu kém khiến tốc độ lành thương chậm hơn.
Các vị trí vết thương chậm lành hơn
Nhiễm trùng
Khi mô da bị tổn thương sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào và gây nên tình trạng nhiễm trùng.
Dấu hiệu nhiễm trùng vết thương đặc trưng nhất là tình trạng vết thương trở nên tấy đỏ, đau nhức, mưng mủ và tiết dịch nhầy có mùi khó chịu.
Nhiễm trùng khiến cho vết thương trở nên nghiêm trọng hơn, khó điều trị và rất lâu có thể lành lại.
Điều quan trọng để đảm bảo vết thương lành lại đúng cách là vệ sinh sạch và ngăn nhiễm trùng tại vị trí vùng da hở.
Lưu thông máu kém
Máu là nơi vận chuyển bạch cầu cũng như các chất dinh dưỡng cần thiết để quá trình làm lành vết thương được diễn ra một cách bình thường.
Thiếu máu hay giảm khả năng lưu thông máu (do tắc nghẽn hoặc hẹp thành mạch) tới các mô làm chậm quá trình tái tạo và phục hồi các mô tổn thương.
Bệnh lý mãn tính
Tiểu đường hay các bệnh lý tim mạch thường là thủ phạm khiến vết thương tiến triển xấu và khó lành lại do cản trở quá trình lưu thông và tưới máu.
Ngoài ra, đường huyết tăng cao là điều kiện thuận lợi cho viêm và nhiễm trùng xảy ra. Loét bàn chân là một trong những biến chứng thường thấy nhất ở người mắc bệnh đái tháo đường.
Loét bàn chân do Đái tháo đường
Bất động trong thời gian dài
Ít vận động, nằm một chỗ quá lâu làm tăng áp lực đè nén lên một số vị trí như mông, thắt lưng, vai, bắp chân gót chân,… dần dần sẽ bị lở loét, dẫn đến vết thương hở.
Các vết loét do tỳ đè thường có xu hướng lan rộng, khó lành và thường xuyên xảy ra nhiễm trùng.
Tuổi tác
Quá trình tổng hợp collagen và khả năng miễn dịch của cơ thể giảm đi theo thời gian và tuổi tác. Điều này giải thích vì sao khi già đi, cơ thể chúng ta thường lâu lành vết thương hơn.
Bên cạnh đó, người lớn tuổi thường mắc các bệnh lý như tiểu đường, tim mạch... cũng góp phần cản trở quá trình này.
Sử dụng thuốc sai cách
Một số loại thuốc tây y, thuốc hóa trị, xạ trị khiến cho hệ thống miễn dịch của cơ thể bị cản trở làm quá trình làm lành tổn thương khó khăn hơn.
Lạm dụng thuốc kháng sinh một cách bừa bãi có thể dẫn tới tình trạng kháng thuốc kháng sinh, tạo điều kiện để vi khuẩn dễ dàng phát triển và gây nhiễm trùng.
Lối sống không lành mạnh
Những thói quen không tốt cũng có thể làm chậm lại quá trình lành da, như hút thuốc lá, uống rượu quá nhiều, thiếu ngủ...
Chăm sóc vết thương không đúng cách như không vệ sinh và thay băng vết thương thường xuyên, vết thương bị ướt đều khiến vết thương xấu hơn.
Chế độ dinh dưỡng không hợp lý
Thiếu dinh dưỡng bao gồm vitamin A, vitamin C, vitamin E và các yếu tố tham gia vào quá trình lành vết thương là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến vết thương lâu lành.
Chuyển hóa năng lượng, carbohydrate, protein, chất béo, vitamin và khoáng chất đều có thể ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương.
Ngoài ra một số thành phần được cho là cần có mặt để kích hoạt quá trình làm lành và tổng hợp collagen trên da như: magie, đồng, kẽm và sắt.
Việc thiếu độ ẩm trên bề mặt vết thương có thể ngăn cản quá trình di chuyển của tế bào, giảm oxy trong máu và làm chậm quá trình lành thương. Mất nước có thể trì hoãn tất cả các khía cạnh của quá trình phục hồi.
Chấn thương lặp đi lặp lại
Thường xuyên bị chấn thương ở cùng một vị trí do lực cắt hoặc áp lực lên bề mặt có thể khiến quá trình chữa lành bị trì hoãn hoặc thậm chí dừng lại.
Tình trạng này thường xảy ra với những bệnh nhân giảm khả năng đi lại hay bất động trong thời gian dài.
Các biện pháp giúp vết thương nhanh lành
Để đảm bảo quá trình làm lành vết thương có thể diễn ra một cách bình thường và đúng theo tiến độ, điều quan trọng là loại bỏ các nguyên nhân làm chậm lành vết thương và tạo môi trường thuận lợi cho quá trình lành da.
Chăm sóc vết thương đúng cách
Vệ sinh và thay băng vết thương mỗi ngày để tránh nhiễm trùng và nắm được tiến triển của vết thương.
Sử dụng thuốc mỡ hoặc các loại kem dưỡng ẩm lên bề mặt vết thương để duy trì độ ẩm cần thiết cũng như tạo lớp ngăn vi khuẩn.
Nếu vết thương đã đóng vảy, không nên băng vết thương kín lại mà để hở vết thương lên da non nhanh hơn.
Tuyệt đối không rắc kháng sinh lên vết thương hở, vì hành động này sẽ tiêu diệt các mô, tế bào mới hình hành, gây tình trạng đau xót nhiều và ảnh hưởng đến thời gian lành lại của vết trầy.
Nếu vết thương có tình trạng sưng đỏ, đau hoặc trở nên nghiêm trong hơn, nên thăm khám tại các bệnh viện để được điều trị đúng cách.
Thay đổi lối sống
Đi ngủ sớm và đủ giấc, nghỉ ngơi nhiều và tránh tác động khiến vết thương lan rộng hơn
Hạn chế sử dụng rượu, bia, các chất kích thích
Luôn đảm bảo vệ sinh cơ thể sạch sẽ
Rửa tay trước mỗi lần thay băng và vệ sinh vết thương
Hạn chế chạm vào vết thương, không để vết thương bị ướt
Vận động nhẹ nhàng để kích thích lưu thông máu
Quản lý căng thẳng và hạn chế stress
Chế độ dinh dưỡng tốt cho việc làm lành vết thương
Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng, cung cấp nguyên liệu và các yếu tố cần thiết cho các phản ứng trong quá trình lành thương diễn ra đúng tốc độ và trình tự.
Các thành phần cần được tăng cường bổ sung gồm: protein, carbohydrate, arginine, glutamine, axit béo không bão hòa đa, vitamin A, vitamin C, vitamin E, magiê, đồng, kẽm và sắt.
Chúng thường có nhiều trong các loại thực phẩm như: các loại rau xanh, trái cây, các loại hạt, thịt nạc, ngũ cốc...
Bên cạnh đó, một số thực phẩm được xem là không tốt cho vết thương và cần tránh sử dụng như:
Đồ ăn cay nóng, đồ ăn chiên rán, đồ nếp: dễ khiến vết thương mưng mủ
Rau muống, lòng trắng trứng: thường khiến hình thành sẹo lồi
Da gà, hải sản: gây ngứa da, ảnh hưởng tới quá trình lên da mới ở vị trí vết thương
Làm lành vết thương nhanh chóng với Kem bôi da thảo dược
Các loại kem bôi da thường có vai trò rất lớn tới chất lượng của quá trình liền thương.
Chúng có vai trò tạo lớp màng ngăn cản sự xâm nhập vi khuẩn qua da, đồng thời tạo môi trường với độ ẩm thích hợp cần thiết cho hoạt động chữa lành.
Trong thành phần của các loại kem bôi vết thương thường được bổ sung thêm các vitamin hoặc các chất có tác dụng: ngừa sẹo, giảm thâm và làm đều màu da.
Đối với vết thương hở, nên lựa chọn các sản phẩm có thành phần kháng viêm tự nhiên, lành tính từ thảo dược. Các thành phần có trong kem bôi da, có thể là nguyên nhân gây kích ứng và khiến tình trạng vết thương xấu đi.
Kem bôi da thảo dược có chứa các thành phần được chứng minh an toàn khi sử dụng cho da như Nghệ vàng, Kim ngân hoa, hạt gấc, lá đào, lô hội,...cùng các thành phần dưỡng ẩm không kích ứng, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, sát trùng, giảm ngứa, giảm đau.
Thoa kem đều đặn mỗi ngày theo đúng hướng dẫn đem tới hiệu quả cao trong việc hỗ trợ tái tạo da, giúp mau liền vùng tổn thương, chóng lên da non và ngăn ngừa để lại sẹo.
Để ngăn ngừa việc vết thương chậm lành, có thể tham khảo và sử dụng kem với tần suất 1-3 lần mỗi ngày.
KEM NHẤT NHẤT Thành phần: Hỗ trợ tái tạo da, hỗ trợ mau liền vùng tổn thương, chóng lên da non, giúp ngăn ngừa sẹo. Làm giảm giời leo (zona), sưng tấy do côn trùng đốt. Vết thương, vết bỏng rộng, nặng: rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn, để cho khô, sau đó phết 1 lớp kem dầy 1-3mm lên miếng gạc rồi băng vào vết thương. Cứ 12 giờ rửa lại vết thương và thay kem 1 lần. Vết thương, vết bỏng trung bình: rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn, để cho khô, bôi kem trực tiếp lên vết thương rồi phết 1 lớp kem mỏng khoảng 0,5mm lên gạc và băng lại để giữ kem. Cứ 12 giờ lại rửa vết thương và thay kem 1 lần. Khi thấy vết thương hết viêm nhiễm, bắt đầu lên da non thì bỏ băng để vết thương hở, thoáng cho bệnh nhân nhanh lành. Vết thương, vết bỏng nhẹ: rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn, để cho khô, bôi kem trực tiếp lên vết thương và để hở cho thoáng. Ngày bôi 1-3 lần. Chú ý: khi vết thương, bỏng đã khô, lên da non thành 1 màu đỏ có các hạt nhỏ li ti thì không được bôi, băng (như lúc đầu) mà mỗi ngày chỉ bôi nhẹ 1 lần như bôi kem dưỡng da là được. Bôi cho đến khi vùng bị bệnh trở lại làn da bình thường thì ngưng. Sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT. |
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm